Năng lực, tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng về tư vấn nghề nghiệp cho giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.7. Năng lực, tiếp cận năng lực

1.2.7.1. Năng lực

Theo các nhà tâm lý học năng lực là sự tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chun mơn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Năng lực là đặc điểm cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thực và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân.

Có nhiều khái niệm về năng lực, trong đề tài “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề” Mã 94-0716 Viện nghiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp của Phạm Thành Nghị có nhiều khái niệm về năng lực cụ thể nhất đó là:

Năng lực con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội “Sự hình thành năng lực địi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà lồi người đã tạo ra trong q trình phát triển lịch sử xã hội. Vì vậy, năng lực con người không những do hoạt động của bộ não quyết định mà trước hết do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đạt được”[ 28, Tr 21].

Năng lực là “Tổng hợp các tính độc đáo của cá nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho một hoạt động đó đạt kết quả” [28, Tr 22].

Năng lực là “Tập hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiên bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau” [ 28, Tr 24].

Điểm chung trong các khái niệm trên: Năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó giáo dục, hoạt động và giao lưu có vai trị quyết định. Mặt khác, về bản chất, năng lực được tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này khơng tồn tại riêng lẻ mà chúng hịa quyện, đan xen vào nhau. Do vậy, năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, ơn luyện, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.

Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố: tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và động cơ thái độ đối với nghề. Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể về tri thức, kỹ năng và thái độ khác nhau.

1.2.7.2. Năng lực giáo viên

Năng lực giáo viên là người có kiến thức sâu sắc và các kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trị của người GV. Một GV có năng lực là biết tổ chức hoạt động của nhóm học sinh, quan tâm đến sự tiến bộ của các em. Tổ chức học tập hướng đến mực tiêu đặt ra; biết đào sâu một nội dung; biết giao tiếp với đồng nghiệp; biết đặt câu hỏi về việc mình làm và biết đánh giá chất lượng bản thân. Nói một cách đơn giản, năng lực GV là những kiến thức, kỹ năng và thái độ giúp đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu xã hội và nghề nghiệp.

Về lĩnh vực kiến thức bao gồm: kiến thức môn học; kiến thức phương pháp giảng dạy môn học; kiến thức về mục tiêu, mục đích, giá trị; kiến thức về chương trình, tài liệu, SGK; kiến thức về người học; kiến thức về môi trường giáo dục (đặc điểm lớp học, nhà trường, cộng đồng, nền văn hóa)

Các kiến thức sư phạm, gồm: các nguyên tắc, phương pháp quản lý, tổ chức lớp học.

Lĩnh vực kỹ năng hành động, bao gồm: Sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học, giáo dục hiệu quả; tìm hiểu q trình học của HS; sử dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học; giám sát đánh giá kết quả dạy học, giáo dục.

Theo cấu trúc tri thức nghề nghiệp, năng lực giáo viên gồm hai lĩnh vực: năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ. Thực ra hai lĩnh vực đó khó phân biệt nhau trong trạng thái hoạt động nghề nghiệp.

1.2.7.3. Tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà cịn phải biết làm thơng qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống. Nếu như tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết cái gì, thì tiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết. Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what).

Năng lực của người học có thể chia thành hai loại chính: Đó là những năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt:

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Đây là loại năng lực được hình thành xun chương trình. Một số nước có thể gọi dạng năng lực này với các tên khác nhau như: năng lực chính, năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, năng lực cơ sở, khả năng, phẩm chất chính, kĩ năng chuyển giao được.

Theo quan niệm này mỗi năng lực chung cần góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Dạng năng lực chung này có thể khơng quan trọng với các chun gia, nhưng rất quan trọng với tất cả mọi người.

Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/mơn học nào đó. Đây là dạng năng lực chun sâu, góp phần giúp mọi người giải quyết các công việc chuyên môn trong lĩnh vực công tác hẹp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng về tư vấn nghề nghiệp cho giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)