1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Quản lý hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV
1.2.6.1. Bồi dưỡng
Khái niệm bồi dưỡng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
UNESCO định nghĩa: Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Bồi dưỡng theo nghĩa rộng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn. Theo nghĩa hẹp là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực cụ thể.
Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ. Do đó bồi dưỡng có những yếu tố cơ bản là:
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độ trong lĩnh vực chun mơn qua hình thức học tập đào tạo nào đó.
- Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương thức thực hiện cụ thể:
- Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chun mơn nhất định, cần được bồi dưỡng thêm về chun mơn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ… Để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH - HĐH đất nước.
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất chun mơn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng , kỹ xảo để đạt được hiệu quả cơng việc đang làm.
Tóm lại. Khái niệm “Bồi dưỡng” thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học. Xét về mặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, cịn bồi dưỡng có thời gian ngắn và có thể có giấy chứng nhận đã học xong khố bồi dưỡng. Tuy nhiên khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối.
Xét một cách khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biến đổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thơng qua việc học tập. Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học. giảng dạy, giáo dục và quá trình lĩnh hội kinh nghiệm từ sách vở.
1.2.6.2. Bồi dưỡng giáo viên
Tác giả Trần Bá Hoành cho rằng: BDGV là việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho các GV đang dạy học; bên cạnh đó, BDGV là sự tiếp tục phát huy năng lực tự học, tự đào tạo đã được tạo ra ở quá trình đào tạo ban đầu theo hình thức bồi dưỡng từ xa, theo định hướng “Tự đào tạo để dạy HS tự học” [21].
Từ những quan niệm trên, tác giả nhận thấy rằng: BDGV là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ GV (cả về phẩm chất, năng lực, sức khỏe) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. BDGV khơng địi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn. Bởi vì, chủ thể bồi dưỡng là GV đã được đào tạo và đã có một trình độ chun mơn nhất định; BDGV là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng (những nội dung liên quan đến nghề nghiệp) để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định, giúp GV có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
1.2.6.3. Tư vấn nghề nghiệp
Tư vấn nghề nghiệp là một q trình, khơng chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời người. Mục đích khơng chỉ giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn hỗ trợ con người vượt qua khó khăn, thích ứng với hồn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi, phát huy được tối đa năng lực của mình để đạt được thành cơng trong nghề nghiệp, xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
Tư vấn nghề nghiệp là hoạt động giúp đỡ người lao động tham gia làm việc trong điều kiện phù hợp yêu cầu khả năng của họ. Quá trình bao gồm từ lúc người lao động chọn nghề, giới thiệu việc làm chuẩn bị thích ứng với mơi trường làm việc, thay đổi việc làm cho đến khi về hưu.
Tư vấn hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp tâm lí, giáo dục và một số biện pháp khác được chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, thầy/cô giáo hướng nghiệp, hoặc cha mẹ HS sử dụng nhằm phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ của HS, sinh viên hoặc con em trong gia đình; đối chiếu các khả năng thực có của mỗi em với những yêu cầu của bậc học cao hơn hoặc những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Từ đó, đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn hướng học tập, chọn nghề có cơ sở khoa học. Tùy theo đối tượng và nhu cầu, tư vấn hướng nghiệp có thể là:
Tư vấn hướng học để giúp các em lựa chọn ban, ngành học, trường học phù hợp ở bậc học cao hơn, hoặc tư vấn chọn nghề để giúp các em lựa chọn ngành nghề và cơ sở đào tạo nghề vừa phù hợp với nguyện vọng, sở thích, khả năng nghề nghiệp của các em, vừa phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu nhân lực của địa phương, xã hội.
1.2.6.4. Quản lý hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV
Quản lý hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là việc thực hiện các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV, từ chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra đánh giá để hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV đạt được mục tiêu và hiệu quả. BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với giáo dục nghề nghiệp. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giảng dạy nghề của nhà trường và với bản thân GV. Để hoạt động BD về tư vấn nghề nghiệp cho GV có hiệu quả, nhà quản lý cần đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV về năng lực, yêu cầu bồi dưỡng của GV về nội dung, mức độ cần thiết. Trên cơ sở đó, nhà QLGD xây
dựng kế hoạch BD về nội dung, thời gian, đối tượng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.