Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG, VỊ TRÍ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp đo, phân tích các chỉ tiêu
2.4.4. Phương pháp phân tích TDS
2.4.4.1. Xác định tổng chất rắn (TS)
- Rửa sạch cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 1000ml bằng nước máy và tráng lại bằng nước cất. Sấy cốc ở nhiệt độ 103 – 105 0C trong 30 phút. Sau đó để nguội trong bình hút ẩm 30 phút. Cân cốc bằng cân kỹ thuật, ta có khối lượng m1.
- Dùng ống đong 1000ml trong đủ 1000ml nước mẫu (V) cho vào cốc thủy tinh vừa được cân (chú ý: trước khi lấy mẫu cần lắc đều).
- Đun cốc thuỷ tinh trên bếp điện có lưới aminang đến khi mẫu cô cạn gần hết, chuyển cốc vào tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105 0C trong 2h (cơ cạn mẫu).
- Để mẫu trong bình hút ẩm trong 1h. Cân cốc thuỷ tinh đã để nguội, ta được khối lượng m2.
Tổng chất rắn được tính tốn theo cơng thức : TS = (m2 – m1)/V (mg/l)
Hình 2.9: Q trình đun cơ cạn chất rắn
2.4.4.2. Xác định chất rắn lơ lửng (SS)
- Gấp giấy lọc và sấy ở nhiệt độ 103 – 105 0C trong 2h. Để nguội trong tủ hút ẩm trong 2h. Cân bằng cân phân tích ta được khối lượng m1.
- Dùng ống đong đong đủ 1000ml nước mẫu (V), cho mẫu chảy nhẹ vào giấy lọc qua đũa thuỷ tinh. Lọc hết thể tích trên đem sấy giấy lọc ở nhiệt độ 103 – 105 0C trong 2h, sau đó để nguội trong tủ hút ẩm trong 2h.
- Cân khối lượng giấy lọc đã hút ẩm được khối lượng m2. Lượng chất rắn lơ lửng được tính tốn theo cơng thức: SS = (m2 – m1)/V (mg/l)
Hình 2.10: Quá trình lọc chất rắn lơ lửng
2.4.4.3. Tổng chất rắn hồ tan
Sau khi có các thơng số về TS, SS ta có thể tính được TDS: TDS = TS – SS (mg/l)