2.2.1. Khái quát chung
Cùng với sự nghiệp giáo dục cả nước, trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, các cấp học được duy trì ổn định và phát triển. Quy mô GD&ĐT tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Đã củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Hằng năm, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT, HS thi đỗ các trường đại học, cao đẳng được nâng lên; số lượng, chất lượng HS giỏi quốc gia đã có nhiều thay đổi. CSVC trường học được tăng cường theo hướng chuẩn hoá. Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, SGK ở cấp phổ thơng. Cơng tác xã hội hố giáo dục có chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành và nhân dân thường xuyên chăm lo, quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo; công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh.
2.2.2. Kết quả cụ thể
2.2.2.1. Quy mô, số lượng các cấp học năm học 2013-2014
Theo Báo cáo số 1019/BC-SGDĐT ngày 23/6/2014 của Sở GD&ĐT về việc tổng kết năm học 2013 - 2014, ngành GD&ĐT đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển GD&ĐT; củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; rà soát sắp xếp hệ thống trường lớp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tồn diện. Tính đến tháng 10/2013, tồn tỉnh đã có 106/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (đạt 81,5%); 75/130 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II (đạt 57,7%); 176/482 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 36,51%, tăng 27 trường chuẩn quốc gia so với năm học trước.
Quy mô giáo dục năm học 2013-2014 tồn tỉnh có 490 trường, 6.978 lớp (giảm 79 lớp so với cùng kỳ năm trước) và 157.458 HS, tăng 7.263 HS so với cùng kỳ năm học trước, trong đó:
- Giáo dục mầm non: 163 trường, 1.927 lớp và 41.213 trẻ; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 98,0% (giảm 0,9% so với cùng kì năm trước) và đạt 99,1% so với kế hoạch.
- Giáo dục tiểu học: 173 trường, 3.218 lớp và 63.281 HS (tăng 1.616 HS so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,6% (giảm 0,7% so với năm học trước); trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 98,2% (giảm 2,8% so với năm học trước) và đạt 98,5% so với kế hoạch.
- Giáo dục THCS: có 114 trường với 1.276 lớp và 37.087 HS. Tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 91% (tăng 9,2% so với năm học trước) đạt 104% so với kế hoạch; HS 11-14 tuổi học THCS đạt 88,2%.
- Giáo dục THPT có 29 trường với 501 lớp và 15.877 HS. Tỷ lệ trẻ 15 tuổi vào lớp 10 đạt 51,5% (tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước), đạt chỉ tiêu kế hoạch giao; HS 15-18 tuổi học THPT đạt 52,3% (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước), tăng 0,1% so với kế hoạch.
2.2.2.2. Chất lượng giáo dục
Cấp mầm non: Công tác phát triển quy mô trường lớp và huy động số
trẻ ra lớp có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi
đến trường đạt 12,5%; trẻ 3-5 tuổi đạt 92,4%; trẻ 5 tuổi đạt 98%; 100% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày.
100% đơn vị triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non; 164/165 trường mầm non với 839 lớp thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đạt 96%. Tỷ lệ trẻ mầm non học 2 buổi/ ngày đạt 100%, trẻ đi học chuyên cần đạt 95,6%.
Kết quả chất lượng chăm sóc trẻ: Trẻ có cân nặng bình thường đạt 95,7%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 4,3% (giảm 4,5% so với đầu năm học); trẻ có chiều cao bình đạt 95,4%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 4,6% (giảm 5,1% so với đầu năm học).
Kết quả chất lượng giáo dục trẻ: Lĩnh vực thể chất đạt 91,8%; lĩnh vực nhận thức đạt 90,6%; lĩnh vực ngơn ngữ đạt 91,4%; lĩnh vực tình cảm xã hội đạt 92,5%; lĩnh vực thẩm mỹ đạt 91,2 %.
Cấp Tiểu học: Tiếp tục mở rộng quy mô trường lớp dạy 2 buổi/ngày ở 164 trường với 2.373 lớp, 54.241 HS đạt 85,7% (tăng 11.015 HS so với năm học 2012-2013) và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở 444 lớp ghép cho 5.783 HS ở 109 trường. Tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình tin học đối với HS lớp 3, 4, 5 tại các trường có đủ điều kiện về giáo viên và phịng máy tính (2 tiết/tuần) với 359 lớp, 9.244 HS (tăng 82 lớp, 2.011 HS so với năm học trước). Tiếp tục triển khai thí điểm có hiệu quả Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” tại 02 trường Tiểu học huyện Điện Biên với tổng số 4 lớp và 98 HS.
Chỉ đạo dạy học theo tài liệu thí điểm của Dự án Mơ hình trường tiểu học mới Việt Nam (GPE-VNEN) tại 10 huyện, thị xã, thành phố với 68 trường tiểu học với 1.418 lớp, 23.519 HS. Triển khai nhân rộng áp dụng hoàn toàn tại 35 trường tiểu học với 209 lớp, 4.095 HS; triển khai áp dụng một
phần về hoạt động tổ chức lớp học đối với 72 trường tiểu học còn lại. Tiếp tục triển khai Chương trình đảm bảo chất lượng trường học (Seqap) tại 40 trường tiểu học (tăng 8 trường so với năm học trước).
Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn học theo hướng thiết thực, gọn nhẹ. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét cụ thể của GV với HS theo hướng động viên khuyến khích ghi nhận xét đặc biệt đối với HS lớp 1. Kết quả giáo dục được đánh giá khách quan, cơng bằng HS hồn thành chương trình tiểu học đạt 96,9%.
Cấp Trung học: Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học sát đối tượng, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học tích cực. Chú trọng công tác phân loại, bồi dưỡng HS năng khiếu, HS giỏi, bổ sung kiến thức cho HS yếu kém; giảm tỷ lệ HS bỏ học, đi học không chuyên cần; thực hiện dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường PTDTNT, PTDTBT và các trường ở vùng thuận lợi.
Công tác nghiên cứu khoa học cho HS phổ thông và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho GV và HS được các đơn vị tích cực triển khai. Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn triển khai hoạt động NCKH tại trường trung học và chương trình dạy học của Intel cho CBQL, GV cốt cán; tổ chức thành công Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học năm học 2013 - 2014 và tham dự cấp quốc gia.
Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai ôn thi tốt nghiệp lớp 12 THPT trên cơ sở đổi mới thi tốt nghiệp, phù hợp với đối tượng HS. Công tác ôn thi đại học, cao đẳng được tăng cường, nhất là các trường PTDTNT THPT, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Các trường chú trọng công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS, triển khai 201 lớp dạy nghề phổ thông cho 5.373 HS khối 11; 100% HS đã hồn thành chương trình học nghề.
Cơng tác bồi dưỡng HS giỏi tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục cấp THCS, THPT có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học
lực giỏi cấp THCS là 7,44% (tăng 1% so với năm học trước), học lực yếu, kém là 2,96% (giảm 1,3% so với năm học trước). Tỷ lệ học lực giỏi cấp THPT là 5% (tăng 0,8% so với năm học trước), học lực yếu kém là 16,6% (giảm 0,7% so với năm học trước); tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, tăng 0,3% so với năm học trước. Kết quả tốt nghiệp THPT năm 2014 đạt 98,08%, tăng 3,89% so với năm học trước.
2.2.2.3. CSVC trường học
Hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học và yêu cầu giáo dục. Năm học 2013 - 2014, tồn ngành có 7.350 phịng học, trong đó: 4.132 phịng kiên cố (chiếm 56,2%), 1.721 phòng bán kiên cố (23,4%), 1.497 phòng tạm (20,4%), so với cùng kỳ năm học trước tăng 192 phòng học kiên cố và giảm 157 phịng học tạm. Số phịng học bộ mơn hiện có 693 phòng, đáp ứng 44,8% nhu cầu. Phịng cơng vụ 2.524 phịng, đáp ứng 54,6% nhu cầu; phòng ở nội trú 2.524 phòng, đáp ứng 60% nhu cầu.
Trang TBDH tiếp tục được quan tâm đầu tư bổ sung, đặc biệt là thiết bị giáo dục mầm non. Việc cung ứng TBDH cho các cơ sở giáo dục cơ bản đảm bảo đúng tiến độ; đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học. Các cơ sở giáo dục đã đưa TBDH, thiết bị thư viện vào sử dụng có hiệu quả phục vụ nhu cầu dạy và học của GV và HS.
Hàng năm, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính thống nhất xây dựng kế hoạch ngân sách giáo dục, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí mua sắm bổ sung SGK, TBDH và tăng cường CSVC trường học.
CSVC, đặc biệt xây dựng phòng học, phịng thực hành, phịng bộ mơn, thư viện, TBDH có sự thay đổi rõ rệt. Kết hợp việc triển khai đề án kiên cố hóa trường, lớp học, các chương trình Dự án và các nguồn vốn khác để đầu tư tăng cường CSVC đã góp phần đẩy nhanh tỷ lệ kiên cố hố trường học, xây dựng thêm phòng học, phịng bộ mơn, mua sắm và sử dụng TBDH theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT. Đã quan tâm, chỉ đạo đầu tư về hạ tầng
công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục, đến nay đã có 100% các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX trong tỉnh kết nối Internet. Sở GD&ĐT và 10 phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố có Website riêng phục vụ công tác chỉ đạo chuyên môn.
Với nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm, ngành GD&ĐT đã sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học.
2.2.2.4. Cơng tác quản lý, xã hội hóa giáo dục
Các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đã có nhận thức đầy đủ hơn và đã có nhiều giải pháp giúp giáo dục đào tạo phát triển. Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học của nhiều địa phương hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục HS.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư CSVC, trang TBDH. Năm học 2013 - 2014, Sở GD&ĐT đã huy động được trên 43.100 triệu đồng để đầu tư CSVC, trang TBDH cho các cơ sở giáo dục. Chỉ đạo các đơn vị vận động nhân dân thực hiện phong trào làm nhà lớp học, nhà công vụ GV, nhà nội trú HS theo tiêu chí “Ba cứng” (nền cứng, khung cứng và mái cứng) theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Kết quả bước đầu đã thể hiện sự thành công trong công tác dân vận, chung tay thực hiện xã hội hóa giáo dục. Các đơn vị thực hiện tốt “3 cứng” là: huyện Nậm Pồ (116 phịng học, 68 phịng nội trú và cơng vụ, 49 nhà ăn, bếp ăn, 73 nhà vệ sinh), huyện Mường Nhé (131 phòng học, 161 phòng nội trú), huyện Điện Biên Đơng (93 phịng học, 113 phịng cơng vụ, 50 phịng nội trú, 81 gian nhà ăn, nhà bếp), huyện Tuần Giáo (25 phòng học, 28 bếp ăn, 78 nhà vệ sinh; tu sửa 25 phòng học, 15 nhà bếp, 12 nhà vệ sinh), huyện Mường Ảng (làm mới 26 phòng học, sửa 116 phòng học).
2.2.2.5. Đội ngũ cán bộ GV
Bảng 2.1: Thống kê số lượng, chất lượng GV
Ngành học cấp học Tổng số Đạt chuẩn Tỷ lệ % Trên chuẩn Tỷ lệ % Chưa chuẩn Tỷ lệ % Mầm non 2663 1135 42,6 1527 57,3 1 0,1 Tiểu học 4928 1542 31,2 3384 68,6 2 0,2 THCS 2604 953 36,5 1549 59,4 102 4,1 THPT 1177 950 80,7 219 18,6 8 0,7 GDTX 87 78 89,6 1 5,8 8 4,6 Tổng 11459 4658 40,6 6680 58,2 121 8,6
(Nguồn phòng TCCB, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên)
Đội ngũ GV toàn ngành cơ bản đủ về số lượng, được quan tâm và có giải pháp nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp giáo dục. Nhiều đơn vị đã chú trọng công tác bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn cho đội ngũ GV. Các đơn vị tạo điều kiện để CBQL, GV đi học nâng chuẩn, tham gia các lớp bồi dưỡng lí luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và QLNN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Giáo dục Điện Biên đạt được những kết quả nói trên là do:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tạo nhiều cơ chế chính sách đầu tư, khuyến khích cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển;
- Nhận thức về GD&ĐT của cán bộ và nhân dân trong tỉnh trong những năm qua có chuyển biến rõ rệt, biểu hiện qua sự quan tâm chăm lo tới GD&ĐT ngày càng hiệu quả;
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã thúc đẩy và hỗ trợ có hiệu quả cho sự phát triển của GD&ĐT tỉnh nhà;
- Tồn ngành có sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực cao trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, ln
xác định và đặc biệt coi trọng việc hoàn thành chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu.
2.2.3. Những yếu kém, hạn chế và nguyên nhân 2.2.3.1. Những yếu kém, hạn chế 2.2.3.1. Những yếu kém, hạn chế
Chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa khu vực thành phố với vùng sâu, vùng xa.
Trình độ GV chưa đồng đều, việc bố trí xếp sắp đội ngũ chưa đồng bộ (thừa, thiếu cục bộ).
Tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của một số cán bộ quản lý còn hạn chế.
Trang thiết bị đồ dùng dạy học mới đảm bảo ở mức tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của giáo dục.
Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT có tăng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng trường học, mua sắm trang TBDH ở một số địa phương cịn hạn chế, cịn trơng chờ vào vốn hỗ trợ của Nhà nước…
2.2.3.2. Nguyên nhân của những yếu kém
Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; ở một số địa bàn vùng cao việc di dịch tự do, lợi dụng tôn giáo, sắc tộc ảnh hưởng đến công tác vận động HS ra lớp và chất lượng giáo dục toàn diện HS.
Một số nơi, cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương, cơng tác quản lý chỉ đạo phát triển giáo dục còn hạn chế.
Nhận thức về GD&ĐT của một bộ phận nhỏ cán bộ và nhân dân cịn hạn chế nên cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia... tiến triển chậm.
Ngân sách đầu tư xây dựng CSVC cịn hạn chế; cơng tác xã hội hóa chưa đều giữa các địa phương trong tỉnh.
Việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa tạo được những điển hình nổi trội và những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đột phá trong GD&ĐT;
2.3. Thực trạng trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên
2.3.1. Điều tra khảo sát thực tế 2.3.1.1. Mục đích điều tra: 2.3.1.1. Mục đích điều tra:
Tìm hiểu thực trạng TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên.
2.3.1.2. Đối tượng điều tra:
8 trường PTDTNT tỉnh Điện Biên vì đây là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thơng, dân tộc và nội trú được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này và có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Các đối tượng điều tra gồm: 24 CBQL, 150 GV, 8 nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm của 8 trường PTDTNT và 240 HS (90 HS lớp 11 và 150 HS lớp 12) của 3 trường: PTDTNT tỉnh, PTDTNT THPT huyện Mường Ảng và PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông.
2.3.1.3. Nội dung điều tra: (được kèm theo các bảng hỏi) 2.3.1.4. Thời điểm điều tra: Năm học 2013 - 2014.
2.3.1.5. Phương pháp điều tra và xử lý kết quả:
Điều tra được thực hiện bằng bảng hỏi.
Kết quả thu được từ các phiếu điều tra được xử lý bằng phương pháp