Yếu tố địa kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 39 - 40)

- HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT MANG TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TRUYỀN THỐNG ĐÓ LÀ CÁC

2.1.1. Yếu tố địa kinh tế

Các Mác đã viết “Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được” [93, 20].

Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thì các điều kiện kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp, quyết định sự ra đời của pháp luật, mà cịn quyết định tồn bộ nội dung và sự phát triển của nó.

Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, yếu tố địa - kinh tế có vai trị quyết định đối với nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện phổ biến, giáo dục pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể.

Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng kinh tế vơ cùng phong phú. Tiềm năng, thế mạnh đó cho phép Thanh Hóa phát triển một nền kinh tế tồn diện bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và ngành dịch vụ du lịch.

Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, vượt qua khó khăn thử thách và giành được nhiều thành tựu trong kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh hàng năm đạt 9,6%; cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP năm 2005 là: 32,6% - 34,3% - 33,1%; sản lượng lương thực đạt 1,58 triệu tấn. GDP bình quân đầu người năm 2005 là 435 USD tăng 1,5 lần so với năm 2000. Thu ngân sách trên địa bàn

tỉnh từ năm 2003 đạt trên 1 ngàn tỷ đồng, năm 2005 ước đạt 1.220 tỷ đồng, bình quân đạt 939,7 tỷ đồng/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường, các đô thị được chỉnh trang, mở rộng, bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới.

Tuy nhiên so với mặt bằng chung, nền kinh tế Thanh Hóa có bước phát triển nhưng không đáng kể, kinh tế - xã hội còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn cịn chậm, ngành nghề chưa phát triển, sản xuất hàng xuất khẩu kém, phát triển doanh nghiệp chậm, số lượng ít, hiệu quả hoạt động chưa cao, nguồn thu ngân sách ít… Vì vậy chất lượng tăng trưởng, khả năng hội nhập và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp chưa thực sự phát huy được thế mạnh của các vùng, miền để phát triển nhanh và bền vững. Đời sống của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện nhưng dân cư ở một số vùng miền, đặc biệt là ở miền núi, nơng thơn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó dẫn đến những khả năng tiếp nhận và xử lý các thông tin kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có thơng tin pháp luật của đồng bào các dân tộc ở các vùng, miền này bị hạn chế. Nhận thức về vai trị, vị trí, nội dung cơ bản của pháp luật trong nhân dân thấp đã gây cản trở, ảnh hưởng đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chung trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, Thanh Hóa có địa bàn hành chính khá rộng với mật độ dân số đông trên 3,8 triệu dân, chia thành các vùng miền khá rõ nét (miền núi - trung du, đồng bằng và ven biển), với số lượng lớn các đơn vị hành chính ở cơ sở. Chỉ riêng vùng miền núi - trung du đã có 11 huyện miền núi và 7 huyện đồng bằng trung du. Sự phân bố dân cư không đồng đều ở các vùng, cộng với cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền đã khiến cho việc tiếp cận, nắm bắt thông tin của người dân bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 39 - 40)