Đặc điểm kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 45 - 53)

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.4. Đặc điểm kiến thức

Đặc điểm kiến thức có vai trị quan trọng trong q trình rèn luyện HS năng lực đặt câu hỏi.

Đối tượng nhận thức cảu HS là các TPVH. Xét về phương thức sáng tạo, TPVH là cuộc đối thoại của nhà văn với bạn đọc và cuộc đời thông qua văn bản. Các tác giả bao giờ cũng mã hố thơng điệp của mình bằng những tín hiệu thẩm mĩ. Từ cánh cửa ngơn ngữ, hình tượng văn học hiện ra và bao giờ cũng là hình tượng đa nghĩa, vẫy gọi ở bạn đọc những con đường giải mã riêng để chiêm nghiệm lấy một giá trị cho chính mình. Như vậy, tác phẩm văn học bao giờ cũng là những văn bản mở. Tiếp nhận văn học là một quá trình tư duy khơng ngừng để cắt nghĩa, lí giải tác phẩm, và lẽ tất nhiên, rất nhiều câu

46

hỏi sẽ được đặt ra trong quá trình này như: bức chân dung của nhân vật … có gì đáng chú ý?, tại sao tác giả lại dùng từ … mà không phải là từ …?, qua tác phẩm … tác giả muốn gửi gắm điều gì ?…

Các tác phẩm trong hợp phần văn học chủ yếu thuộc thể loại thơ và truyện. Trong tính khu biệt về mặt thể loại, thơ và truyện có những đặc trưng riêng định hướng quá trình tiếp nhận, tư duy của bạn đọc về tác phẩm. Cốt truyện, hình tượng nhân vật, lời kể và cách kể chính là những đặc trưng của truyện. Những yếu tố này sẽ chuyển thành những vấn đề để hỏi sau:

- Những giả định đặt ra cho một tình huống truyện. Chẳng hạn câu hỏi:

Khi Vương ơng bị bắt tại sao Nguyễn Du khơng để cho Th Vân bán mình chuộc cha mà lại là Thuý Kiều?

- Phát hiện những sáng tạo trong kết cấu và nghệ thuật sử dụng chi tiết

nghệ thuật (đảo trật tự cốt truyện, lặp lại một chi tiết, chi tiết như một điểm sáng thẩm mĩ). Ví dụ: Tại sao Nam Cao lại lặp lại chi tiết cái lò gạch cũ ở cuối tác phẩm?

- Sự đặc biệt trong lời kể, cách kể. Ví dụ: Mở đầu tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã chọn thời điểm nào trong cuộc đời của Chí để kể và tại sao? Với tác phẩm trữ tình, những yếu tố được quan tâm là hình tượng nhân vật trữ tình, sự vận động của tứ thơ, những từ ngữ đặc sắc, giọng điệu và nhịp điệu. Những vấn đề thường được đặt ra từ tác phẩm thơ là:

- Tình huống khó phân biệt giữa cái tơi trữ tình và cái tơi nhà thơ, cái tơi trữ tình với nhân vật trữ tình. Ví dụ: Có phải Hồ Xuân Hương đã mang những bất hạnh trong tình dun của chính mình vào khúc hát “Tự tình II” để tạo nên những vần thơ đầy buồn tủi và uất hận?.

47

- Tính đa nghĩa của hình tượng. Ví dụ: Có phải con sóng chỉ thể hiện nỗi niềm khao khát hạnh phúc lứa đơi? (Câu hỏi dùng cho dạy học bài “Sóng”- Xn Quỳnh).

- Đặc điểm giọng điệu và nhạc điệu. Ví dụ: Tại sao Xuân Quỳnh lại chọn thể thơ 5 chữ để biểu hiện những cảm xúc, tâm tư của người con gái khi yêu? Các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn THPT được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm (với các tác phẩm ở THCS), theo đặc trưng thể loại và vẫn cố gắng đảm bảo theo đúng tiến trình lịch sử văn học. Sự sắp xếp như vậy giúp HS có cơ hội đối chiếu, so sánh các tác phẩm cùng thể loại, có được cái nhìn về sự vận động, phát triển của văn học qua các thời kì, từ đây sẽ nảy sinh các câu hỏi trong tư duy của các em. Ở lớp 10, khi HS học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, các em có thể liên tưởng đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã học ở lớp 8 của cùng tác giả Nguyễn Dữ và phát hiện sự trùng lặp của những kết thúc dang dở, các em sẽ nảy sinh ý muốn lí giải vấn đề này. HS cũng hồn tồn có thể đối chiếu sử thi Việt Nam và sử thi Hi Lạp qua việc tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao và Mxây” và “Ramma buộc tội”.

Trong sách giáo khoa, bài học về tác phẩm được trình bày theo các phần mục sau:

- Tên tác phẩm hoặc đoạn trích và tên tác giả. - Mục tiêu cần đạt - Tiểu dẫn - Văn bản - Hướng dẫn học bài - Ghi nhớ - Luyện tập

48

Như vậy SGK chủ yếu cung cấp văn bản và những thông tin bổ sung về văn bản, tác giả. Phần Hướng dẫn học bài thường gồm bốn hoặc năm câu hỏi nhằm định hướng cho HS tìm hiểu những vấn đề cơ bản của tác phẩm. Tuy nhiên, theo chúng tơi, phần lớn những câu hỏi này có tính khái qt và đều mang tính chất yêu cầu HS tái hiện, cắt nghĩa, phân tích, hướng HS vào việc thu nhận kiến thức bài học mà khơng có những câu hỏi mở rộng, sáng tạo. Thực tế, khi tiếp xúc với văn bản, trong tư duy HS sẽ nảy sinh nhiều thắc mắc đòi hỏi phải nêu lên thành những câu hỏi. Vì thế những câu hỏi trong sách giáo khoa là khơng đủ và nhiều khi khơng kích thích được tư duy năng động của HS THPT. Như vậy, việc rèn luyện cho HS năng lực đặt câu hỏi là hết sức cần thiết.

49

Chƣơng 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH THPT NĂNG LỰC ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIỜ THẢO LUẬN KHI DẠY HỌC THEO PHƢƠNG PHÁP “TRẢ TÁC PHẨM VỀ CHO HỌC SINH”

2.1. Nguyên tắc rèn luyện

2.1.1. Nguyên tắc 1: Rèn luyện phải gắn liền với việc phát triển tư duy và nhận thức của HS.

Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng “Dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học”. Do vậy, để trí tuệ của HS phát triển tốt trong quá trình dạy học thì GV phải phát huy tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn, làm giảm bớt khó khăn cho HS trong q trình nhận thức, biết khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động nhận thức tích cực.

Nếu nhìn nhận vấn đề một cách hời hợt thì nhiều người cho rằng đặt câu hỏi chỉ là một thao tác đơn giản, GV chỉ cần có một vài chỉ dẫn nhỏ là HS có thể đặt được câu hỏi. Hơn nữa, trong chương trình, đặt câu hỏi khơng phải là một nội dung dạy học cũng không phải là một kĩ năng được mục tiêu hố. Tuy nhiên nếu khơng gắn liền với việc phát triển tư duy và nhận thức của HS thì việc rèn luyện cho HS năng lực đặt câu hỏi sẽ chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kĩ thuật mà thôi, trong khi chúng ta hồn tồn có thể kết hợp chúng để nâng cao chất lượng dạy học. Thậm chí, đây sẽ là cơ hội để HS hoàn thiện và phát triển thêm các năng lực tư duy của bản thân trong môi trường học tập tự lực và hợp tác.

Các câu hỏi mà HS đưa ra trong giờ thảo luận hầu hết không phải là những câu hỏi tự phát mà đã được các em chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước, tức là, ở đây đã có một q trình tư duy và nhận thức để đặt ra được những câu hỏi đảm bảo về nội dung và hình thức, những câu hỏi khơng chỉ đúng mà cịn phải hay và hấp dẫn để dẫn dắt cuộc chơi. Trong khâu đặt câu hỏi các em sẽ thực

50

hiện đồng thời nhiều hoạt động tư duy như tư duy về nội dung bài học, tư duy về câu hỏi, tư duy về các tình huống thảo luận, … Muốn như vậy, GV phải có sự định hướng cho HS ngay từ đầu để việc đặt câu hỏi của HS trở thành một năng lực thực sự.

Nguyên tắc này đòi hỏi GV phải đảm bảo những mục tiêu sau trong quá trình rèn luyện:

- Giúp HS có được những hiểu biết cơ bản và đầy đủ về câu hỏi như khái niệm câu hỏi, cấu trúc của câu hỏi, phân loại câu hỏi, các yêu cầu đối với câu hỏi.

- Giúp HS nhận thức sâu hơn về nội dung bài học để từ đó có thể đặt được những câu hỏi phục vụ cho buổi thảo luận.

- Giúp HS hoàn thiện và phát triển các năng lực tư duy cơ bản như tư duy phân tích, tổng hợp, tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo.

2.1.2. Nguyên tắc 2: Rèn luyện phải đảm bảo tính vừa sức với HS.

Nhà tâm lí học giáo dục Vưgơtxki đã đề xướng lí thuyết “vùng phát triển gần nhất”. Theo lí thuyết này thì trình độ ban đầu của học sinh tương ứng với “vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho phép học sinh có thể thu được những kiến thức gần gũi nhất với kiến thức cũ để đạt được trình độ mới cao hơn. Vưgơtxki gọi đó là “vùng phát triển gần nhất”. Khi học sinh đạt tới vùng phát triển gần nhất nghĩa là các em đang ở “vùng phát triển hiện tại” nhưng ở trình độ mới cao hơn. Sau đó thầy giáo lại tiếp tục tổ chức và giúp đỡ học sinh đưa học sinh tới “vùng phát triển gần nhất” mới để sau đó nó lại trở về “vùng phát triển hiện tại”. Cứ tiếp tục như vậy sự phát triển của học sinh đi từ nấc thang này đến nấc thang khác cao hơn. Như vậy hoạt động trí tuệ của HS phát triển dần từng bước từ thấp đến cao. Lí thuyết của Vưgơtxki đã đặt ra một nguyên tắc quan trọng trong dạy học: nguyên tắc tính vừa sức.

51

Áp dụng điều này vào quá trình rèn luyện HS năng lực lực đặt câu hỏi là rất cần thiết đối với GV. Từ trước đến nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến vấn đề đặt câu hỏi của GV. Việc HS đặt câu hỏi không được GV chú ý, khuyến khích, thậm chí nhiều GV còn đánh giá thấp khả năng này của các em. Xu hướng này dẫn đến việc GV đưa ra những yêu cầu quá đơn giản đối với việc đặt câu hỏi của HS. Hậu quả là những câu hỏi đặt ra không đảm bảo chất lượng, nhất là để đáp ứng u cầu tạo khơng khí thảo luận và dẫn dắt cuộc chơi, và như vậy, cũng làm phá sản nguyên tắc đầu tiên đã nêu trên vì đặt những câu hỏi đơn giản khơng thực sự địi hỏi một sự nỗ lực trí tuệ. Xu hướng thứ hai là GV đặt ra những yêu cầu quá cao đối với HS khi các em đặt câu hỏi. GV thường đặt những câu hỏi của HS theo tiêu chuẩn của mình chứ không phải của các em. Do vậy, GV cần nắm rõ đặc điểm lứa tuổi của HS THPT, đặc biệt là đặc điểm về nhận thức, tư duy của các em để đề ra những nhiệm vụ vừa sức với các em. Trong quá trình rèn luyện HS THPT năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận, GV cần xây dựng một kế hoạch trong đó đề ra các mức độ yêu cầu từ thấp đến cao đối với các câu hỏi theo từng giai đoạn luyện tập và thực hành của HS.

2.1.3. Nguyên tắc 3: Quá trình rèn luyện phải đảm bảo phát huy vai trị tích cực của HS.

Như đã nhấn mạnh, chỉ có tư chất mới là bẩm sinh còn mọi năng lực đều được hình thành và hồn thiện trong hoạt động và thơng qua hoạt động. Đối với HS, để phát triển trí tuệ của mình khơng có cách nào khác là các em phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. Đó chính là bản chất của mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa hoạt động và phát triển.

Khi học tập theo phương pháp “Trả tác phẩm về cho HS”, HS phải tự lực học tập dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV. Các em phải tự nghiên cứu

52

tác phẩm, tự dàn dựng tiểu phẩm và tự tổ chức cuộc thảo luận. Chính vì vậy, GV rèn luyện cho các em năng lực đặt câu hỏi cũng phải chú ý phát huy tính tích cực của HS. Tức là, các em phải được hoạt động trong quá trình rèn luyện, GV cần phải tăng cường phần thực hành của HS. Trong giai đoạn đầu của quá trình rèn luyện, GV hướng dẫn mẫu cho HS thì hoạt động chủ yếu của các em là quan sát và lĩnh hội, nhưng cần tạo ra những yêu cầu để lôi kéo các em tham gia tích cực vào việc hình thành mẫu. Từ đó các em khơng chỉ có hình ảnh đơn giản về mẫu mà cịn nhận thức được bản chất của mẫu để vận dụng vào những bài học cụ thể khác. Sau khi được hướng dẫn mẫu, HS phải tự thực hành. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng để hình thành cho các em năng lực đặt câu hỏi. Bởi vì, năng lực sẽ được hình thành và củng cố trong chính hoạt động của các em. Bên cạnh đó, GV cũng cần nhận thức đuợc rằng rèn luyện cho HS năng lực đặt câu hỏi là một quá trình lâu dài, liên tục theo các thang bậc từ thấp lên cao. Do vậy, GV phải có được những hình thức luyện tập thường xuyên để đảm bảo HS ln được hoạt động nhằm củng cố và hồn thiện năng lực.

2.1.4. Nguyên tắc 4: Trong quá trình rèn luyện GV phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học giữ một vai trò hết sức quan trọng. PPDH chi phối đến cả người dạy, người học và nội dung dạy học, quyết định cách thức tương tác giữa thầy và trị. Do đó, việc lựa chọn PPDH của người GV phải chú ý đến sự phù hợp với trình độ của HS, nội dung dạy học và phải hướng đến việc tích cực hố hoạt động của HS. Cũng cần lưu ý rằng khơng có một phương pháp dạy học nào là độc tôn, tuyệt đối đúng, do vậy trong dạy học cần vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau.

“Trả tác phẩm về cho HS” là một sự đổi mới căn bản về phương pháp so với thực tế dạy học ngữ văn hiện nay ở trường phổ thơng khi nó đề cao tính

53

tích cực, vai trị chủ động của HS. Tuy nhiên, có thể nhận thấy để dạy học theo phương pháp này GV phải nắm chắc và vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Là linh hồn của phương pháp, giờ thảo luận có một vai trị hết sức quan trọng và các câu hỏi vừa là nội dung vừa dẫn dắt cuộc chơi nhận thức này. Như vậy, việc rèn luyện cho HS năng lực đặt câu hỏi là cần thiết song đó khơng phải là một bài tốn đơn giản. Người GV ngay từ đầu đã phải ý thức được rằng đây là một nhiệm vụ dạy học có mục tiêu cụ thể, có nội dung xác định, do vậy cần đến những phương pháp thích hợp. Trong q trình rèn luyện, GV cần sử dụng phương pháp thuyết trình tích cực để giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về câu hỏi. Bên cạnh đó, phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp các em phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể và tăng cường khả năng làm việc hợp tác. Phương pháp nêu vấn đề mở ra khoảng trời của sự tự do sáng tạo. Sự kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình rèn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)