Những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp Trung ương về du lịch.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 28)

DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

3.1.1. Những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp Trung ương về du lịch. lịch.

• Tổng cục Du lịch tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan soạn thảo kế hoạch thực hiện các chiến lược dài hạn; đồng thời tư vấn, đề xuất cho Chính phủ các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh loại hình du lịch biển và hạn chế tối đa sự phức tạp trong quá trình hoàn tất thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế inbound.

o Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch biển: một trong những hạn chế đối với sự phát triển du lịch biển thời gian qua là sự bất cập về hạ tầng du lịch biển, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch, sân bay và đường giao thông ven biển. Chính vì vậy để tăng cường sự phát triển của du lịch biển, cần có sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ đối với việc nâng cấp, mở rộng và xây mới các công trình du lịch biển lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển.

o Đầu tư cho việc đánh giá có hệ thống tiềm năng tài nguyên du lịch biển. Để có cơ sở cho việc hoạc định một chiến lược phát triển du lịch biển lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững từ góc độ tài nguyên và môi trường, rất cần có được những thống kê, đánh giá một cách sát thực tiềm năng du lịch biển, đặc biệt đối với những tiềm năng đặc thù, có giá trị. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Chính phủ về một chương trình điều tra tổng hợp, có hệ thống về tiềm năng và thực trạng khai thác tiềm năng du lịch biển.

o Đầu tư cho bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch biển có giá trị đặc biệt. Sự xuống cấp hiện nay của tài nguyên du lịch biển đặc biệt bao gồm cả các di sản thế giới ở vùng ven biển liên quan đến năng lực tài chính cho việc bảo tồn và phát triển những giá trị đó. Chính vì vậy, ngoài sự quan tâm hỗ trợ về vật chất kỹ thuật của Chính phủ về vấn đề này rất cần có cơ chế để sử dụng một phần kinh phí từ thu nhập du lịch phục vụ cho mục đích trên.

• Chính phủ cần có những ưu tiên đặc biệt với những dự án đầu tư phát triển du lịch biển có tính bền vững để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt hiện nay là các doanh nhân Việt kiều đầu tư có chiều sâu, đảm bảo vừa phát triển du lịch biển không ngừng, vừa gìn giữ bảo tồn những nguồn tài nguyên biển đặc thù của Việt Nam.

• Chính sách khuyến khích phát triển du lịch ở vùng đảo xa góp phần bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc phòng.

• Tổng cục Du lịch cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch biển có tính quy chuẩn chung làm căn cứ cho các cơ

quan cấp giấy phép trong việc xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 28)