Nhóm dân cư khu vực miền núi Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 52)

- HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT MANG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TRUYỀN THỐNG ĐÓ LÀ CÁC

2.2.1. Nhóm dân cư khu vực miền núi Thanh Hoá

Trong số 54 dân tộc anh em chung sống, gắn bó từ bao đời nay trên lãnh thổ nước ta, đồng bào dân tộc ít người chiếm trên 13%, đồng bào dân tộc Kinh chiếm gần 87%. Họ sống rải rác khắp nơi ở các tỉnh miền núi và đồng bằng suốt từ Bắc vào Nam, hơn nữa lại ở những nơi có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị quốc gia cũng như về kinh tế của cả nước hoặc sát

biên giới các nước láng giềng, có nhiều tài ngun khống sản q,... Thực tiễn và lý luận của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật những năm qua cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước cũng như nhiều cấp, nhiều ngành từ Trung ương đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, các văn bản pháp luật quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi (trong đó có việc giáo dục pháp luật để nâng cao dân trí pháp lý nói chung và nói riêng cho cán bộ, nhân dân miền núi và dân tộc ít người) đã tập trung đầu tư kinh phí vật chất khơng nhỏ để phục vụ những nhiệm vụ nói trên. Song tình hình tơn trọng và thực hiện pháp luật ở vùng miền núi hiện vẫn đang là vấn đề nhức nhối, cần được quan tâm hơn nữa. Miền núi Thanh Hố cũng khơng nằm ngồi tình hình chung đó, nhưng do sự tác động của yếu tố địa lý, kinh tế - xã hội của địa phương nên cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật có những đặc điểm riêng.

Thanh Hố có 11 huyện miền núi và 7 huyện đồng bằng trung du có xã miền núi với tổng số 222 xã, 2070 thôn bản (trong 11 huyện có 195 xã, 1813 thơn- bản), dân số là 1.044.092 người chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh, gồm các dân tộc: Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Mông, Thổ, Kinh. Dân cư được phân bố thành hai vùng khác nhau là vùng núi cao và vùng núi thấp.

- Vùng núi cao: Có 7 huyện gồm 107 xã, 925 thôn, bản chủ yếu là dân tộc Dao, Thổ, Khơ Mú, Mơng sinh sống, trong đó có cả người Kinh và người Thái, Mường sinh sống.

- Vùng núi thấp: Có 4 huyện miền núi và 26 xã của 7 huyện đồng bằng trung du với 114 xã, 1.145 thôn, bản chủ yếu là dân tộc Mường, Thái sống xen kẽ với dân tộc Kinh.

Thực trạng về nhận thức và chấp hành pháp luật của đồng bào miền núi hiện nay:

Đối với các huyện vùng núi thấp và các xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng trung du, hầu hết là đồng bào dân tộc Thái và Mường sống chung

với người Kinh, trình độ nhận thức pháp luật của họ có tiến bộ hơn so với đồng bào các dân tộc vùng cao.

Đối với các huyện vùng núi cao, chủ yếu có 4 dân tộc là Mơng, Dao, Thổ, Khơ Mú (chiếm 60% dân số trong khu vực). Điều kiện để người dân tiếp cận nắm bắt thơng tin rất hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp hơn ở các vùng thấp và trung du. Năm 2002 Toà án nhân dân các huyện miền núi đã thụ lý 150 vụ án hình sự với 105 bị cáo là người dân tộc, trong đó có 18 vụ án ma tuý, án dân sự thụ lý 165 vụ án, án hơn nhân gia đình thụ lý 224 vụ...Qua đánh giá chung, hầu hết các bị cáo trong các vụ án hình sự, các

nguyên đơn và bị đơn trong các vụ án dân sự và hôn nhân gia đình có trình độ rất thấp, nhiều người văn hố chỉ lớp 1, lớp 2 thậm chí là chưa biết chữ, khơng hiểu biết về pháp luật.

Bên cạnh đó, ở địa bàn vùng núi cao tình trạng di cư tự do của người Mông vẫn thường xuyên xảy ra. Năm 2003, số lượng người Mông di cư sang Lào 5 hộ (19 khẩu), vào Tây Nguyên 42 hộ (221 khẩu), trở về quê cũ (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La) 42 hộ (221 khẩu), di cư trong nội tỉnh 18 hộ (127 khẩu), di cư từ các tỉnh phía Bắc đến Thanh Hố 15 hộ (60 khẩu). Cùng với việc di cư của người Mơng là tình trạng phá rừng, phát sinh các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, nghiện hút ma tuý,... Tính đến nay, địa bàn miền núi đã có trên 1.000 người nghiện hút, đối với tệ nạn ma tuý không chỉ riêng đồng bào dân tộc mà có cả cán bộ, giáo viên đang sinh sống và làm việc tại khu vực miền núi cũng vi phạm. Trên thực tế những năm qua, công tác tuyên

truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc miền núi chưa được các cấp, các ngành quan tâm nên nhận thức pháp luật của họ còn rất thấp, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao vẫn trong tình trạng “đói pháp luật”.

Thực trạng về tổ chức bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở miền núi Thanh Hoá:

Hiện nay ở các huyện miền núi đều đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ

tịch. Tuy nhiên công tác chỉ đạo hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật không được thường xuyên, kém hiệu quả, do đội ngũ cán bộ chun trách có trình độ chun mơn, nghiệp vụ pháp lý thấp hoặc chưa được qua đào tạo pháp lý. Trong tổng số 221 xã miền núi mới có 48 xã (của 2 huyện Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) đã thành lập được Ban chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã, còn lại 173 xã chưa có Ban chỉ đạo.

Đặc biệt thơng qua một bộ phận có vị trí quan trọng trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi đó là đội ngũ các già làng, trưởng bản mà các văn bản pháp luật đã được chuyển tải đến với người dân ở các bản làng dân tộc một chách nhanh chóng, góp phần ổn định trật tự đời sống, hạn chế những vi phạm pháp luật, thúc đẩy kinh tế - xã hội miền núi phát triển. Già làng, trưởng bản là những người có uy tín trong dịng họ, làng, bản, được mọi người suy tơn hoặc bầu ra để quản lý và điều hành trực tiếp các hoạt động trong cộng đồng dân tộc ở miền núi, họ là những người am hiểu các phong tục tập quán, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, là những người thay mặt dòng họ, làng bản, dân tộc thực hiện việc đối nội, đối ngoại, do đó đối với người dân trong cộng đồng dân tộc thì họ có ảnh hưởng rất lớn. Đội ngũ già làng, trưởng bản đã có nhiều đóng góp lớn vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng miền núi, dân tộc. Họ là cầu nối trực tiếp để

chuyển tải những quy định pháp luật đến nhân dân. Dưới sự chỉ đạo của chính quyền cơ sở, đội ngũ già làng, trưởng bản trực tiếp điều hành, quản lý công việc ở thôn, bản và là cố vấn của các thành viên trong cộng đồng, họ thường xuyên tiếp xúc, làm việc với chính quyền cơ sở, trực tiếp lĩnh hội những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và với vốn kiến thức pháp luật đã có, kết hợp với phong tục tập quán của dân tộc vận dụng vào việc giải quyết các công việc hàng ngày, tham gia vào công tác hịa giải ở cơ sở, qua đó người dân hiểu biết thêm về luật pháp Nhà nước. Đến nay ở 1.560 làng, bản ở miền núi, dân tộc đều đã có đội ngũ trưởng thơn, trưởng bản, bên cạnh đấy là đội ngũ các già làng đáng tin cậy tích cực tham gia vào các hoạt động ở địa

quyền địa phương phải quan tâm đến việc bồi dưỡng kịp thời, có chính sách động viên thỏa đáng (cả vật chất và tinh thần) đối với đội ngũ già làng, trưởng bản để họ tích cực tham gia hơn nữa vào các hoạt động ở địa phương, đặc biệt trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Mơ hình khái qt về hoạt động PBGDPL cho đồng bào dân tộc ở khu vực miền núi Thanh Hố

Trường phổ thơng. Trường dân tộc nội trú. Trường khác.

Qua già làng, trưởng bản. Qua các lễ hội.

Các sinh hoạt văn hóa Theo giới, tuổi, nghề nghiệp. Theo tổ (3, 5, 7 người) Báo Trung ương. Báo địa phương.

Đài Phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương.

“Quy ước hóa” luật thực định. Đội thơng tin cơ sở.

Qua tọa đàm nhỏ theo cụm dân cư.

Có hỗ trợ kinh phí từ Trung ương. Hỗ trợ song song từ nguồn nước ngoài.

Các hỗ trợ khác …………................

Nguyên nhân của thực trạng hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hoá:

GDPL qua trường học GDPL qua các sinh hoạt truyền thống truyền thống Mô hình khung GDPL qua các hoạt động hịa giải

Qua các phương tiện

thông tin đại chúng

GDPL theo phương thức riêng của địa phương

Các phương thức hỗ trợ khác

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Qua điều tra, khảo sát tình hình, có thể thấy các yếu tố địa - kinh tế, địa - văn hóa, tổ chức - pháp luật đã có tác động rõ nét đến thực trạng hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hóa như sau:

Các dân tộc miền núi Thanh Hố có đời sống rất thấp, nhiều nơi thiếu ăn, nạn mù chữ và tái mù chữ vẫn còn tồn tại, kinh tế chủ yếu chỉ mang tính tự cấp, tự túc, do đó dẫn đến sự biệt lập cao giữa các khu vực dân cư.

Mặt khác, do địa dư hành chính rộng, giao thơng rất khó khăn nên ở miền núi và vùng cao, đơn vị hành chính cấp xã chưa thực sự đóng vai trị là đơn vị hành chính cơ sở, mà chính là các thơn, bản vùng cao lại là đơn vị cơ sở. Do đó cần chú trọng hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các thôn, bản, đặc biệt là việc phát triển, nhân rộng các tổ hoà giải trong các thơn, bản thì hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mới có hiệu quả.

Bên cạnh đấy, kinh phí đầu tư cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào miền núi cịn ít, chưa có sự ưu tiên đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nguyên nhân nữa, đó là sự thiếu quan tâm đến lực lượng và hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Năng lực và trách nhiệm của các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Có cán bộ quản lý thôn, xã mới chỉ học đến lớp 4, lớp 5, thậm chí có cán bộ khơng biết chữ. Điều kiện cung cấp thông tin, truyền thông kiến thức ở các xã miền núi cịn rất khó khăn nên cơng tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật còn rất hạn chế.

Ngồi ra, các vùng cao cịn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu không phù hợp với nếp sống văn hoá và các quy định của pháp luật. Tâm lý dân tộc chiếm địa vị độc tôn trong suy nghĩ của mỗi người dân, tâm lý này bao gồm cả tư tưởng dân tộc cục bộ và dân tộc địa phương. Người dân sống trong các thơn, bản chỉ có nhu cầu giao lưu về tình cảm, ít có nhu cầu tiếp thu các tri thức, văn hố, các chuẩn mực xã hội mới, trong đó có pháp luật. Tâm lý dân

tộc tự ti, hẹp hòi rất phức tạp và xử sự chủ yếu theo cảm tính. Các cộng đồng, các cụm dân cư, các dịng họ có phong tục và tập quán riêng biệt. Bởi vậy, khi tâm lý này mâu thuẫn với tinh thần của các quy định pháp luật thường dễ nảy sinh thái độ chống đối, coi thường pháp luật. Những hủ tục nặng nề, lạc hậu như thách cưới, đám ma kéo dài, bắt cóc trả nợ, lấy nhiều vợ,... là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội, gây mất trật tự ổn định trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 52)