Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp làng chế biến nông sản dương liễu hoài đức hà nội) (Trang 26 - 30)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Các khái niệm và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.3.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.3.2.1. Lý thuyết xung đột môi trường

Một trong những lý thuyết đƣợc vận dụng để phân tích vấn đề an ninh mơi trƣờng trong nghiên cứu này là lý thuyết xung đột môi trƣờng. Lý thuyết xung đột môi trƣờng đƣợc nhiều tác giả bàn đến với những luận điểm cụ thể từ những góc nhìn khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả vận dụng một số quan điểm lý thuyết về xung đột môi trƣờng của hai tác giả là Libiszewski và Thomas Homer-Dixon.

Trước hết là quan điểm lý thuyết của Libiszewski. Libiszewski là tác giả

thuộc nhóm nghiên cứu ENCOP (The Environment and Conflicts Project - Dự án xung đột môi trƣờng). Libiszewski cho rằng:

“Xung đột mơi trường là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tơn giáo, lãnh thổ, tộc người, hoặc là xung đột đối với các nguồn tài nguyên hay là các lợi ích q́c gia, hoặc là bất cứ loại xung đột nào. Đó là những xung đột mang tính truyền thớng gây ra bởi sự suy thối mơi trường. Xung đột môi trường được đặc trưng bởi sự suy thối mơi trường qua một hoặc hơn một trong số các chiều cạnh sau: lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực mơi trường trong việc thẩm thấu hay cịn gọi là ơ nhiễm. Cả hai nguyên nhân này đều dấn đến sự xuống cấp của không gian sớng”(Trích lại từNguyễn Tuấn Anh, 2016:

102).

Từ quan điểm lý thuyết của Libiszewski ở trên chúng ta thấy mấy điểm đáng lƣu ý. Thứ nhất, các loại xung đột xã hội rất đa dạng, từ xung đột kinh tế, xã hội, chính trị, tơn giáo, tộc ngƣời đến lãnh thổ, tài nguyên. Xung đột môi trƣờng có thể là bất cứ loại xung đột nào trong các loại xung đột xã hội. Tuy

nhiên, nguyên nhân của xung đột môi trƣờng phải do suy thối mơi trƣờng. Nhƣ vậy, nếu xung đột không bắt nguồn từ nguyên nhân suy thối mơi trƣờng thì khơng đƣợc coi là xung đột môi trƣờng. Thứ hai, suy thối mơi trƣờng có thể

đƣợc thể hiện qua những chiều cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một trong những chiều cạnh quan trọng của suy thối mơi trƣờng là ơ nhiễm môi trƣờng. Nhƣ vậy, luận điểm quan trọng trong lý thuyết của Libiszewski là ô nhiễm môi trƣờng là một nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trƣờng.

Vận dụng quan điểm trên, trong luận văn này tác giả sẽ phân tích các loại ơ nhiễm mơi trƣờng gây ra những xung đột môi trƣờng trên thực tế hoặc tạo ra rủi ro đối với xung đột môi trƣờng. Cụ thể là tác giả sẽ phân tích ơ nhiễm chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí do các cơ sở sản xuất của làng nghề Dƣơng Liễu có thể tạo ra nguy cơ xung đột hoặc xung đột trên thực tế trong làng Dƣơng Liễu hoặc giữa Dƣơng Liễu với các địa phƣơng khác bị ảnh hƣởng từ các loại ơ nhiễm này. Trên cơ sở đó, áp dụng khái niệm an ninh mơi trƣờng đã đƣợc trình bày ở trên, tác giả luận văn sẽ luận giải mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trƣờng với vấn đề an ninh môi trƣờng ở địa phƣơng.

Thứ hai là quan điểm của Manson về xung đột môi trƣờng. Quan điểm này

có mấy chiều cạnh đáng lƣu ý sau. Thứ nhất, bản chất của xung đột môi trƣờng là những tƣơng tác xung khắc giữa các chủ thể trong việc sử dụng hệ thống môi trƣờng một cách chủ quan hoặc khách quan liên quan đến quan điểm hay lợi ích.

Thứ hai, xung đột mơi trƣờng diễn ra trong quan hệ giữa các chủ thể, ít nhất là

hai chủ thể trở lên. Thứ ba, trong các chủ thể liên quan đến xung đột môi trƣờng, có chủ thể bị thiệt hại do chủ thể/tác nhân khác gây ra và ít nhất có một chủ thể/tác nhân khơng lƣu tâm đến những tác động tiêu cực mà mình gây ra, hoặc tìm cách trung lập hóa hoặc làm tổn hại tác nhân khác (Trích lại từ: Nguyễn Tuấn Anh, 2016: 109).

Cùng với quan điểm của Manson, một quan điểm lý thuyết nữa cũng đáng lƣu ý là quan điểm của Spillmann về xung đột mơi trƣờng. Theo Spillmann thì có ba loại xung đột mơi trƣờng. Loại xung đột thứ nhất là những xung đột bắt

nguồn từ thảm họa thiên nhiên nhƣ động đất, núi lửa, bão lũ. Những thảm họa này diễn ra làm thay đổi môi trƣờng, ảnh hƣởng tiêu cực đến chiến lƣợc sinh tồn và từ đó có thể gây ra xung đột để giành giật tài nguyên. Loại xung đột thứ hai là bắt nguồn từ những biến đổi môi trƣờng mà con ngƣời tạo ra một cách có kế hoạch nhƣ dự án hầm mỏ, dự án xây đập lớn. Việc triển khai, vận hành những dự án này có thể tạo nên nhƣng tác động tiêu cực và từ đó tạo nên xung đột. Loại xung đột môi trƣờng thứ ba bắt nguồn từ sự thay đổi mơi trƣờng khơng mang tính kế hoạch, tức là bắt nguồn từ hành động của từng cá nhân diễn ra một cách duy lý. Tổng hợp của nhiều hành động nhƣ thế có thể dẫn đến các vấn đề mơi trƣờng và từ đó tạo nên xung đột (Trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh, 2016:107-109)

Vận dụng quan điểm lý thuyết của Manson và Spillmann ở trên, trong luận văn này tác giả sẽ phân tích xung đột mơi trƣờng giữa các chủ thể đối với việc sử dụng hệ thống môi trƣờng trên hai chiều cạnh. Thứ nhất là xả thải ra môi trƣờng và xử lý các chất xả thải trong quá trình sản xuất của làng nghề Dƣơng Liễu. Thứ

hai là việc sử dụng hệ thống môi trƣờng trên phƣơng diện quy hoạch cụm công

nghiệp làng nghề. Tác giả sẽ phân tích q trình các chủ thể sử dụng hệ thống môi trƣờng qua hai chiều cạnh trên trong đó chủ thể này có thể tác động tiêu cực lên chủ thể khác và từ đó nảy sinh xung đột hoặc nguy cơ xung đột môi trƣờng. Thêm nữa, vận dụng các quan điểm trên, trong luận văn này tác giả nhấn mạnh đến loại xung đột môi trƣờng ở làng nghề là xung đột bắt nguồn từ những hoạt động mang tính kế hoạch và khơng mang tính kế hoạch của các chủ thể. Từ đó, vận dụng khái niệm an ninh môi trƣờng ở trên, tác giả luận văn sẽ đi sâu thảo luận vấn đề an ninh môi trƣờng đặt ra ở đây.

1.3.2.2. Lý thuyết xã hội rủi ro

Lý thuyết quan trọng thứ hai mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết xã hội rủi ro. Nhiều tác giả khác nhau có những quan điểm khác nhau về lý thuyết này. Trong đó, hai tác giả quan trọng là Ulrich Beck và AnthonyGiddens. Một số luận điểm quan trọng của hai tác giả này đƣợc vận dụng trong luận văn cụ thể nhƣ sau.

Thứ nhất, Giddens nhấn mạnh rằng con ngƣời luôn phải đối mặt với rủi ro.

Nhìn một cách tổng thể, Giddens chia các rủi ro thành hai loại. Loại thứ nhất là loại rủi ro xuất phát từ tự nhiên nhƣ hạn hán, bão tố, động đất, vv... Trong quá khứ con ngƣời chủ yếu đối mặt với loại rủi ro này. Loại rủi ro thứ hai là rủi ro do con ngƣời tạo ra. Đây là những rủi ro do con ngƣời tác động lên tự nhiên trên cơ sở kiến thức và kỹ thuật của mình. Hiện tại, con ngƣời đối mặt với cả loại rủi ro thứ nhất lẫn loại rủi ro thứ hai. Tuy nhiên, loại rủi ro thứ hai là loại rủi ro đang ngày càng gia tăng (Trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh, 2016:71).

Thứ hai, Beck nhấn mạnh rằng trong q trình hiện đại hóa, kiểu xã hội đặc

trƣng bởi xung đột xã hội liên quan đến việc phân bổ sự giàu có sẽ chuyển sang kiểu xã hội với đặc trƣng quan trọng là chiều cạnh quan trọng là xung đột liên quan đến sự phân bổ rủi ro. Điều này có nghĩa là tầm quan trọng của vấn đề rủi ro đang thay thế tầm quan trọng của vấn đề giai cấp. Thêm nữa, trong xã hội rủi ro toàn cầu, rủi ro trở thành sức mạnh trong đời sống chính trị và nó có thể thay thế vai trị của những bất bình đẳng giai cấp, giới, hay chủng tộc (Trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh, 2016: 72).

Thứ ba, theo Beck, những loại rủi ro mới này có những đặc điểm nhƣ sau.

Đặc điểm thứ nhất là phi địa phƣơng hóa.Điều này có nghĩa là nguyên nhân và hậu quả của rủi ro không giới hạn trong một không gian xác định. Đặc điểm thứ hai là hậu quả của rủi ro khơng thể tính đếm đƣợc. Ví dụ, những rủi ro hạt nhânkhó có thể kiểm đếm đƣợc. Đặc điểm thứ ba là hậu quả không thể đền bù đƣợc. Chẳng hạn,hậu quả của việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạtchẳng có gì đền bù đƣợc. Nhƣ vậy, điều quan trọng là phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro hơn là đền bù rủi ro (Trích lại từ Nguyễn Tuấn Anh, 2016: 73).

Vận dụng các quan điểm lý thuyết trên đây, trong luận văn này tác giả sẽ chỉ ra rằng rủi ro bắt nguồn ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và quy hoạch làng nghề là loại rủi ro do con ngƣời tạo ra chứ không phải rủi ro do nguyên nhân tự nhiên. Thêm nữa, loại rủi ro này có thể gia tăng cùng với quá trình phát triển làng nghề. Thứ hai, nguyên nhân và hệ quả rủi

ro không giới hạn trong một địa phƣơng cụ thể. Chẳng hạn, ngun nhân ơ nhiễm có thể bắt nguồn từ làng nghề nhƣng hệ quả của ơ nhiễm có thể biểu hiện trong làng nghề hoặc ở các địa phƣơng khác. Thứ ba, nhƣ quan điểm lý thuyết ở trên đã chỉ ra xung đột liên quan đến sự phân bổ rủi ro. Vì vậy, trong luận văn tác giả sẽ phân tích những xung đột xã hội hiện thực hoặc tiềm ẩn liên quan đến rủi ro do ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề và quy hoạch làng nghề. Thêm nữa, vận dụng khái niệm an ninh môi trƣờng đã đƣợc đề cập đến ở trên, tác giả luận văn sẽ thảo luận sâu lô gich của mối liên hệ: rủi ro, xung đột xã hội và vấn đề an ninh môi trƣờng trên cơ sở dữ liệu định tính và định lƣợng tại làng nghề Dƣơng Liễu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp làng chế biến nông sản dương liễu hoài đức hà nội) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)