Chính sách tiền tệ tác động đến lạm phát giai đoạn 2020-

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ đến SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT ở VIỆT NAM TRONG HAI NĂM 2021 2022 (Trang 46 - 48)

C TR NG STT VÀ S

2.4.2. Chính sách tiền tệ tác động đến lạm phát giai đoạn 2020-

47

Hình 2.18. Tốc độ tăng CPI 2016-2021

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam CSTT đó là góp phần kiểm sốt lạm phát tốt trong năm 2020. Theo đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 chỉ tăng 0,19% so với tháng 12/2019, mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 2020; CPI bình quân năm 2020 cũng chỉ tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục - tiêu kiểm sốt CPI bình qn năm 2020 dưới 4% mà Quốc hội đề ra trong một năm với nhiều biến động khó lường. NHNN và Bộ Tài chính là hai thành viên tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Ban chỉ đạo điều hành giá; thường xun trao đổi thơng tin, phân tích, đánh giá, dự báo diễn biến kinh tế vĩ mơ, giá cả, lạm phát trong và ngồi nước để kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo điều hành giá các giải pháp kết hợp điều hành CSTK - CSTT trong quá trình điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý, góp phần kiểm sốt lạm phát năm 2021 ở mức thấp 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.

NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm sốt lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc. Nghiệp vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm sốt tiền tệ, khơng tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường.

48

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NH M TH C HI N HI U QU CSTT VI T NAM Ằ Ự Ệ Ệ Ả Ệ

TRONG NĂM 2022 VÀ NHỮNG NĂM TỚI

Trong bối cảnh đại dịch kéo dài sang năm thứ 2 liên tiếp với mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề hơn, để có thể góp phần đưa đất nước ta từng bước trở về trạng thái “bình thường mới”, tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, cần rất nhiều những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ trong tương lai 2022 nói riêng và trong mục tiêu những năm tới nói chung. Dịch bệnh kéo dài trong suốt 2 năm và vẫn còn đang diễn biến

phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Những khó khăn như vịng

quay vốn chậm, dịng tiền đứt dãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ.... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ.

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 thuận lợi và khó khăn đan xen; IMF (10/2021) dự báo kinh tế thế giới phục hồi với mức tăng trưởng 4,9%. Đi kèm với quá trình phục hồi kinh tế là rủi ro lạm phát, tăng giá hàng hóa cơ bản, biến động phức tạp của thị trường tài chính, tiền tệ tồn cầu; từ đó, thu hẹp nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất sẽ là xu hướng chính của năm 2022. IMF cảnh báo nguy cơ lạm phát năm 2022 toàn cầu và khuyến nghị các quốc gia thận trọng, không đánh mất thành quả ổn định giá cả.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu tác động bởi những xu hướng tồn cầu nêu trên. Do vậy, duy trì các giải pháp, chính sách để hỗ trợ phục hồi kinh tế là cần thiết nhưng không thể chủ quan với áp lực lạm phát. Do đó, trong năm 2022, điều hành CSTT cần chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK và các chính sách vĩ mơ khác hỗ trợ phục hồi kinh tế, đồng thời chú trọng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ đến SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT ở VIỆT NAM TRONG HAI NĂM 2021 2022 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)