- HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT MANG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TRUYỀN THỐNG ĐÓ LÀ CÁC
2.3.7. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý
Trong sự vận động, phát triển chung của xã hội, do quy luật phát triển không đồng đều nên ở nước ta cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có lớp người sinh sống dưới mức trung bình của xã hội, cịn gọi là người nghèo, thường đi đơi với nghèo về vật chất họ cịn nghèo về tri thức; kém và không hiểu biết pháp luật. Do vậy, song song với việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội nhằm xố đói giảm nghèo, hạn chế dần sự chênh lệch giữa các vùng miền, Nhà nước cũng đồng thời thực hiện công bằng xã hội, trong đó có thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng này.
Ngày 23/3/1999, trên cơ sở Quyết định số 452/QĐ-UB của UBND tỉnh Thanh Hố, Trung tâm trợ giúp pháp lý Thanh Hố chính thức được thành lập. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp (khơng có thu) có hai chức năng chính là giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng là người có cơng, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và các đối tượng chính sách khác, đồng thời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Được sự quan tâm của UBND Tỉnh Thanh Hoá, sự chỉ đạo sát sao của ngành Tư pháp, Cục trợ giúp pháp lý, sau 6 năm hình thành và phát triển,
Trung tâm trợ giúp pháp lý Thanh Hố đã mang lại những lợi ích chính trị to lớn, đóng vai trị là cầu nối giúp chính quyền các cấp tháo gỡ, khắc phục những bất cập của chính quyền đối với nhân dân. Hoạt động trợ giúp pháp lý cũng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác giải quyết cơng việc một cách chính xác, khách quan, cơng bằng và đúng pháp luật; góp phần tích cực thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị mở rộng điều kiện để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trước tồ, bảo đảm cho người nghèo khơng có điều kiện thuê luật sư tư cũng có luật sư bảo vệ miễn phí.
Với sự nỗ lực của cán bộ và cộng tác viên trong trung tâm, tính đến tháng 3/2005 Trung tâm đã thực hiện được 6.143 vụ việc cho 6.023 lượt người. Bên cạnh việc trợ giúp pháp lý bằng văn bản, trung tâm còn thường xuyên giải thích, trả lời pháp luật qua điện thoại, bình qn, mỗi ngày có 03 đến 05 trường hợp. Tổ chức một lớp tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho 1.285 hòa giải viên; biên soạn và phát hành 400 cuốn sổ tay vụ việc trợ giúp pháp lý phục vụ cho cộng tác viên tham khảo và rút kinh nghiệm. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 103 chuyến công tác tại 227 thôn, bản, vùng sâu, vùng miền núi, vùng duyên hải và các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc 11 huyện miền núi và các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hố, n Định, Vĩnh Lộc, Nơng cống, Tĩnh Gia, Hoằng Hố, Hậu Lộc, Nga Sơn. Nói chuyện pháp luật với 23 nghìn lượt người, phát tận tay hơn 23.000 tờ gấp pháp luật, giao 600 băng cát sét có nội dung pháp luật cho trưởng thôn phát trên loa phát thanh.
Mặc dù, những hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý Thanh Hố đã có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế chính trị xã hội của nhân dân trong tỉnh, song trong những khó khăn, hạn chế nhất định, Trung tâm chưa thể đáp ứng hết yêu cầu trợ giúp pháp luật cho nhân dân. Đây cũng là vấn đề trách nhiệm đặt ra cho các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, trách nhiệm của mỗi cán bộ, cộng tác viên, trong việc rèn luyện, nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm với công việc trợ giúp pháp lý và
đồng thời là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách xã hội.