Trường trung học phổ thơng ngồi cơng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 29)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Trường trung học phổ thơng ngồi cơng lập

1.4.1. Trường trung học phổ thơng ngồi cơng lập trong hệ thống giáo dục quốc dân quốc dân

Trường ngồi cơng lập có thể được hiểu là: Các cơ sở giáo dục mà Nhà nước khơng đầu tư và quản lý tồn diện về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực mà nguồn này do các tổ chức và cá nhân xin mở trường tự huy động.

Luật giáo dục năm 1998 cũng đã nêu ra về trường ngồi cơng lập gồm

3 loại hình: Bán cơng – Dân lập – Tư thục. Khái niệm trường ngồi cơng lập

được chính thức hố tại Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục 1998, tại Điều 13 của Nghị định này quy định: “Các cơ sở giáo dục bán công, dân lập, tư thục gọi chung là cơ sở giáo dục ngồi cơng lập.”

Riêng với loại hình THPT ngồi công lập, Luật giáo dục năm 2005 đã quy định chỉ có loại hình tư thục. Theo Điều 4, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 23/8/2011) nêu rõ: “Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước”.

1.4.1.1. Yêu cầu

Tại điều 23, Luật giáo dục năm 1998 [33] đã ghi: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo

dục trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”

1.4.1.2. Quy mô phát triển

Đảm bảo nguyên tắc đã được quy định từ Luật Giáo dục năm 2005

[34], tại khoản 2 - Điều 48: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”.

1.4.2. Học sinh trường trung học phổ thơng ngồi cơng lập

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi học sinh THPT có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học sinh THPT nói chung, học sinh THPT ngoài cơng lập nói riêng là những em đang ở độ tuổi từ 15-19. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của các em. Đây là lứa tuổi của các em khơng cịn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn, các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị từ mọi lực lượng giáo dục. Vì thế, trong quá trình giáo dục đạo đức cho lứa tuổi này nhất thiết cần chú ý tới những tác động cơ bản ảnh hưởng tới việc rèn luyện đạo đức cho học sinh.

Thời kỳ này, các em có sự phát triển nhanh, mạnh cả về trí tuệ và thể lực. Đây cũng là thời kỳ đánh đấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội. Các em có xu hướng thốt khỏi phạm vi gia đình hồ nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển những kĩ năng mới để tự khẳng định mình. Ở lứa tuổi này, ngồi những đặc điểm sinh lý, tâm lý đang phát triển mạnh, các em cịn phải thích nghi với những thay đổi to lớn về môi trường học tập (chuyển cấp học từ THCS lên THPT, chuyển trường, thay đổi điều kiện sống...) và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội cũng như thích nghi với những môi trường xã hội rộng lớn hơn. Trong bối cảnh xã hội thời

kỳ CNH - HĐH, đất nước mở cửa, hội nhập toàn cầu; đặc biệt là cơ chế thị trường và nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh và có những diễn biến phức tạp như hiện nay thì những tác động từ bên ngồi, từ điều kiện xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh ở lứa tuổi bén nhậy này về mọi mặt, đặc biệt là tâm lý, tính cách, lối sống. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT có những biểu hiện cụ thể như sau :

* Về thể lực và trí tuệ

Duới tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục, ở trẻ diễn ra hàng loạt những thay đổi nhanh chóng hình dáng của cơ thể. Đây là thời kỳ thể lực của cơ thể phát triển sung mãn, sinh lực dồi dào có tính đột biến (bước ngoặt).

Ở thời kỳ này, quá trình nhận thức của các em có tính chủ định cao; các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trước các đối tượng đã biết, đã đọc, đã học và cả các đối tượng chưa biết, chưa học trong trường. Các em bắt đầu có khả năng nhận xét đánh giá về bản thân, về mọi người xung quanh và các vấn đề của cuộc sống theo cách của riêng mình, có căn cứ và chuẩn xác hơn. Đương nhiên, tư duy của các em cũng không thể tránh khỏi những nhận thức sai lầm, thiếu chuẩn xác bởi tính nóng vội và nhu cầu bộc lộ bản thân phát triển mạnh mẽ.

* Về mặt tính cách

Ở độ tuổi này tính khí của các em thường hay thay đổi thất thường do chức năng nội tiết phát triển mạnh, những tác dụng ức chế của vỏ não chưa tới mức hồn hảo, có nhiều nhu cầu nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính phức tạp của cuộc sống, chưa hiểu rõ và làm chủ được hành vi của bản thân... nên thường hay bực bội, lo lắng, buồn, vui thất thường.

Nhưng cũng ở chính độ tuổi này tính độc lập của các em phát triển rất cao, các em ngày càng trở nên ít hoặc khơng muốn phụ thuộc vào cha mẹ mà chú ý nhiều đến bạn bè để đạt được nhu cầu được độc lập, được khẳng định bản thân.

* Về mặt tình cảm

Do những biến đổi sinh lý sâu sắc, hc mơn sinh dục phát triển mạnh mẽ dẫn đến những biến đổi rõ rệt về tâm lý, tình cảm. Các em chuẩn bị bước

vào mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và được yêu, tỏ ra thân mật và tạo sức hấp dẫn trong quan hệ với bạn khác giới.

Sự phát triển cảm xúc làm các em thay đổi khơng những trong tính tình mà cịn trong cách cư xử hàng ngày.

* Về ý thức xã hội

Các em thường cố gắng để khẳng định chính mình và đạt được cái mà mình muốn. Các em thường đặt những câu hỏi về chính mình, về khả năng của mình và có nhiều dự định cho tương lai. Thế giới quan và nhân sinh quan công dân được hình thành và phát triển mạnh. Ở giai đoạn này nhân cách công dân cũng đồng thời phát triển ngày càng mạnh; tuy nhiên không thể tránh khỏi sự bồng bột, cực đoan, hành động nông cạn bởi sự phát triển mãnh liệt của tình cảm xung đột với sự chưa hồn thiện của lý trí, thế giới quan và nhân sinh quan.

Điều đó càng cho thấy ở trường THPT nói chung, trường THPT ngồi cơng lập nói riêng thì việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất hạt nhân, đóng vai trị định hướng cho các hoạt động khác và định hình căn bản cho sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh.

1.4.3. Các yêu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức 1.4.3.1. Yếu tố xã hội 1.4.3.1. Yếu tố xã hội

Xã hội có tác động khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động của lối sống coi trọng vật chất, ham hưởng thụ hơn tính nhân văn. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thơng tin, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội nên nhìn chung học sinh ngày nay phát triển nhanh về nhiều mặt và có những biểu hiện rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây chính là kinh nghiệm, vốn sống và khả năng phân biệt bản chất các vấn đề xã hội của trẻ cịn rất hạn chế. Chính vì thế mà chỉ

với những hiểu biết bề nổi, trẻ tưởng rằng mình đã là người lớn thực thụ nên tự quyết định những vấn đề của bản thân mà xem nhẹ những lời khuyên của cha mẹ, của thầy cô, của người lớn. Từ đó dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.

Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà trẻ tiếp xúc là những tấm gương phản diện với những gì mà cha mẹ và nhà trường giáo dục cho nên gây khó khăn cho q trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào những chuẩn mực đạo đức mà thầy cơ và gia đình giáo dục các em.

Bởi vậy, tất cả các lực lượng giáo dục cần nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những lý luận của đạo đức học để giáo dục, để quản lý học sinh có hiệu quả nhất theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

1.4.3.2. Yếu tố gia đình

Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ. Khi được sống trong một gia đình hạnh phúc, mọi người đều thương yêu quý mến nhau, giúp đỡ nhau trong cơng việc gia đình và xã hội, giữ đúng tư cách của mình trong gia đình chính là một nền tảng vững chắc để nhân cách mỗi đứa trẻ được hình thành và phát triển đúng hướng.

Trong mỗi gia đình, cha, mẹ là những người có vai trị trụ cột. Nhân cách đúng mực và sự quan tâm thoả đáng của cha mẹ là điều kiện, cơ sở quan trọng giúp học sinh THPT hình thành và phát triển hành vi đạo đức. Ngày nay trước nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống và ảnh hưởng khơng tích cực của những quan niệm sống mới, một bộ phận cha mẹ thường quá bận tâm với công việc, quá coi trọng đời sống vật chất, chạy theo tiện nghi, mải lo kiếm tiền, làm giàu….cho nên đã khơng có hoặc ít có thời gian, điều kiện, thậm chí khơng quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái. Đây chính là nguyên nhân tai hại để các em tự do thâm nhập vào các tệ nạn xã hội, bng thả mình dẫn đến sự sa sút, xói mịn về đạo đức, mất định hình về nhân cách, rồi từ đó đẩy các em vào những ngõ cụt.

1.4.3.3. Yếu tố nhà trường

Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Vị trí, uy tín và việc duy trì nề nếp, kỉ cương, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, bầu khơng khí sư phạm của nhà trường có ảnh hưởng khơng nhỏ dến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

* Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức học sinh. Thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm cần nắm bắt được diễn biến tâm lí phức tạp cũng như kịp thời tư vấn, uốn nắn những hành vi đạo đức của học sinh tuổi mới lớn. Tấm gương về nhân cách, đạo đức và năng lực của thầy cơ có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến ý thức và sự rèn luyện ý thức đạo đức của học sinh THPT. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống. Kinh nghiệm, nghệ thuật và phương pháp giáo dục học sinh của một số giáo viên chủ nhiệm cũng hạn chế. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa thường xuyên và thống nhất… Điều đó đó làm ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào thầy cơ và nhà trường.

Tóm lại, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Học sinh có thể khơng dễ dàng làm theo lời khuyên của giáo viên, mà các em lại dễ dàng làm theo cách giáo viên đang làm. Đối với công tác giáo dục đạo đức, chất lượng đội ngũ CNQL và GV thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi CBQL và GV. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với học sinh, được học sinh mến phục, kính yêu. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL và GV là một trong những phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục đạo đức nói riêng.

* Bạn bè

Để đạt được sự độc lập, được thích nghi với cái mới, được chia sẻ và được khẳng định mình cũng như đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và sự thay đổi của tâm sinh lý, thì thanh niên học sinh thường thích giao lưu với bạn bè và có nhu cầu về tình bạn khác giới. Bạn bè cùng lứa tuổi là những người có nhiều điểm chung về sở thích, quan niệm sống, tính cách... Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi mặt của đời sống.

Với học sinh THPT, quan hệ bạn bè là một trong những mối quan hệ chủ đạo, rất phong phú và phức tạp. Những ảnh hưởng của mối quan hệ bạn bè này đến đạo đức và sự phát triển nhân cách của học sinh có tính chất hai mặt rất rõ rệt. Có bạn, chọn được bạn tốt là điều kiện thuận lợi để các em học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách cũng như đứng vững trước những tác động khơng tích cực của nhóm bạn xấu, những cám dỗ của tệ nạn xã hội.

* Hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường

Đoàn Thanh niên là tổ chức mà chức năng quan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Do đó, Đồn Thanh niên ln giữ vai trị quan trọng trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Chất lượng hoạt động và giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên có đạt kết quả cao hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ Đoàn và nội dung, phương thức, hình thức tổ chức hoạt động. Do đó, hiệu trưởng phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

* Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc khơng thể thực hiện được. Thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu

quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, một trong những nội dung của việc quản lý cơng tác giáo dục đạo đức là phải có kế hoạch bố trí, sắp xếp, huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 29)