2 .Các thuận lợi của phần mềm Việt Nam
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Môi trường Kinh doanh
Năm 2008 được coi là một năm “bi tráng” với nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh tế - tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng khắp các châu lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực trong đó có ngành cơng nghệ thơng tin.
Doanh số bán hàng và lợi nhuận giảm sút ở hầu hết các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin. Hơn thế, những lo ngại rằng sự sụt giảm chi tiêu cho cơng nghệ thơng tin tồn cầu có thể kéo dài ngày càng tăng.
Việc phát triển các thị trường truyền thống của FPT Software như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, do vậy cũng bắt đầu chịu sự tác động của những thay đổi lớn và nhanh chóng này. Trong bối cảnh đó, việc giữ được các chỉ tiêu tăng trưởng tương đối khả quan về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2008, cho thấy FPT Software đã vươt qua giai đoạn khởi đầu của khủng hoảng một cách tương đối “lành lặn”. Tuy nhiên, những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế tác động đến kinh doanh của FPT Software cũng bắt đầu xuất hiện mà biểu hiện là sự sụt giảm doanh số ở một số khách hàng cũ, tăng trưởng chậm ở một số khách hàng mới, thị trường mới. Hội đồng quản trị ln ý thức rằng vẫn cịn rất nhiều thử thách và khó khăn chờ đón FPT Software trong năm 2009.
Các sản phẩm dịch vụ của Công ty CP phần mềm FPT
Phát triển phần mềm và phần mềm nhúng: Phần mềm nhúng là
phần mềm dành cho tất cả những thiết bị khơng liên quan gì đến máy tính, chẳng hạn như thiết bị điều khiển, định hướng cho ơ tơ, điện thoại di động, ví tiền điện tử, đồ gia dụng (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…). Trên thực tế, số con chip vi xử lý dùng trong các máy tính, mạng nội bộ và Internet chỉ chiếm hơn 1% tổng số chip vi xử lý trên thế giới. Số còn lại thuộc về các hệ thống nhúng
Thị trường phần mềm nhúng thế giới hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng do nhu cầu mở rộng, thay đổi và nâng cấp liên tục của các mặt hàng có sử dụng hệ thống nhúng.
Theo số liệu của Business Communications Company, tổng thị trường phần mềm nhúng thế giới năm 2004 đạt khoảng 46 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2009, con số này sẽ lên tới 88 tỷ USD.
Nhật Bản hiện nay được đánh giá là một trong những thị trường phần mềm nhúng hàng đầu thế giới. Theo thống kê của JISA (Hiệp hội Dịch vụ CNTT Nhật Bản), phần mềm nhúng hiện nay chiếm tới 40% thị phần phần mềm Nhật Bản, với các sản phẩm rất đa dạng: lò vi ba, máy photocopy, máy in laser, máy FAX, các bảng quảng cáo sử dụng hệ thống đèn LED, màn hình tinh thể lỏng… Năm 2004, thị trường phần mềm nhúng của Nhật Bản đạt khoảng 20 tỷ USD với 150.000 nhân viên. Đây được coi là thị trường đầy hứa hẹn với các đối tác chuyên sản xuất phần mềm nhúng như Trung Quốc, Indonesia, Nga, Ireland, Israel và cả Việt Nam.
Bảo trì và kiểm thử phần mềm: Xem lại và nâng cao phần mềm hiện