Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian gần đây

Một phần của tài liệu xuất khẩu phần mềm ở công ty cp phần mềm fpt thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 58)

2 .Các thuận lợi của phần mềm Việt Nam

4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian gần đây

đây

Tình hình thực hiện kế hoạch Kinh doanh

Trong năm 2008, Tổng Giám đốc với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực đã điều hành tốt công ty phản ứng kịp thời với các biến động trong môi trường khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong năm 2008, các cán bộ quản lý đã thể hiện trách nhiệm và nỗ lực mang lại kết quả kinh doanh tăng trưởng ở mọi thị trường. Doanh thu từ thị trường Nhật vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhất - 53%. Tăng trưởng cao (44%) của thị trường trong nước cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển lớn của thị trường này đối với FPT Software, nhất là từ khối khách hàng là các Cơng ty con, chi nhánh của các Tập đồn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam. Tăng trưởng của thị trường châu Âu và châu Á Thái Bình Dương trong năm qua chưa thực sự tốt do chưa khai thác, tận dụng được hết các cơ hội mới, có sự suy giảm về quy mơ dự án với một vài khách hàng lớn.

Nhìn chung, FPT Software đã có sự tăng trưởng khả quan về doanh số trên tất cả các khu vực địa lý-thị trường với tốc độ tăng trưởng trung bình trên tất cả thị trường là 42%

Nguồn: theo Báo cáo kiểm tốn năm 2006, 2007, báo cáo tài chính q I 2008

Doanh Thu:

Với doanh thu 714.6 tỷ VND (tương đương 42 triệu USD), FPT

Software đã hoàn thành trên 90% mức kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 49% (42%, nếu quy USD) so với năm 2007.

Lợi nhuận sau thuế:

Tỷ lệ lợi nhuận tuy giữ vững mục tiêu 30% nhưng là một trong những mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Lợi nhuận trước thuế của FPT Software đạt 225.2 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước và đạt trên 90% kế hoạch. Năm 2008, tổng lợi nhuận sau thuế là 213.2 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 8,968 đồng.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN

1. Đặc điểm phần mềm xuất khẩu của Công ty CP phần mềm FPT

Công ty CP phần mềm FPT là 1 công ty chuyên gia công xuất khẩu phần mềm. Chính vì thế phần mềm xuất khẩu của cơng ty CP FPT chủ yếu là thực hiện triển khai và bảo trì phần mềm đã có theo u cầu của các khách hàng. Hoặc lập trình 1 chương trình theo đúng bản thiết kế mà khách hàng đưa cho. Đăc điểm của cơng việc này khơng địi hỏi 1 trình độ cao nhưng yêu cầu sự tâm trung và cố gắng cao độ. Hiện tại “gia cơng phần mềm” chính là 1 ngành nghề nhiều tiềm năng cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Và ở Việt Nam cơng ty CP phần mềm chính là 1 cơng ty đi đầu và đã rất thành công trên con đường khai thác thị trường này.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu phần mềm của Công ty

2.1. Các nhân tố bên trong

- Trình độ cơng nghệ:

Phát triển, nâng cao trình độ cơng nghệ là một trong những ưu tiên số một của FPT SOFT cho mục tiêu phát triển những năm tới. Do đặc thù thực hiện công việc do khách hàng yêu cầu, nên các công nghệ được sử dụng tại FSOFT rất phong phú và đa dạng. Tất nhiên, trong quá trình làm việc, FSOFT ưu tiên cho các cơng nghệ mới, có cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Với các cơng nghệ khơng hoặc ít người biết tại Việt nam, khách hàng thường tạo điều kiện cho đội dự án học và làm thử một module nhỏ trong 1-3 tháng để đội dự án chứng minh khả năng tiếp thu cơng nghệ mới của mình

Có thể chia FSOFT thành 2 nhóm cơng nghệ chính: nhóm cơng nghệ Microsoft (bao gồm các công nghệ liên quan đến môi trường Microsoft: Windows.NET, Visual Studio, Biztalk server, SQL server…) và nhóm Java

(bao gồm WebSphere, Sun, Linux, các môi trường Java, J2EE, J2ME…). Mỗi nhóm đều có những chun gia của mình, có Excellence Team chun tổ chức trao đổi kiến thức kinh nghiệm, đào tạo, luyện và thi chứng chỉ. Danh sách các công nghệ được sử dụng trong các dự án của FSOFT có thể tham khảo tại www.fpt-soft.com.

Để nhanh chóng tìm hiểu các cơng nghệ mới; nghiên cứu, phát triển và đưa vào sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc (tool), cuối năm 2003 FSOFT đã thành lập Phòng TMG Technology Management Group). Trong năm 2004, TMG đã đóng vai trị chính trong việc phát triển và nâng cấp các tool quản lý nội bộ trong bộ công cụ FMS – FSOFT Management Suite như:

- Timesheet: Quản lý thời gian làm việc - DMS: Quản lý lỗi của các dự án

- FSOFT Insight: quản trị dự án định lượng

- NCMS: quản lý các khiếu nại KH, các vi phạm quy trình Một loạt các cơng cụ hỗ trợ q trình phát triển phần mềm cũng được thử nghiệm, phân tích, đánh giá, được mua và đưa vào sử dụng nếu phù hợp. Trong số đó đáng kể có Aivosto - cơng cụ kiểm tra code cho Visual Basic và Rational Robot and Performance Test - công cụ kiểm thử về chức năng và tải (load) của phần mềm.

Ngồi ra, TMG cịn phối hợp với FWB xuất bản tạp chí Bamboo Shoots, là tạp chí cơng nghệ hàng q của FSOFT.

- Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Cơng ty là công ty cung cấp dịch vụ gia cơng phần mềm vì vậy Cơng ty chú trọng vào việc mở rộng thị trường và khách hàng chứ không chú trọng vào nghiên cứu phát triển sản phẩm. Công ty ln xác định mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới kết hợp duy trì khách hàng cũ. Hiện tại cơng ty có nhóm chun phụ trách mảng tìm kiếm thị trường là FWB (FPT Worldwide

business). Nhóm này tham mưu cho cơng ty trong việc mở văn phòng, chi nhánh và tham gia các sự kiện công nghệ thông tin trên thế giới.

Dưới đây là kết quả nghiên cứu và phát triển thị trường trong 3 năm gần đây:

- Năm 2004:

Mở chi nhánh Công ty phần mềm FPT tại thành phố Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mở văn phịng Cơng ty phần mềm FPT tại Tokyo Nhật Bản

Trở thành đối tác của IBM Pháp, Mizuho Trust System, Hitachi Ltd.

- Năm 2005:

Mở chi nhánh Công ty phần mềm FPT tại Đà Nẵng Trở thành đối tác của Toshiba Joho, Hitachi Joho Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn FPT Software Japan tại Nhật Bản

- Năm 2006:

Trở thành đối tác vàng của Microsoft

Trở thành đối tác chiến lược của Hitachi Soft

Đối tác với HP Japan, Panasonic, JIP, Argo 21, IBM Singapore

Đối tác với IBM Benelux - Năm 2007:

Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn FPT Software Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore

- Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm

Fsoft ln tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mơ hình chất lượng, các quy trình tiên tiến nhất. Các hệ thống quản lý được Fsoft áp dụng gồm có ISO 9001:2000; CMM mức 5 - mức cao nhất của hệ thống quản lý quy trình này. Fsoft đã nhận định về CMM một trong các quy trình được ưa thích nhất: “cái quan trọng nhất của một quy trình là được mọi người sử dụng”. Nếu khơng được dùng, quy trình hay đến mấy cũng vơ ích. Ngược lại, nếu được sử dụng, quy trình dở sẽ được điều chỉnh dần cho phù hợp thực tế, và sẽ luôn được cải tiến bởi các sáng kiến, cơng nghệ mới của người sử dụng.

• Quy trình kiểm tra chất lượng của Cơng ty

Chất lượng sản phẩm thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng kiến của tổ chức và mọi người. Tất cả các thành viên FSOFT được khuyến khích đề xuất và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng được thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn đồng. Mọi đề xuất đều được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện.

• Kết quả kiểm tra chất lượng trong 3 năm gần đây:

Đầu năm 2001, Tập đồn FPT đã chính thức đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 áp dụng cho tồn hệ thống, trong đó có FSOFT. Vào thời điểm đó, FPT là cơng ty CNTT đầu tiên tại Việt Nam đạt được mức chất lượng này. Năm 2002, FSOFT đã triển khai thành công CMM mức 4. Tháng 3/2004, FSOFT trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam và một trong số hơn 10 công ty phần mềm ở Châu Á (trừ Ấn Độ) đạt được trình độ CMM mức 5 - mức cao nhất của hệ thống quản lý quy trình này. Ngồi ra, FSOFT cũng đã đạt được chứng chỉ về bảo mật thông tin BS7799 (tháng 4/2006) và chứng chỉ CMMI mức 5 (tháng 5/2006).

Do đặc điểm của nghành dịch vụ gia công phần mềm, số lượng sản phẩm/ dịch vụ và khách hàng không nhiều nhưng lại là những sản phẩm/ dịch vụ chính và đối tác lâu dài với những nguồn việc ổn định. Vì vậy Cơng ty thực hiện marketing bằng việc duy trì quan hệ khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dự án, tuân thủ những cam kết với khách hàng, tạo ra những giá trị mới mang lại lợi ích cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng lời giới thiệu của họ là một hình thức marketing hữu hiệu đã và đang mang lại nhiều khách hàng lớn cho công ty.

Qua hơn 5 năm hoạt động, FSoft đã dần có những tên tuổi lớn trong danh sách khách hàng của mình tại nhiều quốc gia và khu vực như Châu Âu (Proximus tại Bỉ, Harvey Nash, Capita, Discovery, Honda UK tại Anh, IBM France, Renault tại Pháp), Mỹ (Ambient, ProDX), Nhật bản (NTT-IT, IBM Japan, Nissen, Hitachi, Sanyo, NEC), và khu vực ASEAN (SilverLake, ITP, Unilever).

Nguồn: Bản báo cáo bạch phát hành CP năm 2008

2.2 Các nhân tố bên ngồi

Cơng nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển ngành cơng nghiệp này.

Chính phủ đã ban hành quyết định số 51/2007/QĐ-TTg: Phê duyệt Chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển cơng nghiệp nội dung số thành một số ngành kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tiếp cận các sản phẩm nội dung thông tin số, thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển xã hội thơng tin và kinh tế tri thức.

8 chính sách và giải pháp phát triển Chương trình phát triển cơng nghiệp nội dung số gồm: Hồn thiện mơi trường pháp lý cho lĩnh vực cơng nghiệp nội dung số; Chính sách và giải pháp phát triển thị trường (kích cầu, phát triển thị trường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu); Phát triển sản phẩm và dịch vụ; Huy động nguồn lực và thu hút đầu tư cho công nghiệp nội dung số; Phát triển hạ tầng truyền thông-Internet; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển; Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh và sở hữu trí tuệ. Theo Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngành cơng nghiệp phần mềm sẽ có tốc độ tăng trưởng 40%/năm và đạt tổng doanh thu 1,2 tỷ USD vào năm 2010.

Theo các chuyên gia, để đạt được doanh thu 1,2 tỷ USD vào năm 2010, cần phát triển được nguồn nhân lực phần mềm đông đảo và chuyên nghiệp. Nhà nước nên cùng với doanh nghiệp thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phần mềm để tổ chức các khóa đào tạo về các kỹ năng nâng cao, chuyên sâu cho ngành CNPM.

Mức độ cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam

- Sự cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

Với dân số hơn 80 triêu dân và nhu cầu sử dụng phần mềm của người dân là rất cao, có thể nói thị trường phần mềm trong nước đầy cơ hội và tiềm năng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau gay gắt về chất lượng, giá cả, hình thức để có thể thu hút nhiều khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cịn chưa lành mạnh. Các doanh nghiệp ln che giấu thông tin, việc sao chép bản quyền không hợp pháp…

- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với các doanh nghiệp phần mềm nước ngồi

Ngành cơng nghiệp phần mềm Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong thời gian gần đây chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với các doanh nghiệp phần mềm nước ngồi. Mới đây, vào tháng 7/2007, cơ quan thơng tin kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tập đồn báo chí Economist đã cơng bố báo cáo “Các biện pháp cạnh tranh - Đánh giá khả năng cạnh tranh của cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin”, trong đó, khả năng cạnh tranh ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đứng thứ 61/64 quốc gia - nền kinh tế được xếp hạng, khi điểm số của Việt Nam cho các nhóm chỉ tiêu đều đứng ở khu vực gần cuối.

Giá nhân công rẻ là một trong những nhân tố cạnh tranh cao nhất của ngành công nghiệp Việt Nam. Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề cao, khả năng làm việc tốt, làm việc với cường độ cao. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của lao động Việt Nam với lao động nước ngoài là khả năng ngoại ngữ. So với ngành cơng nghiệp phần mềm Ấn Độ thì lao động Việt Nam cịn kém xa về trình độ tiếng Anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm phần mềm của mình ra nước ngồi chủ yếu dưới hình thức gia cơng phần mềm. Đối tác chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là Nhật Bản. Trong lĩnh vực gia công phần mềm, Doanh nghiệp Việt Nam vấp phải nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các nước như Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ là cường quốc hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực gia công phần mềm với doanh số lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm. Công nghiệp phần mềm Trung Quốc đang phát triển với tốc độ vũ bão. Vũ khí cạnh tranh của Trung Quốc là mơ hình giá thấp và họ đã rất thành cơng với mơ hình này.

Nguồn cung cấp cho các doanh nghiệp phần mềm chính là nguồn nhân lực. Nhân lực là yếu tố then chốt đóng vai trị quan trọng nhất trong ngành cơng nghiệp phần mềm. Nhân lực có giỏi thì ngành cơng nghiệp phần mềm Việt Nam mới có thể phát triển được. Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT mấy năm qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. CNTT là một trong số các ngành được mở ở nhiều trường đại học nhất hiện nay. Tuy nhiên để đào tạo ra nguồn nhân lực phần mềm vừa có trình độ cao vừa thành thạo tiếng Anh và am hiểu sâu về tình hình thực tế để viết phần mềm một cách hiệu quả hơn là một vấn đề đầy thách thức đối với nước ta. Mỗi năm Việt Nam cho "ra lò" được khoảng 130.000 sinh viên, học viên chuyên ngành CNTT. Do đó, nếu chỉ tính đến số lượng thì nguồn nhân lực cung ứng cho ngành khơng thiếu. Thế nhưng, phần

lớn các "sản phẩm" sau khi xuất lị đó chỉ ở mức thấp về chất lượng. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm là chính sách phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao được Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện tối đa để phát triển trong thời đại hiện nay.

- Áp lực từ khách hàng

Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ, với năng lực cạnh tranh cịn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chun gia bậc cao cịn ít, chưa có kinh

Một phần của tài liệu xuất khẩu phần mềm ở công ty cp phần mềm fpt thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 58)