Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 83)

7. Kết cấu của Luận văn:

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm hoàn thiện

hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Đan Phượng

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng đến năm 2025 Phượng đến năm 2025

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, phấn đấu xây dựng huyện thành quận vào năm 2025 theo đúng tiến độ được UBND thành phố phê duyệt, mục tiêu của huyện cần đạt được đến năm 2025 như sau: Phát huy truyền thống huyện anh hùng, kết quả xây dựng nông thôn mới, khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động tốt mọi nguồn lực, hoàn thành quy hoạch đầu tư hạ tầng tạo bước đột phá cho phát triển; chú trọng phát triển văn hóa – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo vệ môi trường; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; tăng cường xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng, phát triển huyện Đan Phượng sớm trở thành quận trong nhiệm kỳ 2020 – 2025..

3.1.1.1. Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội

Với mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp chính quyền huyện như sau:

Thứ nhất, Tập trung phát triển kinh tế, tạo bước đột phá trong tăng trưởng cả về quy mô và giá trị, trên cơ sở chuyển đổi và tái cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng. Tập trung phát triển làng nghề truyền thống có lợi thế và tiếp tục xây dựng, mở rộng làng nghề; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển thương mại dịch vụ đảm

bảo kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền vững nâng cao thu nhập của người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân

Thứ hai, bổ sung hoan thiện quy hoạch chung, quy hoạch ngành phù

hợp với tiêu chí đơ thị. Huy động các nguồn lưc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trọng tâm là hệ thống giao thơng, cơng trình điện, cấp thốt nước, trường học.

Thứ ba, tập trung phát triển sự nghiệp văn hóa – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục đổi mới giáo dục, chăm lo sự nghiệp y tế, văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Thứ tư, tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh đảm bảo trật

tự an tồn xã hội, giữ ổn định tình hình tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2025

*. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế tổng hợp

- Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu bình quân hàng năm trên 12%, trong đó dịch vụ - thương mại: 13% đến 14%, công nghiệp – xây dựng: 11% đến 12%, nông nghiệp 1% đến 1,2%

- Cơ cấu kinh tế năm 2025: dịch vụ thương mại: 48%, công nghiệp - xây dựng 48%, nông nghiệp 4%

- Giá trị nông nghiệp, thủy sản trên 1 ha canh tác đạt 485 triệu đồng/ha/năm, trong đó giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 295 triệu đồng/ha/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 95 triệu đồng/người/năm - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình qn hàng năm 30% (khơng bao gồm thu tiền sử dụng đất): phấn đấu cuối nhiệm kỳ cân đối thu chi ngân sách.

- Giảm tỷ suất sinh thơ: 0,1‰/năm, trong đó giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên: 0,1%/năm.

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi xuốn còn: 7,1% - 50% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được đến lớp, 99% số trẻ từ 3-5 tuổi đến trường mầm non (trong đó 100% trẻ 5 tuổi đến lớp); duy trì 100% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; phấn đấu có thêm 10 trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Thành lập thêm 09 trường; xây dựng 01 trường chất lượng cao.

- 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là 50%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHTN là 40%

- Duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới) - 93% gia đình văn hóa, 99 làng (thơn), 100% tổ dân phố đều đạt danh hiệu văn hóa, 90/5 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn háo, 15/15 xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới, xây dựng 02 tuyến phố văn minh.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 75%; hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3.000 lao động

- Tỷ lệ hộ nghèo: phấn đấu đến năm 2025 cơ bản khơng cịn hộ nghèo.

*. Nhóm chỉ tiêu xây dựng nơng thơn mới và phát triển đô thị

- Hồn thành tiêu chí thành lập phường ở các xã, thị trấn - Mật độ giao thông đô thị: >10 km đường/km2

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: >90%

- Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch: 100%

- Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển về khu xử lý trong ngày đạt 100%.

- Hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất của tổ chức thuộc huyện quản lý, cơ sở tôn giáo, đất công cộng, cộng đồng dân cư; 100% thửa đất ở có đủ điều kiện.

- Hồn thành xây dựng nơng thơn mới kiểu mẫu (cấp huyện); xã Đan Phượng hoàn thành xây dựng nơng thơn mới kiểu mẫu Thủ đơ; huyện hồn thành các tiêu chí lên quận.

3.1.2. Dự báo nguồn ngân sách và quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Đan Phượng đến năm 2025. NSNN trên địa bàn huyện Đan Phượng đến năm 2025.

Đề án Đầu tư, xây dựng huyện Đan Phượng thành quận đến năm 2025 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5848/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 đã đánh giá hiện trạng của huyện đã đạt 04/06 tiêu chí về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; 16/21 tiêu chí về hạ tầng xã hội hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Trong đó tiêu chí về cân đối thu chi ngân sách và 5 tiêu chí về hạng tầng đơ thị địi hỏi nhu cầu kin phí rất lớn, huyện phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Theo số liệu đến hết năm 2020, mức độ tự cân đối thu chi (khơng tính số thu để chi đầu tư xây dựng từ tiền sử dụng đất) của huyện mới chỉ đạt 18% - thu từ thuế, phí lệ phí 147.085 triệu đồng, chi trong cân đối 801.777 triệu đồng; thành phố bổ sung cân đối 82% cịn lại, trong khi tiêu chí bắt buộc đối với huyện muốn thành quận là tự cân đối 100%.

Bên cạnh đó, với 3 tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đơ thị cịn chưa đạt (thiếu 646,7km đường đô thị, tỷ lệ chiếu sáng đô thị đạt thấp, tỷ lệ cây xanh đô thị đạt thấp) để hoàn thiện trong 5 năm tới cần nhu cầu kinh phí tương đương 3.500 tỷ đồng, chưa kể việc đầu tư để nâng cao các tiêu chí khác.

Việc hồn thành đồng thời cả 3 nội dung trên là thách thức lớn đối với công tác quản lý ngân sách của huyện Đan Phượng, đòi hỏi các giải pháp được đưa ra vừa phải khai thác tối đa nguồn thu hiện có, ni dưỡng phát triển nguồn thu mới vừa phải triệt để tiết kiệm, hiệu quả trong chi ngân sách để đảm bảo khả năng cân đối ngân sách.

Với mục tiêu trên, thu ngân sách huyện trong giai đoạn tới 2021 – 2025 sẽ được lập dự toán và giao tăng hơn so với giai đoạn trước, theo chỉ tiêu đưa ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện là tăng bình quân mỗi năm 30%.

Tuy nhiên, nguồn thu thực tế của huyện chưa có sự gia tăng tương ứng. Nên khả năng thụt thu ngân sách xảy ra rất cao. Do đó, để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các hạ tầng kỹ thuật đô thị còn thiếu như trên, chi ngân sách cần phải được quản lý, thực hiện một cách tiết kiệm, giảm dần chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị thông qua việc nâng mức tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu trên địa bàn, tiết kiệm các chi phí khơng cần thiết cho hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, … để dành nguồn tập trung cho đầu tư xây dựng. Để đáp ứng được mục tiêu trên, việc hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách của huyện là cần thiết và cần thực hiện ngay trong thời gian tới để phát huy hơn nữa những mặt hiệu quả, hạn chế, khắc phục những tồn tại khuyết điểm. Quan điểm đặt ra đối với việc hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách tại huyện như sau:

Thứ nhất, điều hành ngân sách chủ động, tích cực; thực hiện tốt các chính sách tài chính; đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên không tăng chi so với năm trước đảm bảo ổn định, tăng tỷ trọng cho chi đầu tư phát triển, phấn đấu nâng tỷ trọng lên trên 50% tổng chi ngân sách.

Thứ hai, quản lý chi NSNN phải bám sát, thực hiện đúng quy định của

pháp luật nhất là các quy định về cải cách tài chính cơng; Đẩy mạnh viêc phát huy tính dân chủ và công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng NSNN nhằm phòng chống tham nhũng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng cơng tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước. Triển khai có hiệu quả Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ ba, hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách phải phân định rõ

thẩm quyền, trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan đơn vị; phải đi liền với nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính các cấp; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách đảm bảo đủ đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý chi ngân sách trong giai đoạn

hiện nay. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơng tác tinh giản biên chế, và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị.

Thứ tư, điều hành chi NSNN trên cơ sở dự toán được duyệt, phải hướng

tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của huyện, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược của huyện trong thời gian tới và phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chi đầu tư xây dựng.

Thứ năm, hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế tốn nhà nước bằng hệ

thống cơng nghệ thơng tin tích hợp cho phép tổng hợp đầy đủ, kịp thời tình hình chấp hành ngân sách, quyết tốn ngân sách, cơng khai ngân sách ở các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát nguồn thu, các khoản chi, đánh giá đúng thực trang công tác thu – chi ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)