Nhận xét, đánh giá từ kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 94 - 104)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Nhận xét, đánh giá từ kết quả thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, do đã đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn một số vấn đề cơ bản nhất về bài dạy (mục đích, yêu cầu, cách tổ chức, cách đánh giá,…), về bài tập (mục đích, ý nghĩa của bài tập, cơ sở xây dựng bài tập, các thao tác của học sinh trong quá trình thực hiện bài tập,…), giáo viên thực nghiệm đã tổ chức tốt các tiết dạy thực nghiệm, giờ dạy nhìn chung đều có tác động tích cực đến học sinh thực nghiệm. Qua bài học thực nghiệm, học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả, nắm vững hơn các thao tác trong quá trình thực hiện bài tập.

Bảng thống kê trên đây đã cho thấy kết quả làm bài của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Ở các bài tập tạo lập tu từ nhân hóa với đề bài cụ thể học sinh lớp thực nghiệm thực hiện tốt hơn, ý thức tốt hơn trong việc sử dụng tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả, đặc biệt đã có sự sáng tạo trong cách sử dụng các tu từ nhân hóa trong bài viết của các em. Còn ở lớp

đối chứng chỉ có một số em có ý thức sử dụng biện pháp tu từ này, trong bài tập điền từ ngữ cịn có học sinh sử dụng tu từ nhân hóa chƣa chính xác, lỗi diễn đạt còn mắc nhiều.

Mặc dù đối với học sinh lớp thực nghiệm vẫn cịn có những điểm non yếu khó tránh khỏi nhƣng nhìn chung kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa của các em trong bài văn miêu tả đƣợc nâng lên đáng kể. Sự tiến bộ đó của các em cũng cho ta những hy vọng vào kết quả tốt đẹp của việc ứng dụng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả.

Dựa trên những cơ sở thực tiễn đã kiểm nghiệm, có thể khẳng định hệ thống bài tập chúng tơi đƣa ra hồn tồn có thể sử dụng làm bài tập bổ trợ, giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong các tiết hƣớng dẫn tự học ở phần học về văn tả cảnh.

KẾT LUẬN

Trong nhà trƣờng, việc học Tiếng Việt nói chung khơng chỉ giúp cho mỗi học sinh có đƣợc những tri thức về ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ, cịn giúp các em có kỹ năng giao tiếp, thực hành ngơn ngữ thơng qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ nói, viết,… Đối với các em học sinh ở bậc tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho việc hình thành và tiếp thu những kiến thức khác.

Nội dung dạy học Tập làm văn trang bị kiến thức và rèn cho các em những kỹ năng đầu tiên để hình thành một câu nói, câu văn hồn chỉnh, đầy đủ cấu trúc ngữ pháp, biết cách lựa chọn từ ngữ đúng, hay, biết cách sử dụng những cách thức khác nhau để làm ngôn ngữ của mình phong phú. Ở thể văn nào cũng có những đặc trƣng riêng về mặt ngơn từ thể hiện, văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng với đặc thù là sự tái hiện lại sự vật, sự việc dƣới góc độ nào đó thơng qua ngơn từ, càng u cầu chúng ta phải biết cách lựa chọn những từ ngữ đúng, hay, cách thức biểu đạt sinh động, hấp dẫn. Một trong những biện pháp đáp ứng yêu cầu đó của thể văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng chính là biện pháp tu từ nhân hóa. Nhờ có biện pháp tu từ này, ngƣời đọc có thể cảm nhận một cách sinh động, hấp dẫn về một cảnh vật nào đó qua mỗi câu văn, trang văn. Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, nhƣng qua các cơng trình nghiên cứu lý luận phƣơng pháp và thực tế dạy học Tiếng Việt nói chung, nội dung dạy học Tập làm văn nói riêng, chúng tơi nhận thấy việc rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong bài văn miêu tả chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Để phần nào khắc phục nhƣợc điểm này, chúng tôi thấy cần thiết phải có cơng trình đi sâu vào nghiên cứu về việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả. Do vậy, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà chúng tôi xác lập ở phần mở đầu, luận văn về cơ bản đã hoàn thành việc nghiên cứu các vấn đề sau:

- Xác định đƣợc hệ thống cơ sở lý luận và các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa cho học sinh lớp 5 trong viết văn miêu tả. Đồng thời, chúng tôi đã chỉ ra những hạn chế trong việc dạy học văn miêu tả hiện nay. Đây chính là cơ sở khoa học quan trọng của việc tiến hành thực hiện đề tài.

- Luận văn đã đề xuất hệ thống bài tập phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận của học sinh lớp 5, có thể vận dụng trong q trình dạy học văn miêu tả, phần tả cảnh ở lớp 5.

- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi của hệ thống bài tập đƣợc xây dựng trong luận văn này. Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ này ở học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em cảm thấy hứng thú hơn với việc viết văn miêu tả, đặc biệt là ở kiểu bài văn tả cảnh. Đặc biệt, các em có ý thức rõ hơn về vai trị của biện pháp tu từ nhân hóa trong bài văn tả cảnh nói riêng và bài văn miêu tả nói chung, việc sử dụng các biện pháp này cũng chính xác hơn và đã cho thấy sự xuất hiện những câu văn độc đáo, hình ảnh nhân hóa mới lạ.

- Văn miêu tả là một thể văn giàu tính sáng tạo, đích cuối cùng của việc dạy văn nói chung và văn miêu tả nói riêng là nhằm phát triển tâm hồn, nhân cách cho mỗi ngƣời học sinh. Để đáp ứng đƣợc mục đích nói trên cần rèn cho học sinh những kỹ năng viết văn miêu tả, trong đó có kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Do vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập bổ sung nhằm nâng cao hơn nữa việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong dạy học văn tả cảnh nói riêng, văn miêu tả nói chung là rất cần thiết.

- Tuy nhiên, để việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa của học sinh đạt kết quả cao thì giáo viên cần thƣờng xuyên hƣớng dẫn học sinh sử dụng biện pháp này trong cách đặt câu, viết đoạn văn để dần dần nâng thành sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các bài văn miêu tả. Bên

cạnh việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp nhân hóa trong dạy học nội dung Tập làm văn, Luyện từ và câu thì giáo viên cũng linh hoạt dạy cả trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Khi chấm bài, giáo viên cũng đọc và chữa lỗi cẩn thận cho học sinh, có những gợi ý, gợi mở ra những cách viết khác để học sinh khắc sâu hơn về cách sử dụng biện pháp này trong viết văn miêu tả.

- Đặc biệt, để tạo ra khơng khí học tập hứng thú, phong phú hơn, giáo viên nên tạo ra những môi trƣờng học tập thân thiện, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh để phát huy tốt nhất tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội

2. Đào Duy Anh (1992), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3. Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, NXB Mặc Lâm, Sài Gòn 4. Đỗ Hữu Châu (1994), Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội

5. Xuân Thị Nguyệt Hà (2007), Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ

năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học, LATS Giáo dục học, Hà Nội

6. Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (2011), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, NXB

Giáo dục, Hà Nội

7. Tạ Đức Hiền, Ngô Thu Yến, Nguyễn Minh Hòa, Nguyễn Kim Sa, Thái

Thanh Vân (2013), Tuyển chọn những bài văn miêu tả 5, NXB Đại học

Sƣ Phạm.

8. Tơ Hồi (1999), Một số kinh nghiệm về viết văn miêu tả, NXB giáo dục 9. Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (2004), Văn miêu tả và văn kể

chuyện, NXB Giáo dục

10. Trần Mạnh Hƣởng, Lê Hữu Tỉnh (2009), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục

11. Trần Mạnh Hƣởng, Nguyễn Trí (2011), Luyện kỹ năng tập làm văn lớp

5, tập 1 + 2, NXB Giáo dục

12. Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận

(2007), Quốc văn giáo khoa thư, NXB Trẻ

13. Đinh Trọng Lạc (2008), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt,

NXB Giáo dục

14. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học

Tiếng Việt, NXB Giáo dục

15. Nguyễn Thế Lịch (2001), Cấu trúc so sánh trong Tiếng Việt, Tạp chí

ngơn ngữ số 7

16.Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), (2008), Muốn viết được bài văn hay,

17. Lê Phƣơng Nga, Đặng Kim Nga (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục

18. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, NXB Giáo dục

19. Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên (2011), 199 bài và đoạn văn hay lớp 5, NXB Đại học Sƣ Phạm

20. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

21. Nguyễn Khắc Phi (2009), Ngữ Văn 6, NXB Giáo dục, Hà Nội

22. Lý Thị Sơn (2009) Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4,

Luận văn thạc sĩ Sƣ phạm Ngữ Văn

23. Tạ Thanh Sơn, Lê Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Hà, Thái Thanh Vân, Trần

Yến Lan (2012), Văn miêu tả lớp 5, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

24. Văn Tân (1977), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội

25. Phạm Hồng Thắm, Phạm Thị Hồng Hoa (2012), Hướng dẫn học và làm bài Làm văn – Tiếng Việt 5, NXB Đại học Sƣ Phạm

26. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi

(2007), Làm văn, NXB Đại học Sƣ Phạm

27. Nguyễn Minh Thuyết (2011), Tiếng Việt 4 (2 tập), NXB Giáo dục 28. Nguyễn Minh Thuyết (2011), Tiếng Việt 5 (2 tập), NXB Giáo dục

29. Nguyễn Minh Thuyết (2012), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB

Giáo dục

30. Tìm hiểu giá trị của từ láy, tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh, nhân hóa

trong viết văn mơ tả (2006), Tạp chí Giáo dục

31. Nguyễn Trí (2001), Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu

học, NXB Giáo dục.

32. Nguyễn Trí (2009), Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chƣơng trình mới, NXB Giáo dục

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

ĐỀ KIỂM TRA TRƢỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Bài tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở cuối bài

“Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè nó rất nóng và chảy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ bầu trời thế nào? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó. Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

- Bầu trời xanh nhƣ mặt nƣớc mệt mỏi trong ao. - Vì sao mặt nƣớc lại mệt mỏi? – Tơi hỏi lại.

- Thƣa Thầy, mùa hè, nƣớc dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi!

Những em khác lại tiếp tục nói:

- Bầu trời đƣợc rửa mặt sau cơn mƣa. - Bầu trời xanh biếc.

Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi: - Cịn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?

- Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình. - Em đã tìm đƣợc câu nào chƣa?

- Bầu trời dịu dàng – Va-li-a khẽ nói và mỉm cƣời.

Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình: - Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phƣơng xa trôi tới. - Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

- Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào” (Bầu trời

mùa thu - Theo Xu-Khôm-Lin-Xkin, Mạnh Hƣởng dịch). Yêu cầu:

1) Hãy gạch chân các biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong văn bản trên?

2) Va-li-a và các bạn nhỏ đã tả bầu trời như thế nào? Vì sao Va-li-a và các bạn nhỏ lại có cách cảm nhận khác nhau về bầu trời như vậy?

3) Em thích cách tả bầu trời của bạn nào nhất? Vì sao?

Bài tập 2: Hãy chọn những từ ngữ thích hợp dƣới đây và điền vào chỗ trống trong các đoạn văn, văn bản để tạo lập biện pháp tu từ nhân hóa nhằm tăng cƣờng tính sinh động, hấp dẫn, biểu cảm cho đoạn văn.

“Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh nhƣ sao sa. Những buổi trƣa nắng đẹp, dịng sơng nhƣ một dải lụa hồng. Buổi chiều êm ả, sơng Tƣơng trở nên …(1) kì lạ. Một vài con cá quẫy, một chiếc thuyền câu nhẹ trôi, ba bốn con thuyền chở rau, thực phẩm đi về thị xã, gửi lại bờ tre, ruộng lúa, bãi dâu xanh một giọng hị, câu hát. Con sơng q mẹ ...(2) chở tình thƣơng trang trải đêm ngày đi về mọi chốn gần xa” (trích trong Tuyển chọn Những bài văn miêu tả lớp 5, NXB ĐHSP, 2013).

(1): Dịu dàng, dữ dội, lặng lẽ, yên tĩnh

(2): Chăm chỉ, tất bật, chịu khó, cần mẫn

Bài tập 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả cảnh một trong bốn mùa mà em u thích.

(u cầu: Trong đó có sử dụng 3 – 5 phép tu từ nhân hóa nhƣ một phƣơng tiện để tăng cƣờng tính sinh động, hấp dẫn, biểu cảm cho việc diễn đạt).

Bài tập 4: Chỉ ra những chỗ chƣa hợp lý trong đoạn văn sau và sửa lại cho hợp lí?

“ Một vài chiếc nón màu ngà nhấp nhơ gần xa. Đàn trâu hiền lành gặm cỏ ven đê, bầy nghé con nô đùa bên trâu mẹ. Gió xuân lƣớt nhẹ, lá lúa mềm mại non xanh yếu ớt cứ vẫy vẫy, uốn lƣợn. Nắng xuân nhuộm hồng thảm lúa. Lúa nhƣ gieo nhƣ hát cùng gió xuân và nắng mới”.

PHỤ LỤC 2

ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Bài tập 1: Hãy đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dƣới:

“Mặt trời đã đứng bóng. Mặt hồ phẳng nhƣ chiếc gƣơng soi. Từng đám

mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống lòng nƣớc xanh thẳm, tạo nên một màu xanh huyền ảo. Hai hàng cây ven hồ cũng lặng im, trầm ngâm soi mình nơi bóng nƣớc. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay ngang qua cất tiếng gọi nhau lanh lảnh nhƣ muốn xé toang cả không gian yên tĩnh. Chừng nhƣ chị gió bị tiếng hót của đàn chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây, từng gợn song nhỏ, lăn tăn trên dƣới ánh mặt trời”(Theo

Hướng dẫn học và làm bài Làm văn – Tiếng Việt 5, NXB ĐHSP). Yêu cầu:

3) Em hãy gạch chân dưới những từ ngữ, câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa?

4) Tình cảm, thái độ của tác giả đối với những sự vật trên hồ là như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?

Bài tập 2: Hãy thay thế từ ngữ đƣợc in đậm dƣới đây bằng một vế câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 94 - 104)