Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng về tư vấn nghề nghiệp cho giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 33)

1.3.1. Vị trí của Trung tâm GDNN - GDTX

Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN - GDTX quy định: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là đơn vị sự nghiệp cơng lập cấp huyện có chức năng đào tạo nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; giáo dục thường xuyên; hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

1.3.2. Chức năng của trung tâm GDNN - GDTX

Trung tâm GDNN - GDTX huyện, thị xã, thành phố có hai chức năng: Chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục; tạo cơ hội học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người, trong đó có những người khơng có điều kiện tiếp tục học ở các trường lớp chính quy.

Chức năng tư vấn về GDNN - GDTX trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố. Với chức năng này trung tâm GDNN - GDTX giữ vai trò như một bộ phận nghiệp vụ của cơ quan QLGD cấp huyện, thị xã, thành phố.

Trên cơ sở nghiên cứu phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương; điều tra phát hiện các nhu cầu học tập của từng loại đối tượng người học, trung tâm GDNN - GDTX đề xuất với cơ quan QLGD về kế hoạch tổ chức dạy học, phương pháp, nội dung, thời gian học đối với từng loại đối tượng.

1.3.3. Nhiệm vụ của trung tâm GDNN - GDTX

Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ

năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thơn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xun bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.

Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định. Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

1.4. Cơ sở lý luận về hoạt động BD năng lực tƣ vấn nghề nghiệp cho GV ở trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện

1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Đảng nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược

phát triển giáo dục 2001- 2010 và chấn hưng đất nước”. Chỉ thị đã đưa ra mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kì mới. Đây là chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Đặc biệt, Chỉ thị đã nhấn mạnh: “Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ QLGD là lực lượng nịng cốt có vai trị quan trọng” [1]. Tại Điều 72 Luật Giáo dục nước ta (2005) đã nêu nhiệm vụ của nhà giáo là “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học” [30].

Chuẩn nghề nghiệp GV ở trung tâm GDTX được quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD-ĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT dùng làm cơ sở đánh giá, xếp loại GV hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV. Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá tình hình giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010: Một bộ phận nhà giáo và CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới; Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên mơn; Vẫn cịn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ QLGD có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng khơng tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội; Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ QLGD cịn thấp; Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ những bất cập, yếu kém, Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra một trong các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là “Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo” [33].

Vì vậy, tổ chức hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là nhằm hồn thiện trình độ chính trị, năng lực quản lý, kỹ năng tư vấn nghề nghiệp cho đội ngũ GV và những nhà QLGD đang là một việc làm chiến lược có ý nghĩa cấp bách trong cơng cuộc đổi mới giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hố, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ QLGD là khâu then chốt.

1.4.2. Mục tiêu của hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV

BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là một hoạt động thường xuyên, thực hiện quan điểm “học tập suốt đời”. Mục tiêu của việc BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV ở trung tâm GDNN - GDTX là GV học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, KT-XH, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực tư vấn nghề nghiệp, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, mục tiêu cịn hướng đến việc giúp GV phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng; năng lực đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng. Từ đó, GV hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu để tự nâng cao trình độ, nắm chắc kiến thức, kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị và vận dụng các phương pháp tư vấn mới để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của các trung tâm GDNN - GDTX.

1.4.3. Nội dung BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV

Thế giới nghề nghiệp: Các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề, các nghề có ở trung ương và địa phương v.v…

Đối tượng và mục đích lao động.

Mặt kinh tế - xã hội, vệ sinh - điều dưỡng của nghề.

Những yêu cầu tâm, sinh lý do nghề đề ra đối với con người. Triển vọng phát triển của nghề trước mắt và trong tương lai.

Hệ thống trường lớp đào tạo nghề của trung ương và địa phương, hệ thống các trường đại học và cao đẳng (tên trường, địa điểm, điều kiện tuyển sinh, thời gian học, chỉ tiêu hàng năm, bậc nghề khi tốt nghiệp, các ngành nghề đào tạo v.v…).

Sự phù hợp nghề và cách thức tự xác lập sự phù hợp nghề của bản thân theo các chỉ số cơ bản: Thật hứng thú với nghề, có năng lực làm việc với nghề, đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của lao động nghề nghiệp.

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của học viên theo các chỉ số: Hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề, thích học và học tốt những mơn có liên quan đến nghề mình thích, đọc hoặc sưu tầm những tài liệu nói về nghề định chọn, thể hiện cụ thể sự lựa chọn nghề của mình như đánh giá cao về nghề, tự viết đơn xin học nghề v.v…

Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, óc tưởng tượng khơng gian, tư duy, nhất là tư duy kỹ thuật với hai hình thức tư duy thao tác và tư duy khơng gian, xúc cảm, các q trình tâm lý vận động như sự phối hợp vận động, độ rung tay, v.v…

Theo dõi bước đường phát triển của sự phù hợp nghề của học viên qua quá trình hoạt động lao động kỹ thuật, học nghề ở Trung tâm và kết quả học tập ở nhà trường (qua q trình thích ứng nghề, thực tế thử sức, đọ sức với nghề).

Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng sử dụng, tiếp tục bồi dưỡng sau khi ra trường (ghi vào phiếu bồi dưỡng), theo dõi thực hành lao động kỹ thuật, lao động sản xuất và học nghề ở Trung tâm.

1.4.4. Hình thức BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV

BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là hoạt động thường xuyên ở các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, bao gồm các hình thức bồi dưỡng như sau:

chun mơn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của từng trung tâm, hoặc cụm trung tâm GDNN - GDTX.

Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và có sự tác động đúng hướng của nhà quản lý.

Bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng khó đối với GV; đáp ứng nhu cầu của GV trong học tập bồi dưỡng; tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng.

Thời lượng, số lượng GV học tập trong mỗi lớp bồi dưỡng tập trung do sở GD- ĐT quy định nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích, nội dung, phương pháp được quy định trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế.

Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet). Thơng qua các giáo trình, tài liệu hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ GV được bồi dưỡng tại chỗ.

1.4.5. Phương pháp BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV

Phương pháp BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là khâu đột phá có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng; là cách thức hành động, là con đường để truyền tải nội dung bồi dưỡng đến GV một cách có hiệu quả. Tùy thuộc vào đối tượng, mục đích, điều kiện của trung tâm, phương tiện, thời gian để lựa chọn các phương pháp cho phù hợp. Do vậy cần chú trọng:

Đổi mới phương thức học tập của các GV trong các chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của GV với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính. Lơi cuốn, hướng dẫn cho GV tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, ln phát hiện, tìm tịi khơng cứng nhắc, gị bó, rập khn theo những gì đã có trong tài liệu.

Tăng cường tổ chức theo nhóm mơn học trong từng tập thể sư phạm, nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp. Tạo điều kiện

cho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, kỹ năng, kinh nghiệm trong tư vấn nghề.

Tóm lại, phương pháp BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là phương pháp dạy học cho người lớn, là những người đã có phương pháp sư phạm nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, thiên về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin, chú ý khai thác những tiến bộ của khoa học công nghệ trong hoạt động bồi dưỡng.

1.5. Quản lý của Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX đối với hoạt động BD về tƣ vấn nghề nghiệp cho GV theo hƣớng tiếp cận năng lực BD về tƣ vấn nghề nghiệp cho GV theo hƣớng tiếp cận năng lực

1.5.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX

1.5.1.1. Vị trí của Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX

Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm GDNN - GDTX quy định: “Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX là người trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của trung tâm” [5].

1.5.1.2. Chức năng của Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX

Theo quy định của Luật Giáo dục nước ta, trung tâm GDNN - GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; là một trong những cơ sở GD thuộc hệ thống nhà trường cơng lập. Do đó, chức năng của Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX cũng giống như chức năng của hiệu trưởng nhà trường trong hệ thống giáo dục chính quy.

Chức năng QLGD của Giám đốc được biểu hiện ở các chức năng cơ bản của quản lý, đó là: kế hoạch hố, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra.

a) Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Các nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:

Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức;

Xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu; Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

b) Tổ chức

Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng về tư vấn nghề nghiệp cho giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)