Ngành học cấp học Tổng số Đạt chuẩn Tỷ lệ % Trên chuẩn Tỷ lệ % Chưa chuẩn Tỷ lệ % Mầm non 2663 1135 42,6 1527 57,3 1 0,1 Tiểu học 4928 1542 31,2 3384 68,6 2 0,2 THCS 2604 953 36,5 1549 59,4 102 4,1 THPT 1177 950 80,7 219 18,6 8 0,7 GDTX 87 78 89,6 1 5,8 8 4,6 Tổng 11459 4658 40,6 6680 58,2 121 8,6
(Nguồn phòng TCCB, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên)
Đội ngũ GV toàn ngành cơ bản đủ về số lượng, được quan tâm và có giải pháp nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp giáo dục. Nhiều đơn vị đã chú trọng công tác bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn cho đội ngũ GV. Các đơn vị tạo điều kiện để CBQL, GV đi học nâng chuẩn, tham gia các lớp bồi dưỡng lí luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và QLNN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Giáo dục Điện Biên đạt được những kết quả nói trên là do:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tạo nhiều cơ chế chính sách đầu tư, khuyến khích cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển;
- Nhận thức về GD&ĐT của cán bộ và nhân dân trong tỉnh trong những năm qua có chuyển biến rõ rệt, biểu hiện qua sự quan tâm chăm lo tới GD&ĐT ngày càng hiệu quả;
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã thúc đẩy và hỗ trợ có hiệu quả cho sự phát triển của GD&ĐT tỉnh nhà;
- Tồn ngành có sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực cao trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, luôn
xác định và đặc biệt coi trọng việc hoàn thành chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu.
2.2.3. Những yếu kém, hạn chế và nguyên nhân 2.2.3.1. Những yếu kém, hạn chế 2.2.3.1. Những yếu kém, hạn chế
Chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa khu vực thành phố với vùng sâu, vùng xa.
Trình độ GV chưa đồng đều, việc bố trí xếp sắp đội ngũ chưa đồng bộ (thừa, thiếu cục bộ).
Tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của một số cán bộ quản lý còn hạn chế.
Trang thiết bị đồ dùng dạy học mới đảm bảo ở mức tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của giáo dục.
Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT có tăng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng trường học, mua sắm trang TBDH ở một số địa phương cịn hạn chế, cịn trơng chờ vào vốn hỗ trợ của Nhà nước…
2.2.3.2. Nguyên nhân của những yếu kém
Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; ở một số địa bàn vùng cao việc di dịch tự do, lợi dụng tôn giáo, sắc tộc ảnh hưởng đến công tác vận động HS ra lớp và chất lượng giáo dục tồn diện HS.
Một số nơi, cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương, cơng tác quản lý chỉ đạo phát triển giáo dục còn hạn chế.
Nhận thức về GD&ĐT của một bộ phận nhỏ cán bộ và nhân dân cịn hạn chế nên cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia... tiến triển chậm.
Ngân sách đầu tư xây dựng CSVC cịn hạn chế; cơng tác xã hội hóa chưa đều giữa các địa phương trong tỉnh.
Việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa tạo được những điển hình nổi trội và những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đột phá trong GD&ĐT;
2.3. Thực trạng trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên
2.3.1. Điều tra khảo sát thực tế 2.3.1.1. Mục đích điều tra: 2.3.1.1. Mục đích điều tra:
Tìm hiểu thực trạng TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên.
2.3.1.2. Đối tượng điều tra:
8 trường PTDTNT tỉnh Điện Biên vì đây là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thơng, dân tộc và nội trú được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Các đối tượng điều tra gồm: 24 CBQL, 150 GV, 8 nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm của 8 trường PTDTNT và 240 HS (90 HS lớp 11 và 150 HS lớp 12) của 3 trường: PTDTNT tỉnh, PTDTNT THPT huyện Mường Ảng và PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông.
2.3.1.3. Nội dung điều tra: (được kèm theo các bảng hỏi) 2.3.1.4. Thời điểm điều tra: Năm học 2013 - 2014.
2.3.1.5. Phương pháp điều tra và xử lý kết quả:
Điều tra được thực hiện bằng bảng hỏi.
Kết quả thu được từ các phiếu điều tra được xử lý bằng phương pháp thơng kê tốn học.
2.3.2. Kết quả khảo sát 2.3.2.1. Số lượng TBDH 2.3.2.1. Số lượng TBDH
Việc trang cấp TBDH ở các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên chủ yếu là do Sở GD&ĐT Điện Biên làm chủ đầu tư về CSVC theo chỉ tiêu kế hoạch, bên cạnh đó các nhà trường có mua sắm bổ sung thêm đảm bảo nhu cầu sử dụng. Các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên có CSVC sư phạm tương đối
khang trang và khá đầy đủ TBDH, hầu hết các trường đã xây dựng PHBM, thư viện, nhìn chung CSVC thiết bị đảm bảo để đáp ứng yêu cầu của chương trình và SGK.
Một số trường bên cạnh nguồn đầu tư của Nhà nước, các chương trình Dự án, sự đóng góp của phụ huynh HS và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các nhà tài trợ nên được trang bị các loại TBDH hiện đại như: vô tuyến, máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng,…