Sau 15 ngày thí nghiệm có thể thấy nồng độ TP có sự ảnh hưởng rõ rệt khi cho Garbage Enzyme vào cụ thể sau 5 ngày TP giảm từ 30,2 xuống còn 19,85 mg/l đối với nồng độ enzyme rác 5% và đạt hiệu suất xử lý là 34,27%. Ở mẫu thứ 2 giảm còn 16,22 mg/l đối với nồng độ enzyme rác 10% và đạt hiệu suất xử lý là 46,30%. Giảm còn 12,08 mg/l ở mẫu thứ 3 với nồng độ enzyme rác 15% và đạt hiệu suất xử lý là 60%.
Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 ở mẫu thứ nhất với nồng độ 5% tổng photpho tiếp tục giảm xuống còn 16,54 mg/l và đạt hiệu suất xử lý là 45,23%. Đối với mẫu thứ 2 nồng độ 10% tổng photpho tiếp tục giảm xuống còn 11,08 mg/l và đạt hiệu suất xử lý là 63,3%. Và với nồng độ 15% ở mẫu thứ 3 tổng photpho tiếp tục giảm xuống còn 8,26 mg/l và đạt hiệu suất xử lý là 72,65%.
Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 15 đối với nồng độ 5% ở mẫu thứ nhất tổng photpho tiếp tục giảm xuống còn 12,15 mg/l và đạt hiệu suất xử lý là 59,76%. Đối với mẫu thứ 2 nồng độ 10% tổng photpho tiếp tục giảm xuống còn 8,45 mg/l và đạt hiệu suất xử lý là 72.02%. Và với nồng độ 15% ở mẫu thứ 3 tổng photpho tiếp tục giảm xuống còn 3 mg/l và đạt hiệu suất xử lý là 90,07%.
Như vậy khi cho enzyme rác vào xử lý nước thải xám nhân tạo ta có thể thấy được hiệu suất xử lý tổng photpho rất cao đạt 90,07% ở nồng độ 15%.
Từ kết quả cho thấy khi bổ sung enzyme rác vào q trình xử lý nồng độ photpho tổng có sự ảnh hưởng rất rõ ràng. Cụ thể là nồng độ photpho tổng đã giảm xuống rất nhiều lần và phù hợp với tiêu chuẩn xả thải.
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của Garbage
Enzyme đến quá trình xử lý nước thải” em đã thu được kết quả phân tích các chỉ tiêu
như sau:
pH dao động trong khoảng: 3,96 – 4,97.
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) của: Mẫu 1 (5% GE): từ 2090mg/l – 2330mg/l. Mẫu 2 (10% GE): từ 2120mg/l – 2230mg/l. Mẫu 3 (15% GE): từ 2340mg/l – 2410mg/l/. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) của: Mẫu 1 (5% GE): từ 1980mg/l – 2850mg/l.
Mẫu 2 (10% GE): từ 3370mg/l – 4760mg/l. Mẫu 3 (15% GE): từ 4100mg/l – 6530mg/l/. Tất cả kết quả phân tích đều vượt quá quy chuẩn cho phép đối với BOD5 theo QCVN 14:2008/BTNMT.
Tổng nito (TN): Mẫu 1 (5% GE): từ 31,07mg/l – 40,05mg/l. Mẫu 2 (10% GE): từ 22,65mg/l – 38,16mg/l. Mẫu 3 (15% GE): từ 20,05mg/l – 30,74mg/l/.
Tổng nito trong 15 ngày thực nghiệm của các mẫu đều phù hợp với điều kiện xả thải theo giá trị B QCVN 14:2008/BTNMT.
Tổng photpho (TP): Mẫu 1 (5% GE): từ 12,18mg/l – 19,85mg/l. Mẫu 2 (10% GE): từ 8,45mg/l – 16,22mg/l. Mẫu 3 (15% GE): từ 4,14mg/l – 12,08mg/l/.
Đối với chỉ tiêu TP chỉ mẫu số 3 ở ngày 10, mẫu số 2 và 3 ngày thứ 15 có giá trị TP < 10mg/l đạt yêu cầu xả thải theo giá trị B QCVN 14:2008/BTNMT.
Enzyme rác có ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải. Tỷ lệ enzyme rác bổ sung càng cao thì các chỉ tiêu pH, BOD5, TDS càng tăng và chỉ tiêu TN, TP càng giảm.
Từ kết quả cho thấy thời gian xử lý càng lâu kết quả phân tích các chỉ tiêu sẽ càng giảm.
4.2. Kiến nghị
Ưu điểm của phương pháp là tận dụng được nguồn chất thải rắn hữu cơ vào quá trình xử lý. Việc xử lý nước thải sinh hoạt bằng enzyme rác cho hiệu xuất xử lý các chỉ tiêu TN và TP khá cao. Tuy nhiên chỉ tiêu BOD và TDS sau xử lý vẫn còn rất cao, cần thời gian rất lâu mới đem lại hiệu xuất cao.
Khi bổ sung enzyme rác vào cho thấy hiệu quả xử lý TN và TP rất cao ở ngày thứ 15 vì vậy có thể áp dụng các cơng nghệ xử lý kết hợp thêm việc bổ sung enzyme rác để đạt hiệu xuất cao đối với các chỉ tiêu TN và TP.
Nên nghiên cứu sâu hơn các yếu ảnh hưởng đến quá trình xử lý BOD để giảm thời gian xử lý và cho ra một cơng nghệ xử lý hồn chỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Sfarm. Tậu ngay công thức ủ Enzyme sinh học từ rác đang làm chao đảo bao nhà. https://sfarm.vn/tau-ngay-cong-thuc-u-enzyme-sinh-hoc-tu-rac-dang-lam-chao-dao- bao-nha/
[2]: Susmitha Sambaraju, V. Sree Lakshmi (2020). Eco-friendly treatment of dairy
wastewater using garbage enzyme. Materials Today, Proceedings, 2-3.
[3]: F. Tang, CW Tong. A study of the Garbage Enzyme’s Effects in Domestic
Wastewater.https://www.semanticscholar.org/paper/A-Study-of-the-Garbage-Enzyme %27s-Effects-in-Domestic-Tang-Tong/0087a79f768bde95175f95a5e2b15a8ce43b5cae
[4]: Văn Hữu (2015). Tổng quan về nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý. http://moitruongviet.edu.vn/tong-quan-ve-nuoc-thai-sinh-hoat-va-cac-phuong-phap- xu-ly/
[5]: Phạm Thị Minh Thu (2012). Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau
ngổ dại, Khóa luận tốt nghiệp. Đại học Dân Lập Hải Phịng.
[6]: Văn Hữu (2015). Tổng quan về nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý. http://moitruongviet.edu.vn/tong-quan-ve-nuoc-thai-sinh-hoat-va-cac-phuong-phap- xu-ly/
[7]: Công ty cổ phần EJC. Tại sao phải xử lý nước thải sinh hoạt. https://ejc.com.vn/tai-sao-phai-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat.html
[8]: Nguyễn Thị Phương Lan (2011). Nghiên cứu tính tốn thiết kế hệ thống xử lý
nước thải có hàm lượng hữu cơ cao quy mơ phịng thí nghiệm, Khóa luận tốt nghiệp.
Đại học Dân Lập Hải Phòng.
[9]: Nguyễn Văn Cường (2010). Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và cơng nghiệp
bằng công nghệ sinh học. NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[10]: Cơng ty mơi trường tầm nhìn xanh. Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. http://www.gree-vn.com/xu-ly-nuoc-thai-bang-cong-nghe-sinh-hoc
[11]: Fazna Nazim (2013). Treatment of Synthetic Greywater Using 5% and 10%
Garbage Enzyme Solution. Bonfring International Journal of Industrial Engineering