7. Kết cấu của Luận văn:
2.1. Khái quát chung về huyện Đan Phượng
2.1.2. Các chính sách có liên quan và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi ngân
chi ngân sách tại địa phương
2.1.2.1. Các chính sách liên quan đến chi ngân sách
Chi ngân sách nhà nước tại huyện giai đoạn 2017 – 2019 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành.
Đan Phượng là một trong 30 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội do đó việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi được thực hiện theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, được điều chỉnh bổ sung một số định mức phân bổ ngân sách tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018.
Theo quy định trên, nhiệm vụ chi ngân sách huyện gồm có:
Chi đầu tư phát triển: Ngân sách huyện chi đầu tư xây dựng, cải tạo,
nâng cấp các cơng trình, dự án, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn, khơng có khả năng xã hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho huyện quản lý trên địa bàn.
Chi thường xuyên: gồm chi các lĩnh vực các nhiệm vụ giao huyện quản
lý: chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thơng tin, sự nghiệp phát thanh, sự nghiệp thể thao, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp quản lý hành chính, chi quốc phịng, an ninh, chi mua sắm sửa chữa và chi khác ngân sách.
Ngồi ra cịn có một số khoản chi khác như: Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã; Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau; Chi nộp trả ngân sách thành phố.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách
Tổ chức bộ máy chính quyền tại huyện thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Tại đơn vị hành chính cấp huyện gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện. Tại
16 đơn vị hành chính trực thuộc (15 xã và 01 thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã), gồm có HĐND xã và UBND xã.
Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách 2015, công tác quản lý ngân sách tại huyện gồm có sự tham gia của các cơ quan: HĐND, UBND huyện, Phịng Tài chính – Kế hoạch (TCKH) huyện, các đơn vị dự toán trực thuộc và UBND các xã thị trấn. Ngoài các cơ quan trực tiếp trong bộ máy quản lý, chi ngân sách cấp huyện còn chịu sự tác động, kiềm tra, giám sát trực tiếp của HĐND, UBND thành phố Hà Nội, các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Kho bạc Nhà nước huyện (cơ quan kiểm soát chi trực tiếp).
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách tại huyện như sau:
Hội đồng nhân dân huyện
HĐND huyện là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, gồm 40 đại biểu do nhân dân địa phương bầu ra. Trong công tác chi ngân sách cấp huyện, HĐND huyện quyết định các nội dung sau: Dự toán chi ngân sách cấp huyện, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện và chi bổ sung cho ngân
Sở TC Hà Nội HĐND thành phố UBND thành phố HĐND huyện UBND huyện Sở KHĐT Hà Nội Phịng TCKH Xã, thị trấn, đơn vị dự tốn KBNN
sách cấp xã; Điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; Phê chuẩn quyết toán ngân sách; Quyết định các chủ trương, biện phám để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và giám sát việc thực hiện ngân sách; Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện.
Ủy ban nhân dân huyện
UBND huyện do HĐND huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính cấp huyện. Trong lĩnh vực tài chính ngân sách, UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Lập dự toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ ngân sách cấp huyện; điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; báo cáo quyết toán ngân sách; Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách huyện được HĐND quyết định; Công khai ngân sách huyện, ngân sách cấp huyện theo quy định; Chỉ đạo Phịng TCKH chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ tài chính ngân sách.
Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện
Là một trong 13 phịng ban chun mơn trực thuộc UBND huyện với 13 công chức chuyên môn, chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện trong công tác quản lý tài chính, ngân sách tại địa phương; chịu sự giám sát về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Hàng năm, Phòng TCKH huyện thực hiện việc dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, tổng hợp dự tốn của huyện trình Sở Tài chính; Kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách đối vơi các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp xã; Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã, các đơn vị dự toán, đơn vị được ngân sách huyện hỗ trợ; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn.
Kho bạc Nhà nước huyện
Kho bạc nhà nước huyện là cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn, trực thuộc Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội. Tổng số biên chế hiện có của đơn vị 11 biên chế. Trong cơng tác quản lý chi NSNN cấp huyện thì KBNN huyện có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ về kho bạc trên địa bàn huyện; kiểm soát các khoản chi NSNN theo quy định của Luật NSNN, kiểm tra đối chiếu xác nhận số liệu chi NSNN qua KBNN huyện.
Các đơn vị dự toán trực thuộc
Thuộc ngân sách huyện gồm có 16 xã thị trấn và 79 đơn vị dự toán trực thuộc thuộc các lĩnh vực: 19 phịng, ban chun mơn cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, 53 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, 02 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; 01 đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa; 02 đơn vị thuộc lĩnh vực đảm bảo xã hội; 02 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh quốc phịng.
Mỗi đơn vị dự tốn được bố trí 01 cơng chức, viên chức làm cơng tác tài chính ngân sách nên tổng số cán bộ làm cơng tác tài chính ngân sách của huyện hiện có 119 người.
Về tình hình bộ máy nhân sự quản lý chi ngân sách tại địa phương:
Bảng 2.2: Thống kê bộ máy nhân sự làm công tác quản lý chi ngân sách
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Cơ cấu %) Số lượng (người) Cơ cấu %) Số lượng (người) Cơ cấu %) Tổng số biên chế 119 118 121 I. Theo trình độ học vấn 119 100 118 100 121 100 1. Thạc sĩ 5 4,2 5 4,2 7 5,8 2. Đại học 94 79,0 93 78,8 94 77,7 3. Cao đẳng 20 16,8 20 16,9 20 16,5
II. Có trình độ chun mơn phù hợp 100 84,0 99 83,9 102 84,3
1. Thạc sĩ 5 5,0 5 5,1 7 6,9
2. Đại học 75 75,0 74 74,7 75 73,5
3. Cao đẳng 20 20,0 20 20,2 20 19,6
III. Theo độ tuổi 119 100 118 100 121 100
1. Từ 25 - 35 tuổi 34 28,6 34 28,8 38 31,4 2. Từ 36 - 49 tuổi 58 48,7 58 49,2 58 47,9 3. 50 tuổi trở lên 27 22,7 26 22,0 25 20,7
IV. Theo giới tính 119 100 118 100 121 100
1. Nam 22 18,5 22 18,6 25 20,7
2. Nữ 97 81,5 96 81,4 96 79,3
Đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Đan Phượng về phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ chun mơn, năng lực làm việc, góp phần vào nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách tại địa phương. Xét về tiêu chí độ tuổi, cơ cấu nhân sự có tuổi đời trung bình là chủ yếu. Đây là lực lượng vừa có trình độ cao vừa có kinh nghiệm cơng tác nên rất thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh những ưu điểm trên, về mặt nhân sự làm công tác quản lý ngân sách tại huyện còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
Thứ nhất, tại các đơn vị phịng ban chun mơn của huyện người được giao làm cơng tác kế tốn ngân sách là các cán bộ kiêm nhiệm. Tuy có trình độ đại học nhưng chuyên ngành đào tạo không liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân sách. Vì vậy việc nắm vững và thực hiện đúng nghiệp vụ theo quy định cịn hạn chế do khơng được đào tạo bài bản.
Thứ hai, cơ cấu nhân sự chủ yếu là nữ và tỷ lệ nhân sự trẻ trong độ tuổi từ 25 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những người trong độ tuổi còn vướng bận nhiều điều trong cuộc sống, đôi khi chưa thể tập trung hồn tồn cho cơng việc. Điều này mang lại một số khó khăn trong việc bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách tại các đơn vị nói riêng và trên phạm vi tồn huyện nói chung.