Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp làng chế biến nông sản dương liễu hoài đức hà nội) (Trang 33 - 36)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tác giả luận văn sử dụng nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau có liên quan. Các tài liệu quan trọng mà tác giả đã sử dụng bao gồm: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Dƣơng Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 đến 2020; Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng dự án: Đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dƣơng Liễu, huyện Hoài Đức; Báo cáo Làng nghề truyền thống xã Dƣơng Liễu huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội năm 2016; Báo cáo Thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2010 – 2015,xây dựng kế hoạch các chỉ tiêu phát triển KTXH 5 năm 2016 – 2021 xã Dƣơng Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới Xã Dƣơng Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2016; Báo cáo Kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010- 2015,phƣơng hƣớng và nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020.Ngoài ra, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu khác phục vụ luận văn, bao gồm: các nghiên cứu đi trƣớc nhất là nghiên cứu về môi trƣờng, các bài viết trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu trên internet về vấn đề có liên quan đến đề tài. Dữ liệu từ các tài liệu đƣợc sử dụng một cách có chọn lọc nhằm phục vụ hiệu quả các nội dung nghiên cứu của luận văn.

1.5.2. Phƣơng pháp quan sát

Phƣơng pháp quan sát đƣợc tác giả luận văn dùng để thu thập các thông tin sơ cấp.Tác giả đã trực tiếp quan sát quá trình sản xuất của nhiều cơ sở sản xuất

trong làng nghề Dƣơng Liễu trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Qua quan sát, tác giả cũng ghi nhận thông tin về các vấn đề môi trƣờng ở làng nghề. Thông qua việc quan sát và ghi chép tác giả có những dữ liệu hữu ích liên quan đến các nội dung nghien cứu. Những dữ liệu từ quan sát đƣợc tác giả trình bày, phân tích trong các chƣơng của luận văn.

1.5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu để thu đƣợc những dữ liệu đa dạng, có chiều sâu về các vấn đề đƣợc nghiên cứu. Số lƣợng phỏng vấn sâu mà tác giả đã tiến hành trên thực địa là 12 phỏng vấn trong thời gian từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện trong khuôn khổ đề tài“Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện xây dựng làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới”và trong đợt thực tế mơn học Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng của lớp Cao học Xã hội học 2016 mà tác giả là thành viên. Nội dung phỏng vấn sâu ngoài việc ghi nhận thực tế sản xuất ở làng nghề, các vấn đề môi trƣờng làng nghề cịn đi sâu tìm hiểu những chiều cạnh cụ thể liên quan đến an ninh môi trƣờng làng nghề. Nhiều dữ liệu từ phỏng vấn sâu đƣợc tác giả trình bày phân tích trong các chƣơng nội dung của luận văn.

1.5.4. Phƣơng pháp khảo sát xã hội học

Trên thực tế, tác giả luận văn không làm một cuộc khảo sát xã hội học phục vụ đề tài này. Dữ liệu định lƣợng của đề tài đƣợc tác giả khai thác từ bộ dữ liệu định lƣợng của đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện xây dựng làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới” do Phó giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh làm chủ nhiệm. Việc khai thác dữ liệu này đã đƣợc chủ nhiệm đề tài cho phép. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là tác giả luận văn có tham gia thu thập dữ liệu trong cuộc khảo sát xã hội học của đề tài “Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện xây dựng làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới”. Trong bộ dữ liệu định lƣợng của đề tài“Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện xây dựng làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới”, tác giả đã

khai thác nhiều dữ liệu liên quan đến thực trạng các vấn đề môi trƣờng làng nghề Dƣơng Liễu, những hệ quả của các vấn đề môi trƣờng, nhất là những hậu quả liên quan đến xung đột môi trƣờng, an ninh môi trƣờng. Cụ thể là tƣ̀ bô ̣ dƣ̃ liê ̣u gốc của đề tài, tác giả đã vận dụng chƣơng trình SPSS 20.0 và chƣơng trình R để khai thác sâu dƣ̃ liê ̣u phu ̣c vu ̣ các nô ̣i dung nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn.

CHƢƠNG 2. AN NINH MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ DƢƠNG LIỄU TRÊN BÌNH DIỆN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

2.1. Dẫn nhập

Sau phần sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 1, trong chƣơng này tác giả sẽ đi sâu vào phân tích an ninh môi trƣờng làng nghề Dƣơng Liễu trên bình diện chính trị - xã hội trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là chƣơng này sẽ tập trung bàn về hai nội dung chính. Thứ nhất là ơ nhiễm môi trƣờng tạo nên những nguy cơ dẫn đến

xung đột xã hội. Thứ hai là những bất cập trong quản lý, sử dụng tài nguyên

môi trƣờng gây những căng thẳng xã hội. Nhƣ vậy, tác giả luận văn sẽ làm rõ vấn đề an ninh môi trƣờng qua trên hai chiều cạnh: căng thẳng xã hội và xung đột xã hội gây ra nguy cơ mất an ninh. Nhƣ vậy, nội dung của chƣơng sẽ bàn đến một trong 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới đó là tiêu chí liên quan đến an ninh trật tự xã hội.

Dựa trên dữ liệu định tính và định lƣợng thu thập trên thực địa, tác giả luận văn trƣớc hết sẽ làm rõ thực tế các loại ô nhiễm môi trƣờng do làng nghề gây ra bao gồm: ơ nhiễm nƣớc thải, rác thải, khí thải. Trên cơ sở chỉ ra thực trạng của ô nhiễm môi trƣờng tác giả đi sâu tìm hiểu quan điểm, ý kiến của ngƣời dân về ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến cuộc sống thƣờng ngày của cộng đồng dân cƣ. Đặc biệt là tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu xem thực trạng ơ nhiễm mơi trƣờng nhƣ thế có tạo nên nguy cơ xung đột xã hội ở trong làng nghề và giữa làng nghề này với các làng nghề khác. Thêm nữa, tác giả cũng làm rõ khả năng xẩy ra mâu thuẫn xung đột giữa chính quyền địa phƣơng và các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề liên quan đến việc giải quyết ô nhiễm môi trƣờng.

Liên quan đến những bất cập trong quản lý, sử dụng tài nguyên môi trƣờng gây ra những căng thẳng xã hội, tác giả sẽ tìm hiểu cụ thể vấn đề quy hoạch cụm/khu làng nghề ở Dƣơng Liễu, vấn đề thu hồi đất để xây dựng khu/cụm cơng nghiệp làng nghề này. Trên cơ sở đó tác giả sẽ làm rõ xem liệu có những căng thẳng xã hội phát sinh từ việc quy hoạch và thu hồi đất để xây dựng cụm/khu công nghiệp ở đây không. Trong chƣơng này tác giả cũng sẽ bàn đến an ninh trật tự xã hội tại địa phƣơng liên quan đến việc thuê mƣớn lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở đây. Tác giả cũng sẽ tập trung bàn đến nguy cơ mất an ninh trật tự tại địa phƣơng liên quan đến quản lý lao động nhập cƣ đến từ những địa phƣơng khác. Qua các mục dƣới đây, tác giả sẽ lần lƣợt trình bày cụ thể các nội dung trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh môi trường làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới (nghiên cứu trường hợp làng chế biến nông sản dương liễu hoài đức hà nội) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)