1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.4. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, tạo ra “nhân cách”, “sức lao động” cho xã hội. Vấn đề cơ bản của hoạt động QLGD là quản lý nhà trường. Nhà trường là nơi tổ chức thực hiện và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể, người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Trong quá trình giáo dục, hoạt động của người học và hoạt động của người dạy ln gắn bó tương tác hỗ trợ nhau, tựa vào nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể cán bộ GV, tập thể HS, phụ huynh HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [29, tr.34].
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm cho rằng: “Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” [36, tr.8].
Quản lý nhà trường là quản lý con người gồm GV và HS; quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, lấy hoạt động của HS làm trung
tâm. Ngồi ra cần có sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà trường như: nhân viên, tài vụ, Đoàn, Đội … nhằm thực hiện tốt quá trình dạy học trong nhà trường đạt kết quả.
Như vậy, quản lý nhà trường là hệ thống các tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (GV, cán bộ, nhân viên, HS), đến các nguồn lực (Cơ sở vật chất, tài chính, thơng tin…) nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục hợp với quy luật.