THỰC TRẠNG CSTT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ đến SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT ở VIỆT NAM TRONG HAI NĂM 2021 2022 (Trang 38 - 45)

C TR NG STT VÀ S

2.3. THỰC TRẠNG CSTT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-

2.3.1. Sơ lược về chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 Trong giai đoạn 2020-2021, đại dịch COVID 19 bùng phát đã dẫn đến nhiều hậu quả -

nghiêm trọng. Trong đó, nhiều ngành nghề sản xuất trong nước bị ngưng trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,48% cao nhất kể từ năm 2010. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp giải thể cũng đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Cầu nội địa và cầu tiêu dùng đều bị kìm hãm do các biện pháp đóng cửa quốc gia, giãn cách xã hội. Cầu đầu tư FDI và đầu tư ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm, vốn đầu tư FDI có xu hướng giảm mạnh nhất.

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp hoạt động dựa vào các khoản vay mà được đảm bảo phải trả bằng doanh thu trong tương lai. Khi nền kinh tế đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, nhưng cũng có những doanh nghiệp có các khoản vay cần phải trả nợ và lãi vay, dẫn đến làn sóng vỡ nợ, phá sản của các doanh nghiệp và tạo thành thảm họa khủng khiếp cho thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tín dụng. Có thể nói, các CSTT truyền thống sẽ khơng cịn có tác dụng để giải quyết những vấn đề mới này. Việc giảm lãi suất, tăng thanh khoản cũng khơng giúp cho doanh nghiệp vay mượn nhiều hơn, vì doanh nghiệp hầu như khơng có nhu cầu vay mượn trong thời kỳ này. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp khơng có doanh thu vì khơng có nguồn cung, dẫn đến khơng thể trả nợ. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn hơn.

Vì vậy chính phủ đã tiếp tục nới lỏng tiền tệ so với giai đoạn trước, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giảm mặt bằng lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí, cầm cự, trả lương cho nhân viên. Ngồi ra, chính phủ cịn kết hợp với các biện pháp tái cấu trúc nợ miễn giảm lãi, phí.

39

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 266.191 khách với dư nợ 366.309 tỷ đồng.

- Miễn, hạ lãi suất cho 625,064 khách với dư nợ 1.061.522 tỷ đồng.

- Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020-22/02/2021 đạt 2.655.887 tỷ cho 426.134 khách.

- Ngân hàng chính sách xã hội gia hạn nợ cho 169.770 khách dư nợ 4.230 tỷ và cho - vay mới 2.258.413 khách -81.000 tỷ.

2.3.2. Các động thái tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng nhà nước cần phải mua trái phiếu từ dân chúng nhằm tăng lượng tiền trong lưu thơng. Nhưng chính phủ cũng đồng thời phải thực hiện các hoạt động chi ngân sách để huy động công tác chống dịch, cách ly xã hội, phải chi các hoạt động an sinh xã hội, thực hiện các nghị quyết về dự tốn ngân sách trong giai đoạn năm 2020 2021. Vì vậy, sử dụng thuế trái phiếu là một kênh để chính phủ huy -

động ngân sách tài trợ cho các hoạt động của mình nhằm tránh tình trạng thâm hụt ngân sách vượt mức cho phép với nhu cầu vừa phải đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa phải nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng nhà nước đã thu hẹp quy mô của thị trường mở so với năm 2019, cụ thể như sau:

Hình 2.13. Nghiệp vụ thị trường mở 2020 so sánh với 2019

40

Theo bảng số liệu, ngân hàng nhà nước đã thực hiện 31 lượt chào bán vào năm 2020, ít hơn so với con số 152 của năm 2019. Đồng thời, giá trị bình quân của một phiên chào bán cũng thấp hơn gần 50%.

Hình 2.14. Tổng khối lượng giao dịch (tỉ VNĐ)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nma.

Điều này càng minh chứng rõ hơn khi nhìn vào tổng khối lượng chào mua và chào bán với quy mô giảm đi nhiều lần so với năm 2019. Tuy nhiên, chính phủ vẫn thực hiện việc chào bán nhiều hơn chào mua, nhằm thu về ngân sách tài trợ cho các hoạt động phòng chống covid 19 như được nêu ở trên.

41

Hình 2.15. Tổng thu ngân sách từ hoạt động trái phiếu

Nguồn: Cổngthơng tin trái phiếu chính phủ. Trên lý thuyết chính phủ vẫn đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt vì thực hiện chào bán nhiều hơn chào mua và thu ngân sách, hút dòng tiền từ thị trường. Tuy nhiên, xét với giai đoạn trước chính phủ đã thực hiện nới lỏng tiền tệ, giảm việc hút tiền từ thị trường một cách đáng kể hay nói cách khác chính phủ đang nỗ lực làm tăng cung tiền so với giai đoạn trước trong điều kiện cân đối ngân sách.

Bên cạnh hoạt động thị trường mở, quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng đóng góp vào việc tăng mức cung tiền.

Bảng 2.3. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc

29/11/2019 17/3/2020 6/8/2020 1/9/2021

Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam

42

Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

0% 0% 0% 0%

Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam

0% 0% 0% 0%

Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

0,05% 0,05% 0,05% 0%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 2015 – 2018, tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6 năm 2018 và thay thế các Quyết định số 379/QĐ NHNN ngày 24/2/2009, số 1925/QĐ- -NHNN ngày 26/8/2011 và số 1972/QĐ NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc NHNN.-

Trong năm 2019, về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại NHNN, NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,8%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm. Đối với ngoại tệ, NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm. Như vậy, so với quyết định về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VNĐ của tổ chức tín dụng tại NHNN ban hành từ tháng 7 là 1,2%/năm, mức lãi suất trên đã giảm 0,4%/năm.

43

Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN lần này được đặt trong bối cảnh thuận lợi khi Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trên 7% trong 2 năm liên tiếp. Đặc biệt, số liệu thống kê mới đây cũng cho thấy, trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì được khả năng kiểm sốt lạm phát ấn tượng với mức lạm phát thấp nhất trong 3 năm trở lại đây (theo NHNN).

Trong giai đoạn 2020 – 2021, quyết định 1349/QĐ NHNN về mức lãi suất tiền gửi - dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2021 và thay thế Quyết định số 1349/QĐ- NHNN ngày 6/8/2020. Theo quyết định này, NHNN quy định, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm; đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm.

Các mức lãi suất này giữ nguyên so với quyết định số 1349/QĐ-NHNN ngày 6/8/2020. Riêng lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ giảm từ 0,05%/ năm xuống còn 0%.

Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng, NHNN có chính sách điều chỉnh lãi suất cụ thể trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đang dồi dào thanh khoản và thị trường tài chính tiền tệ ổn định, khả năng sử dụng nới - lỏng tiền tệ thêm qua giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho toàn hệ thống sẽ không xảy ra. Riêng với quyết định điều chỉnh lãi suất cho lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ giảm từ 0,05%/ năm xuống cịn 0%, trên thực tế, dưới góc nhìn của giới chuyên môn, không phải là biện pháp can thiệp nới lỏng tiền tệ. Bởi việc giảm lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc không giống như việc cắt giảm các loại lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu... (giúp giảm chi phí đi vay của ngân hàng thương mại, qua đó giúp giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường).

44

Hình 2.16. Các quyết định điều chỉnh lãi suất từ 2015-2021

Trong giai đoạn 2015 – tháng 9/2019, NHNN chỉ có một lần điều chỉnh giảm lãi suất.

Quyết định số 1870/QĐ NHNN ngày 12/9/2019 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết - khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm. Đây cũng là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN kể từ tháng 7/2017.

Trong năm 2019, bối cảnh kinh tế vĩ mơ trong nước khá tích cực, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức tương đối thấp, CPI 8 tháng đầu năm tăng 2,57%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Thơng thường, khi lãi suất điều hành giảm thì sẽ tạo áp lực tăng lạm phát nên việc 2019 giữ được lạm phát tương đối thấp là thời điểm thích hợp để giảm lãi suất. Ngoài ra, xu hướng ngân hàng trung ương các nước khơng cịn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt như giai đoạn trước giúp giảm áp lực cho lãi suất trong nước. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng.

Trong giai đoạn 2020 - 2021 NHNN đã điều chỉnh hạ lãi suất 3 lần nhằm hỗ trợ nền

kinh tế. Cụ thể, từ 17/3/2020 – 2021 NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống chỉ còn 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 2,5%/năm.

45

Theo NHNN, trong năm 2020, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19, NHNN đã điều hành đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và giảm mặt bằng lãi suất thị trường, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết quả tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2,12%, lạm phát được kiểm sốt, bình qn 9 tháng đạt 3,85%, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, NHNN đã ban hành các quyết định trên.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ đến SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT ở VIỆT NAM TRONG HAI NĂM 2021 2022 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)