Các hình thức luyện tập bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 72)

Trong quá trình rèn luyện như trên, GV cần đưa ra các hình thức rèn luyện bổ sung. Các hình thức này nhằm hướng tới hồn thiện năng lực đặt câu hỏi cho HS. Chúng tơi đưa ra một số hình thức luyện tập bổ sung sau:

2.4.1. Hình thức 1: Hồn thiện từng kĩ năng đặt câu hỏi

Ở hình thức này GV đưa ra các dạng bài tập khác nhau để hoàn thiện từng kĩ năng đặt câu hỏi cho HS.

- Dạng bài tập 1: Luyện tập cho HS khả năng lựa chọn vấn đề hỏi, phát hiện vấn đề để hỏi.

Chẳng hạn, luyện tập với tác phẩm Tấm Cám

Câu 1: Em hãy trình bày các giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Tấm Cám”.

Câu 2: Từ sự chuyển biến của hình tuợng Tấm, em hãy nêu thành một vấn đề để đặt câu hỏi.

Câu 4: Từ kết thúc của truyện, em có thể nêu thành vấn đề nào để đặt câu hỏi?

73

Câu 5: Suy nghĩ về quan niệm “Ở hiền gặp lành” của dân gian. Em hãy lấy một trường hợp cụ thể trong cuộc sống không đúng với quy luận trên, từ đó em hãy nêu vấn đề để đặt câu hỏi về quan niệm này.

- Dạng bài tập 2: Luyện tập cho HS khả năng diễn đạt câu hỏi, sáng tạo các tình huống hỏi và lựa chọn các hình thức hỏi.

Chẳng hạn, luyện tập với tác phẩm Tấm Cám

Câu 1: Em hãy diễn đạt vấn đề: “Ý nghĩa q trình biến hố của Tấm” dưới dạng câu hỏi.

Câu 2: Lựa chọn các từ dưới đây điền vào chỗ trống để có được một câu hỏi hợp lí:

“… tác giả dân gian không cho Bụt xuất hiện ở giai đoạn sau để giúp đỡ Tấm ?”

A. Trình bày lí do B. Tại sao C. Như thế nào

D. Ý kiến của bạn như thế nào về việc

Câu 3: Trong hai cách diễn đạt câu hỏi sau, em chọn cách diễn đạt nào, lí giải Cách 1: Bạn suy nghĩ như thế nào về hành động trừng phạt Cám của Tấm ở phần cuối của câu chuyện ?

Cách 2: Có người cho rằng hành động trừng trị Cám của Tấm ở phần cuối câu chuyện đã làm Tấm trở nên độc ác, tàn nhẫn và giá trị nhân văn của truyện cũng giảm sút đi ít nhiều. Ý kiến của bạn như thế nào?

- Dạng bài tập: Luyện tập cho HS khả năng sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống

Chẳng hạn: Luyện tập với tác phẩm Tấm Cám

74

Hãy sắp xếp các câu hỏi dưới đây thành hệ thống và nêu căn cứ của sự sắp xếp:

1. Phản ứng của Tấm như thế nào qua 2 chặng: khi còn sống chung với mẹ con Cám và từ khi trở thành vợ vua? Lấy dẫn chứng chứng minh

2. Bạn cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của lần biến hoá cuối cùng của Tấm? 3. Theo bạn, hư cấu trong truyện cổ tích và hư cấu trong truyền thuyết khác nhau như thế nào? Lí giải sự khác nhau đó.

4. Tại sao tác giả dân gian lại khơng cho Bụt xuất hiện ở chặng sau để giúp đỡ Tấm?

5. Theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 500 câu chuyện có cùng mơtip như Tấm Cám. Nếu ở Việt Nam có Tấm Cám, thì ở các nước phương Tây có

Truyện Lọ Lem, Truyện cơ Tro Bếp. Từ thực tế này, bạn suy nghĩ gì về giá trị

nhân loại của hình tượng này?

6. Có người cho rằng hành động trừng trị Cám của Tấm ở phần cuối câu chuyện đã làm Tấm trở nên độc ác, tàn nhẫn và giá trị nhân văn của truyện cũng giảm sút đi ít nhiều. Ý kiến của bạn như thế nào?

7. Trong thực tế cuộc sống có nhiều người sống hiền lành, cả đời không hại ai nhưng vẫn gặp bất hạnh. Có phải dân gian đã quá ngây thơ khi tin rằng: “ở hiền gặp lành” ?

2.4.2. Hình thức 2: u cầu HS phân tích mẫu

GV đưa ra một hệ thống câu hỏi trong giờ thảo luận về một tác phẩm cụ thể và yêu cầu HS phân tích:

- Đối với từng câu hỏi:

+ Xác định hai thành phần của câu hỏi

+ Nhận xét về tính chính xác của nội dung và hình thức câu hỏi

75

+ Đưa ra được những điều chỉnh phù hợp - Đối với hệ thống câu hỏi:

+ Nhận xét về số lượng câu hỏi; về tỉ lệ các câu hỏi tái hiện, câu hỏi phân tích – khái quát và câu hỏi sáng tạo

+ Nhận xét về trình tự các câu hỏi

+ Đưa ra được những điều chỉnh phù hợp

Đối với hình thức này, GV có thể tự chuẩn bị mẫu hoặc cũng có thể tận dụng ngay hệ thống các câu hỏi của từng nhóm. Sau khi mỗi nhóm thực hiện, GV u cầu các nhóm cịn lại phân tích, nhận xét theo các yêu cầu trên. Hình thức này rất bổ ích vì các em trực tiếp được phân tích một mẫu có sắn từ đó sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân khi đặt câu hỏi. GV có thể yêu cầu HS làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

76

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Một số vấn đề chung của thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Trên thực tế, phương pháp Trả tác phẩm về cho HS mới chỉ đang được thực nghiệm ở trường THPT Chuyên ngữ. Chúng tôi đặt ra vấn đề rèn luyện cho HS THPT năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận nhằm hướng tới hoàn thiện một khâu quan trọng trong phương pháp này. Dựa trên thực tế và những đề xuất cá nhân, chúng tôi đã đưa ra một quy trình và quá trình rèn luyện. Song những đề xuất này cần được đưa vào thực tế để kiểm nghiệm tính hiệu quả của nó và nhờ đó chúng tơi cũng kịp thời có những điều chỉnh cho quá trình rèn luyện tiếp theo.

Trong chương 2, chúng tôi đã đề xuất một quy trình gồm 4 bước:

Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích nội dung, lựa chọn vấn đề, phát hiện vấn đề để hỏi.

Bước 2: Hướng dẫn HS diễn đạt một vấn đề dưới dạng câu hỏi Bước 3: Hướng dẫn HS kiểm tra câu hỏi

Bước 4: Hướng dẫn HS sắp xếp câu hỏi và kiểm tra lại hệ thống câu hỏi

Với quy trình này, chúng tơi sẽ thiết kế thành một nội dung dạy học cụ thể nhằm mục đích giúp HS hình dung và nắm được các bước để đặt câu hỏi trong giờ thảo luận. Trên cơ sở đó, GV có thể tiến hành cho HS thực hành tự rèn luyện. Quá trình rèn luyện sẽ được chia thành hai mức độ khác nhau để HS dần hoàn thiện năng lực đặt câu hỏi.

Kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm sẽ là cơ sở để kết luận về tính khoa học, tính đúng đắn của các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện, là bằng chứng để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của những biện pháp sư phạm mà đề tài đã nêu ra. Trong q trình thực nghiệm, điều mà chúng tơi đặc biệt lưu

77

ý là các biện pháp sư phạm đã đưa ra có ảnh hưởng, tác động như thế nào tới tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và đặc biệt là có giúp các em nâng cao được khả năng đặt câu hỏi trong giờ thảo luận hay không.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng chúng tôi chọn để thực nghiệm là lớp 10A và 10B của trường THPT Chuyên ngữ (ĐHNN- ĐHQGHN). Đây là hai lớp có sức học tương đối đồng đều, cùng là các lớp chọn, tu duy của HS khá tốt. Trong đó, lớp 10A là lớp thực nghiệm (áp dụng quy trình và quá trình rèn luyện năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận theo phương pháp Trả tác phẩm về cho HS) và lớp 10B sẽ là lớp đối chứng (HS tự đặt câu hỏi mà khơng có sự rèn

luyện từ phía giáo viên). Kết qủa sẽ được đối chứng ở ngay giai đoạn đầu sau khi tổ đầu tiên của mỗi lớp thực hiện.

Đối với lớp 10A, 2 tổ thực hiện đầu tiên sẽ áp dụng cách đánh giá cho những yêu cầu của mức độ 1, hai tổ thực hiện sau sẽ áp dụng cách đánh giá cho mức độ 2.

3.1.3. Nội dung thực nghiệm

- Với lớp đối chứng: GV chỉ giao nhiệm vụ đặt câu hỏi thảo luận cho tác phẩm “Tấm Cám” (nằm trong hệ thống các nhiệm vụ tìm hiểu tác phẩm theo phương pháp Trả tác phẩm về cho HS: viết văn bản, dựng tiểu phẩm, tổ chức tiểu phẩm) và kiểm tra sau khi các em đã hoàn thành.

- Với lớp thực nghiệm

+ Soạn nội dung dạy học thứ nhất: Kiến thức cơ bản về câu hỏi.

+ Soạn nội dung dạy học thứ 2: Hướng dẫn HS thực hiện các bước trong quy trình đặt câu hỏi trong giờ thảo luận tác phẩm “Tấm Cám”.

+ Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho các tổ thực hiện nhiệm vụ theo các mức độ yêu cầu để đánh giá kết quả.

78

3.1.4. Phương pháp tiến hành và cách tiếp cận

Trước hết, GV soạn và triển khai hai nội dung dạy học (Kiến thức cơ bản về câu hỏi và hướng dẫn HS thực hiện các bước đặt câu hỏi trong giờ thảo luận truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ). Sau đó, GV giao nhiệm vụ cho tổ 1 lớp 10A (xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ thảo luận truyện cổ tích “Tấm Cám”). Nhiệm vụ này cũng được giao đồng thời cho HS tổ 1 lớp 10B (lớp đối chứng). Hệ thống câu hỏi của tổ 1 ở mỗi lớp sẽ được đưa cho một số giáo viên nhận xét, đánh giá. Đối với HS, chúng tôi tiến hành điều tra về mức độ hứng thú và tính tích cực của các em trong giờ thảo luận qua phiếu hỏi (phụ lục 2). Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành một bài kiểm tra nhanh để đánh giá mức độ nhận thức của các em sau giờ thảo luận (phụ lục 3). Những kết quả thu được từ phía HS sẽ là căn cứ để chúng tôi đánh giá về hiệu quả của việc rèn luyện cho HS năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận.

3.1.5. Thời gian thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm sẽ được tiến hành trong suốt học kì I của năm học 2010- 2011 tại lớp 10A, trường THPT Chuyên ngữ nhằm so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng và có được những nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện (ở mức độ 1) của hai tổ đầu tiên lớp 10A.

3.2. Kế hoạch thực nghiệm

3.2.1. Soạn và triển khai nội dung dạy học thứ nhất: Kiến thức cơ bản về câu hỏi

* Mục tiêu: Giúp HS

- Trình bày được khái niệm câu hỏi, các thành phần và cấu trúc của câu hỏi

- Nêu được các loại câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp Trả tác phẩm về cho HS

- Hiểu được các yêu cầu của câu hỏi trong giờ thảo luận.

79 * Phương pháp dạy học: - Phát vấn - Thuyết trình tích cực - Thảo luận nhóm (nhóm nhỏ) * Tiến hành trên lớp (45 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cấn đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức cơ bản về câu hỏi (20 phút) GV - Hỏi:

+ Khi nào thì người ta có nhu cầu đặt câu hỏi?

+ Theo em thế nào là câu hỏi.

GV chốt ý

- GV nêu lên hai thành phần của câu hỏi; đưa ra ví dụ (một câu hỏi): Tại

Hoạt động 1: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về câu hỏi - HS dựa vào hiểu biết và những tình huống cụ thể trong cuộc sống mà mình đã gặp để trả lời - Xác định hai thành phần của câu hỏi trong ví dụ của giáo viên

I. Kiến thức cơ bản về câu hỏi

- Khái niệm: Câu hỏi là dạng câu nghi vấn được đặt ra khi người ta có nhu cầu tìm hiểu về một vấn đề chưa biết.

- Thành phần của câu hỏi: 2 thành phần

+ cái đã biết + cái chưa biết

80

sao Xita lại có hành động quyết liệt bước vào giàn lửa thiêu? Và yêu cầu HS chỉ ra hai thành phần của câu hỏi

- GV nêu lên các loại câu hỏi văn học, đưa ra một số câu hỏi để HS phân loại

-HS dựa vào kiến thức các loại câu hỏi để phân loại

- Các loại câu hỏi văn học:

+ Câu hỏi tái hiện: Là loại câu hỏi yêu cầu kể lại, miêu tả, hình dung, liệt kê các chi tiết trong văn bản.

+ Câu hỏi phân tích: Là loại câu

hỏi yêu cầu cắt nghĩa, lí giải, nhận xét các vấn đề nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

+ Câu hỏi so sánh, liên tưởng:

Loại câu hỏi yêu cầu đặt các đối tượng (nhân vật, nội dung tư tưởng…) bên cạnh nhau để tìm ra điểm gặp gỡ, khác biệt hoặc yêu cầu suy nghĩ đến những đối tượng khác có quan hệ với nhau.

+ Câu hỏi sáng tạo: Loại câu hỏi

này địi hỏi phải có tư duy sáng tạo để suy luận và mở rộng các vấn đề đặt ra từ tác phẩm.

81

Hoạt động 2: Hưóng dẫn HS tìm hiểu về câu hỏi trong giờ thảo luận (theo

phương pháp

TTPVCHS) - Hỏi:

Theo em, các câu hỏi trong giờ thảo luận nhằm mục đích gì?

- GV nêu một số yêu cầu về câu hỏi trong

Hoạt động 2: Tìm hiểu về câu hỏi trong giờ thảo luận

- HS từ việc xác định người đặt câu hỏi để trả lời

- HS lắng nghe

▪ Câu hỏi yêu cầu dự đoán một kết thúc khác cho tác phẩm hoặc phát triển tiếp câu chuyện theo chủ quan của người bị hỏi.

Câu hỏi yêu cầu đặt lại tên cho tác phẩm.

▪ Câu hỏi nêu vấn đề (Câu hỏi tranh luận)

II. Câu hỏi trong giờ thảo luận (phương pháp Trả tác phẩm về cho HS)

- Mục đích: Câu hỏi trong giờ thảo luận là do tổ thực hiện đặt nhằm:

+ Kiểm tra cả lớp những kiến thức cơ bản về tác phẩm (tái hiện kiến thức) và thảo luận những vấn đề mở rộng về tác phẩm (kích thích tư duy sáng tạo)

+ Tổ chức và dẫn dắt cuộc thảo luận

- Yêu cầu:

+ Câu hỏi phải chính xác về nội

82

giờ thảo luận cùng với các ví dụ minh hoạ

dung định hỏi và hình thức câu hỏi

+ Có sự phù hợp về tỉ lệ giữa các câu hỏi về nội dung và các câu hỏi về nghệ thuật, giữa câu hỏi tái hiện, phân tích và câu hỏi tranh luận

+ Có sự sáng tạo trong hình thức diến đạt, tổ chức các tình huống để hỏi

3.2.2. Soạn và triển khai nội dung: Hướng dẫn HS thực hiện các bước đặt câu hỏi trong giờ thảo luận truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” (45 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS xác định được 4 bước để đặt được câu hỏi trong giờ

thảo luận và áp dụng vào một tác phẩm cụ thể. * Phương pháp dạy học:

- Phương pháp gợi tìm - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích nội dung, lựa chọn vấn đề, phát hiện vấn đề để hỏi

Hoạt động 1: Phân tích nội dung, lựa chọn nội dung, phát hiện vấn đề để hỏi

83

- Yêu cầu HS nêu ngắn gọn đặc trưng của thể loại truyền thuyết và thử xác định những vấn đề có thể nêu thành câu hỏi.

- Yêu cầu HS sơ đồ hoá cốt truyện theo nhân vật hoặc theo diễn biến câu chuyện, xác định những tình tiết chính quyết định đến diễn biến của truyện và xác định một vấn đề để nêu thành câu hỏi.

- Hướng dẫn HS tìm ra giá trị nội dung chính của truyền thuyết thông qua phiếu hướng dẫn:

Bi kịch chính của truyện:

- HS nêu những ý chính về đặc trưng thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)