1.2.4. Phương pháp quản lý
1.2.4.1. Phương pháp quản lý
Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách hình thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. [16, tr. 102]
1.2.4.2. Phương pháp quản lý giáo dục
Phương pháp QLGD là tổ hợp những cách thức tiến hành hoạt động QLGD để thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Thực chất của phương pháp QLGD trong nhà trường, đó là phương thức tác động của người hiệu trưởng tới nhận thức, tình cảm và hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ GV nhà trường, của HS và tập thể HS nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến của nhà trường. Sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý có thể theo 2 phương thức cơ bản là bắt buộc và động viên khuyến khích.
Do vậy, phương pháp QLGD là các biện pháp, thủ thuật của cơ quan QLGD các cấp áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến.[16, tr. 103]
1.2.4.3. Các phương pháp quản lý giáo dục
Trong QLGD thường sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp tổ chức hành chính.
- Phương pháp tâm lý xã hội.
QL M P Tr ĐK Th N
- Phương pháp kinh tế. [16, tr. 104]
1.2.5. Hiệu quả
Theo từ điển bách khoa toàn thư: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái
sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự biến có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó. Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục tiêu của cuộc điều tra đó.
1.3. Sử dụng hiệu quả TBDH góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT
1.3.1. TBDH
Theo Lotx.Klinbơ (Đức) thì TBDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả q trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.
Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam, TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học… hình thành ở các em các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.
TBDH là một bộ phận trong hệ thống CSVC sư phạm, TBDH là tất cả những phương tiện cần thiết được GV và HS sử dụng trong hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động, khám
phá và lĩnh hội tri thức của HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
TBDH bao gồm máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mơ hình mẫu vật, hố chất, tranh ảnh, đồ dùng dụng cụ giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị trực quan khác.
TBDH góp phần giúp HS hiểu rõ hơn về bản chất của mọi khái niệm trừu tượng, là cơ sở khoa học minh chứng có sức thuyết phục, là sự vật trực quan sinh động nhất, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả….
Tại Điều 1 Quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/09/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định: Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tại lớp, thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện.
Các phương tiện như: Máy chiếu bản trong, máy chiếu dương bản, máy chiếu trực tiếp, máy chiếu vật thể (camera), máy chiếu phim, video, máy chiếu đa năng, máy tính nối mạng internet,… đã phổ biến trên thị trường và đã có mặt ở hầu hết các trường học, cơ quan, nó có tính hiện đại và khả năng sư phạm to lớn, thường được sử dụng chung tại lớp.
1.3.2. Phân loại TBDH
TBDH bao gồm các thiết bị dùng chung và TBDH bộ môn. TBDH các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Một bộ phận TBDH có tính hiện đại và khả năng sư phạm to lớn, thường được sử dụng chung trên lớp đó là phương tiện kỹ thuật dạy học. Nhờ có các phương tiện kỹ thuật, một lượng thơng tin lớn của bài học có thể được
hình ảnh hố, mơ hình hố, phóng to hoặc thu nhỏ, làm cho nhanh hơn hoặc chậm hơn,… đem lại cho người học một khơng gian học tập mang tính mục đích và hiệu quả cao. Các phương tiện kỹ thuật này với ưu thế về mặt sư phạm cũng góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.
*) TBDH dùng chung (phương tiện kĩ thuật dùng chung) gồm: Máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu qua đầu, máy ghi âm, đầu video, cassette, tivi, bảng tính thơng minh…
*) TBDH bộ mơn bao gồm các loại hình chính như sau: Tranh ảnh giáo khoa, bản đồ biểu đồ giáo khoa
Mơ hình, mẫu vật Dụng cụ, hóa chất Phim đèn chiếu
Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu Băng, đĩa hình; băng, đĩa ghi âm
Phần mềm dạy học (mơ hình mơ phỏng, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng…)
Giáo án điện tử/giáo án kỹ thuật số, bài giảng điện tử.... Phịng thí nghiệm ảo
Website học tập
Mơ hình dạy học điện tử Thư viện ảo/Thư viện điện tử Bản đồ tư duy…..
1.3.3. Sử dụng hiệu quả TBDH góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT
1.3.3.1. Hiệu quả sử dụng TBDH
Sử dụng TBDH là một trong những phương tiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, là nội dung và nguồn thông tin giúp đỡ cho GV và HS tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng TBDH không chỉ nhằm minh họa bài giảng mà cịn có tác dụng thúc đẩy nguồn nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS. Nếu sử dụng thiết bị một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo khơng những hiệu quả học tập không cao mà cịn dẫn đến tình trạng GV mất nhiều thời gian trên lớp, HS học tập căng thẳng, mệt mỏi.
Trong kinh tế học, hiệu quả được hiểu là chi phí bỏ ra thấp nhất mà thu được lợi nhuận cao nhất. Còn hiệu quả trong giáo dục là sự đầu tư kinh tế trong giáo dục và kết quả mang lại cho sự phát triển giáo dục, kinh tế xã hội, trong đó bao gồm cả sự đầu tư CSVC và TBDH.
Hiệu quả sử dụng thiết bị bao gồm những thành phần cơ bản: Hiệu suất trong và hiệu suất ngồi.
1.3.3.2. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH
Tiêu chí 1. Hiệu suất trong
Chỉ số 1. Tần suất sử dụng TBDH xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học, tính trên tỷ lệ GV, tỷ lệ giờ học (hoặc thời gian thực học), tỉ lệ môn học, tỉ lệ loại thiết bị.
Chỉ số 2. Mức độ sử dụng TBDH xét theo khả năng khai thác thực tế của GV và HS so với tính năng kỹ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị, tính trên các tỉ lệ nói trên.
Chỉ số 3. Tính thành thạo sử dụng thiết bị xét theo kỹ năng, thao tác và cách xử lý tình huống của GV và HS trong q trình sử dụng thiết bị, tính trên tỷ lệ các sự cố về kỹ thuật có thể xảy ra và cách khắc phục an toàn, tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố, tỉ lệ những sáng kiến, phát triển các ứng dụng mới mà GV và HS thực hiện.
Chỉ số 4. Tính kinh tế của sử dụng thiết bị xét theo mức độ hư hỏng, xuống cấp, bảo đảm thời hạn sử dụng thực tế và kĩ năng bảo quản, chỉnh sửa thiết bị của GV và HS, tính trên tỉ lệ phần trăm hỏng hóc, giảm chất lượng của
mỗi loại thiết bị, tỉ lệ chi phí sửa chữa trên chi phí mua sắm, độ bền sử dụng theo thời gian hoặc theo số lượt sử dụng.
Tiêu chí 2. Hiệu suất ngồi
Chỉ số 5. Mức độ cải tiến, đổi mới phương pháp và kỹ năng dạy học của GV do có sử dụng thiết bị, phương tiện, xét theo số lượng giờ học được đánh giá tốt. GV phát triển những kỹ năng, những tri thức và quan điểm mới trong quá trình dạy học nhờ tác động của các loại hình thiết bị giáo dục sự đa dạng của các hình thức dạy học và kỹ thuật lên lớp, việc tổ chức học tập, kiểm tra và đánh giá…
Chỉ số 6. Mức độ cải tiến kỹ năng, thái độ và tính tích cực học tập của HS xét theo quan hệ so sánh với những thời kỳ, những trường và lớp chưa quan tâm sử dụng TBDH hoặc sử dụng TBDH chưa tốt, tức là phải nghiên cứu từng trường hợp và xác định các chỉ số khác biệt giữa các trường, các lớp, các thời kỳ dạy học khác nhau.
Chỉ số 7. Mức độ cải tiến các quan hệ sư phạm trên lớp giữa GV và HS, giữa HS với nhau, giữa cá nhân và nhóm xét theo tần suất xuất hiện các nhân tố tích cực của mơi trường và quan hệ như tăng cường các hành vi hợp tác, tương trợ, tăng cường không khí thi đua và tham gia, mức độ giảm các bất đồng…
Chỉ số 8. Mức độ tăng cường hay nâng cao khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin trong học tập và giảng dạy xét theo lượng xuất hiện các cơ hội, điều kiện và phương tiện thuận lợi cho dạy và học ở nhà trường cho mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, giữa học cá nhân và học nhóm, trong giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn của tập thể GV.
Tiêu chí 3. Kết quả so với mục tiêu quản lý
Chỉ số 9. Mức độ đạt mục tiêu chung thể hiện ở kết quả chung thực tế thu được xét theo các mặt quản lý hành chính và nhân sự, quản lý chuyên môn, quản lý học tập và chỉ đạo công tác chung của nhà trường tính trên tỷ lệ kết quả, mục tiêu.
Chỉ số 10. Mức độ đạt mục tiêu chuyên biệt thể hiện ở những kết quả chuyên biệt thực tế thu được ở nhà quản lý, GV, HS, gia đình, nhà trường, xã hội được tính chi tiết trên từng người, từng việc, từng nhiệm vụ, thông qua sự tăng cường tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi và đạo đức.
Tuy nhiên, 10 chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục đã nêu trên chỉ là các chỉ số cơ bản và thiết yếu. Để tập trung cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH một cách thiết thực, tác giả đã chọn 5 chỉ số chính để thu thập thơng tin qua điều tra khảo sát và đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH.
Một là, tần suất sử dụng: Đây là chỉ số quan trọng vì nó là tiền đề cho
việc xét đến hiệu quả sử dụng TBDH, không phải sử dụng nhiều lần TBDH là đương nghiên nâng cao được hiệu quả sử dụng, nhưng tần suất sử dụng TBDH càng cao thì người sử dụng (GV, HS, nhân viên thí nghiệm) càng có cơ hội sử dụng thuần thục hơn và hiệu quả sử dụng có cơ hội được nâng cao.
Hai là, mức độ sử dụng: TBDH được xét theo khả năng khai thác thực
tế của GV và HS so với các tính năng kỹ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị (tính trên các tỷ lệ nói trên).
Ba là, tính thành thạo sử dụng: TBDH được xét theo kỹ năng và thái độ
của GV và HS trong quá trình sử dụng thiết bị. GV có tự giác sử dụng TBDH không hay là bị bắt buộc phải sử dụng? Trình độ sử dụng TBDH có được nâng cao khơng? HS có hào hứng với các bài có sử dụng TBDH khơng? Năng lực thực hành, năng lực tư duy lơgic của HS có được phát triển khơng?
Bốn là, tính kinh tế của việc sử dụng: Nói đến tính kinh tế trong sử dụng
TBDH là nói đến sự bền vững của thiết bị để sử dụng lâu dài, là nói đến chất lượng sử dụng TBDH. Nếu trong q trình dạy học có sử dụng TBDH, TBDH có tác dụng đổi mới PPDH và mang lại kết quả học tập tốt cho HS thì điều đó có nghĩa là tính kinh tế của TBDH đó đã được khẳng định.
Năm là, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học: Chương trình và nội
tích cực hố quá trình nhận thức, quá trình tư duy, HS tham gia thảo luận nhiều hơn. Trong quá trình sử dụng TBDH mà quan sát thấy HS có các biểu hiện như trên có nghĩa là đã nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và khơng nhất thiết phải là thiết bị đắt tiền. Việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH là vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập song lại phụ thuộc nhiều vào cơng tác quản lý, do vậy địi hỏi người quản lý phải nắm rõ nội dung, phương pháp quản lý TBDH để phát huy được hiệu quả của TBDH trong hoạt động dạy và học cũng như trong các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
1.4. Nội dung quản lý TBDH trong các trường THPT
1.4.1. Khái niệm quản lý TBDH
Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và dạy học. Nội dung TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục, dạy học khi được quản lý tốt. Do đó, đi đơi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý TBDH trong nhà trường. TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế, giáo dục, vừa mang tính khoa học, giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học mặt khác cần tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục. Như vậy, có thể nói TBDH là một trong những cơng việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.
1.4.2. Nội dung công tác quản lý TBDH 1.4.2.1. Quản lý đầu tư mua sắm TBDH
Quản lý đầu tư mua sắm TBDH là quản lý về vốn đầu tư, cách thức, hiệu quả, kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH của nhà trường. Ở các trường