2 .Các thuận lợi của phần mềm Việt Nam
3. Thực trạng hoạt động Xuất khẩu phần mềm của Công ty CP phần mềm
mềm FPT
3.1 Qui trình Xuất khẩu
Bước 1: Bên đặt gia cơng hỗ trợ tài chính và các tài liệu liên quan cho
bên nhận gia công.
Bước 2: Bên nhận gia cơng:
Thu thập và phân tích u cầu về phần mềm, các chức năng kỹ thuật, mỹ thuật chính
Thiết kế giải pháp tổng thể
Viết chương trình, chạy thử, sửa chữa Kiểm tra lần cuối
Bước 3: Giao hàng, có thể gửi qua Internet hoặc qua 1 đĩa CD chuyển
phát nhanh.
Bước 4: Khách hàng thanh toán tiền.
3.2 Kết quả hoạt động Xuất khẩu phần mềm của Công ty CP phần mềm FPT
a) Kim ngạch Xuất khẩu
Năm 2008 là năm tăng trưởng nhảy vọt của kim ngạch xuất khẩu phần mềm VN. Năm qua, sản xuất và gia cơng phần mềm của VN đã có bước tăng trưởng kỷ lục, trong đó FPT Software đạt doanh thu của phần mềm và dịch vụ hơn 1.800 tỉ đồng, tương đương với mức tăng trưởng tới 39,28% so với năm 2006, lợi nhuận vượt 10 triệu USD, tăng hơn gấp hai lần so với năm 2006. VN đã ghi tên vào bản đồ các quốc gia sản xuất, gia công phần mềm trên thế giới, với nguồn nhân lực đang được bồi đắp từng ngày, đội ngũ kỹ sư trình độ cao và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm. Hiện tại, các doanh nghiệp phần
mềm VN đã là đối tác lớn của những tập đồn cơng nghệ thơng tin, cơng nghiệp, tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới tại Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore...
Đối với FPT Software, hợp đồng đã được ký kín gần hết năm 2008. Mới đây, FPT Software đã khai trương Công ty TNHH Phần mềm FPT châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore. Đây là cơng ty phần mềm VN đầu tiên mở chi nhánh tại Singapore. Trước đó, FPT Software đã thành lập pháp nhân tại Nhật Bản. Sau 2 năm hoạt động, doanh thu của FPT Software Nhật Bản đạt 16 triệu USD, tăng tưởng 90% so với năm 2006.
Tốc độ tăng trưởng Doanh thu từ 2005 đến 2008 và kế hoạch tăng trưởng từ 2009 đến 2011
b) Loại hình phần mềm xuất khẩu
Lọai hình xuất khẩu phần mềm chủ yếu ở Việt Nam cũng như cơng ty CP phần mềm FPT chính là “phần mềm gia công”.
c) Thị trương xuất khẩu
- Thị trường Mỹ
Mỹ là nơi bắt đầu cuộc cách mạng CNTT của thế giới, hiện nay Mỹ có một ngành cơng nghiệp phần mềm hùng mạnh nhất thế giới, tổng doanh thu các sản phẩm và dịch vụ phần mềm của các hãng Mỹ năm 2004 đạt 518 tỷ USD, chiếm gần 50% thị trường phần mềm thế giới.
Đến hết năm 2004, tại Mỹ có hàng chục ngàn cơng ty phần mềm đang hoạt động với tổng số lao động trực tiếp đạt 650.000 người. Nếu kể các lực lượng lao động ở các khu vực liên quan thì tổng số lao động ở Mỹ hoạt động trong lĩnh vực phần mềm lên đến trên 2,3 triệu người, chiếm gần 1,8% tổng số lao động của cả nước Mỹ.
Với tỷ lệ chi cho R & D hàng năm lên đến 10% doanh thu, đội ngũ chuyên gia trình độ cao thường xuyên được bổ sung từ các nước khác, sự mạnh dạn đầu tư của giới tài chính, cộng với mơi trường cạnh tranh khốc liệt đã tạo cho thị truờng Mỹ hình ảnh như một miền đất của các phát minh sáng tạo và cơ hội mạo hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm. Hàng loạt các phát minh của Mỹ đã và đang định đoạt tương lai của cuộc cách mạng CNTT.
Các công ty phần mềm Mỹ tập trung chủ yếu ở Silicon Valley, đây là công viên phần mềm nổi tiếng của Mỹ, nó là cơng viên phần mềm đầu tiên và cũng là khu công nghệ cao đầu tiên của thế giới. Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX với sự có mặt của một số hãng và chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn, đến nay, sau nửa thế kỷ hoạt động, Silicon Valley đã chứng
minh cho thế giới những hiệu quả đặc biệt của mình. Năm 2004 tại đây có 3 triệu người với 1.400.000 lao động. Tổng thu nhập GDP đạt 75 tỷ USD, doanh số đạt 250 tỷ USD. Có tới trên 6000 cơng ty phần mềm ở Silicon.
- Thị trường Nhật Bản
Trong cuộc chạy đua công nghệ với Mỹ, từ những năm 80, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai một chương trình cơ cấu lại nền kinh tế với mục tiêu hình thành và phát triển một hệ thống mạng lưới các tâm điểm kinh tế với trọng tâm là các khu công nghệ cao và các ngành cơng nghiệp trí tuệ (brain industries). CNTT, mà đặc biệt là công nghiệp phần mềm được coi như một trong các mũi nhọn của nền kinh tế.
Công nghiệp phần mềm Nhật Bản hiện nay đứng vị trí thứ hai trên thế giới với tổng doanh thu năm 2004 (không kể dịch vụ phần mềm) lên đến 115 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng ngành công nghiệp phần mềm thế giới. Phần mềm Nhật Bản phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa và các hãng Nhật Bản (gần 90%).
Bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp phần cứng truyền thống, công nghiệp phần mềm được chú trọng phát triển. Nhiều khu công viên phần mềm đã được thành lập ở Nhật Bản với mục tiêu tập hợp lực lượng phần mềm trong một môi trường thuận lợi cho các hoạt động R&D công nghệ và sản xuất sản phẩm. Các công viên phần mềm rất thành công như Sapporo, Kyoto, Osaka, ...
Đến hết năm 2004 tại Nhật Bản có gần 4.200 cơng ty hoạt động phát triển phần mềm với hơn 350.000 nhân viên. Hình thức triển khai các dự án và sản phẩm phần mềm may đo giữ vị trí áp đảo trong cơng nghiệp phần mềm Nhật Bản, chiếm đến 94% số công ty hoạt động và 72% tổng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển của Internet và nhu cầu các
phần mềm chuẩn trong lĩnh vực mạng cộng tác, hiện nay các hãng phần mềm Nhật Bản đang từng bước chuyển hướng sang sản xuất các phần mềm đóng gói. Khác với Mỹ là nước có ngành cơng nghiệp phần mềm mạnh về hệ thống và ứng dụng rộng rãi, phần mềm Nhật Bản đi sâu vào những lĩnh vực ứng dụng đặc thù gắn liền với thiết bị và hệ thống điện tử chuyên dụng. Phần mềm trị chơi và giải trí điện tử của Nhật bản hiện nay chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường thế giới.
Cùng với việc triển khai đưa các hoạt động sản xuất công nghiệp phần cứng ra nước ngoài, trong chiến lược kinh tế toàn cầu Nhật Bản cũng tiến hành các hoạt động hợp tác phát triển phần mềm ở ngoài nước. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước được giới doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhất trong việc hợp tác phát triển phần mềm. Các công ty Nhật Bản thường nhập khẩu phần mềm từ thị trường Ấn Độ và Trung Quốc. Phần mềm có tiếng Nhật thì giành cho thị trường Trung Quốc, cịn lại thì làm với Ấn Độ. Hiện nay giá phần mềm từ hai thị trường này tăng lên đáng kể, cho nên các cơng ty của Nhật có xu hướng tìm sang các thị trường khác rẻ hơn và thị trường Việt nam là một thị trường được Nhật bản coi là tiềm năng để phát triển gia công các sản phẩm phần mềm của mình tại đây.
Hoạt động xuất khẩu phần mềm mới bắt đầu nhen nhóm ở nước ta trong vài năm gần đây nên dù cho xuất khẩu phần mềm dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ thì cũng chưa có một quy trình nghiệp vụ chuẩn tắc. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều loại hình sản phẩm phần mềm được xuất khẩu nhưng nói chung các nhà sản xuất phần mềm chia phần mềm xuât khẩu thành 2 loại dựa trên sự khác nhau trong quy trình sản xuất xuất khẩu. Đó là phần mềm gia cơng và phần mềm đóng gói
- Thị trường Châu Âu - Châu Á Thái Bình Dương
Tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 qua từng thị trường
Nguồn: Báo cào thường niên 2008
Qua biểu đồ ta thấy 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật Bản vẫn chiếm phần lớn trong doanh số của Cơng ty. Tuy nhiên với tình hình kinh tế khó khăn như hiên tại thì thì cơng việc tìm kiếm những thị trường mới và tiềm năng vẫn là cần thiết.