Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 92 - 94)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

Tổng số học sinh tham gia lớp thực nghiệm và đối chứng là 80 học sinh. Mỗi lớp có sĩ số là 40. Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng thống kê kết quả kiểm tra trƣớc khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm của học sinh 2 lớp 5D và 5E trƣờng Tiểu học Trung Văn.

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường Tiểu học Trung Văn, Hà Nội

Xếp loại

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

SL HS % SL HS % SL HS % SL HS %

Giỏi 6 15,0 8 19,4 6 15,0 6 15,0

Khá 18 45,0 23 57,5 19 47,5 20 50,0

Nhìn vào bảng kết quả thực nghiệm này có thể thấy kết quả học tập của học sinh có những dấu hiệu khả quan. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm có sự tăng lên đáng kể.

Cụ thể, điểm giỏi 9, 10 ở lớp thực nghiệm tăng lên từ 15,0% lên 19,4%, tăng 4,4% so với kết quả ban đầu, lớp đối chứng khơng có sự thay đổi về tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi. Tuy nhiên, điều thấy rõ nhất, đó là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá (điểm 7,8) ở lớp thực nghiệm có sự gia tăng rõ rệt, từ 45,0% lên 57,5%, tăng 12,5%. Còn ở lớp đối chứng cũng có sự gia tăng nhƣng không đáng kể, tăng 2,5%. Số lƣợng học sinh đạt điểm TB ở lớp thực nghiệm cho thấy giảm đáng kể, giảm xuống gần một nửa so với ban đầu là 40,0% giảm xuống 22,5%. Lớp đối chứng chỉ giảm 2,5% so với số điểm lúc chƣa tiến hành thực nghiệm. Để kiểm nghiệm một cách chính xác đồng thời xác minh lí do cho thấy sự thay đổi này, chúng tơi đã sốt lại bài làm của học sinh hai lớp. Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy vẫn cịn rất nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì vậy dẫn đến tình trạng kết quả bài làm ở phần kiểm tra đầu vào vẫn chƣa cao. Tuy nhiên, sau thời gian thực nghiệm, từ việc phân tích kỹ về biện pháp tu từ nhân hóa cũng nhƣ vai trị quan trọng của nó trong bài văn tả cảnh nói riêng, miêu tả nói chung, kết quả ở bài kiểm tra sau đó đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt. Điều đó cũng thể hiện rõ ở kết quả sau khi thực nghiệm so sánh với lớp đối chứng. Qua đây chúng tôi thấy ở lớp đối chứng các em làm chƣa tốt phần bài tập tạo lập văn bản có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, nhất là ở bài tập viết đoạn văn, bài văn. Hầu nhƣ các em rất ít sử dụng biện pháp này, chỉ có vài ba bài có sử dụng, cịn lại các em tả nghiêng về việc tả lại sự vật, phong cảnh một cách khơ khan, thiếu hình ảnh, khơng ý thức đƣợc vai trị của các biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả, nhất là biện pháp nhân hóa. Tuy nhiên học sinh các lớp thực nghiệm thì cho thấy sự khác biệt rõ rệt, hầu hết bài làm của các em đã cho thấy ý thức sử dụng các biện pháp tu từ nhƣ nhân hóa, so sánh vào bài làm. Mặc dù có nhiều bài các sử dụng vẫn chƣa đƣợc chính xác

hồn tồn, nhƣng đã cho thấy kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa bắt đầu đƣợc hình thành ở học sinh lớp này. Chính vì việc ý thức đƣợc vai trị của tu từ nhân hóa góp phần làm cho bức tranh cảnh vật trở nên sinh động, hấp dẫn hơn,… nên bài làm của học sinh lớp thực nghiệm cho thấy sự xuất hiện của một số đoạn văn hay, hấp dẫn ngƣời đọc và kết quả cao hơn.

Nhƣ vậy, việc kiểm tra tính khả thi của đề tài thơng qua phƣơng pháp định lƣợng đã bƣớc đầu cho thấy giả thuyết của đề tài là hoàn toàn phù hợp. Bên cạnh hình thức kiểm tra này, chúng tơi cũng tiến hành quan sát, điều tra về mặt định tính nhƣ đánh giá sự hứng thú của học sinh qua các giờ học của các em. Chúng tôi cũng thấy rằng, việc đƣa ra hệ thống các bài tập phong phú, dƣới nhiều dạng khác nhau kích thích đƣợc sự tị mị, hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, với quy trình đi từ dễ đến khó nên hầu hết tất cả các em học sinh từ những em có sức học trung bình đều cảm thấy hệ thống bài tập “vừa sức” và có thể làm tốt các kiểu bài nhận diện, điền từ,… thơng qua đó các em hiểu đƣợc giá trị của phép tu từ nhân hóa hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 92 - 94)