Vai trò của quản lý chi NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của Luận văn:

1.1. Lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.4. Vai trò của quản lý chi NSNN cấp huyện

Một là, Quản lý chi NSNN góp phần cung cấp tài chính kịp thời cho

chính quyền huyện thực hiện tốt chức năng của mình trong khuân khổ pháp luật cho phép. Trong điều kiện nguồn tài chính cấp huyện cịn hạn hẹp, việc cung ứng tài chính đúng đối tượng, kịp thời, phù hợp là điều kiện cơ bản để việc sử dụng nguồn tài chính đó đạt được mục tiêu đã định. Quản lý chi NSNN góp phần để q trình chi NSNN cấp huyện đáp ứng được các yêu cầu đó.

Hai là, Quản lý chi NSNN cấp huyện góp phần đảm bảo việc sử dụng

ngân sách huyện được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả. Thông qua việc lập dự toán, quản lý chi NSNN cấp huyện làm cho quá trình chi NSNN trên địa bàn huyện mang tính kế hoạch hơn và chủ động hơn. Với việc quản lý trong q trình chấp hành dự tốn và quyết toán NSNN theo dự toán, quản lý chi NSNN cấp huyện đã tạo ra một hành lang pháp lý cho phép cơ quan sử dụng NSNN tự chủ trong hoạt động của mình trong giới hạn được phép. Đồng thời, từ dự tốn, chính quyền cấp huyện cũng chủ động hơn trong việc lựa chọn các hoạt động được ưu tiên chi NSNN và chủ động hơn trong cân đối ngân sách.

Ba là, Quản lý chi NSNN cấp huyện hiệu quả góp phần hỗ trợ phát

triển sản xuất kinh doanh thông qua việc quản lý hiệu quả các khoản chi đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế trên địa bàn, như như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, … Quản lý tốt các khoản chi ngân sách tại địa phương, đặc biệt là các khoản chi đầu tư phát triển, còn cho phép chính quyền huyện hỗ trợ hình thành các ngành then chốt, các cơng trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, qua đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo ổn định về mặt xã hội, chính trị….

Bốn là, Quản lý chi ngân sách cấp huyện góp phần điều tiết thu nhập

giữa các vùng dân cư trên địa bàn đảm bảo thực hiện công bằng xã hội. Trong tình hình phân hố giàu nghèo ngày càng gia tăng, chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN đặc biệt là quản lý chi đầu tư phát triển cấp huyện được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng phát triển và vùng sâu, vùng xa, từ đó giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo, điều tiết thu nhập giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư.

Năm là, Quản lý chi NSNN cấp huyện có hiệu quả sẽ góp phần chống

tham ô, tham nhũng, giảm nguy cơ suy thối đạo đức của cơng chức, cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện. Thông qua việc quản lý tốt công tác lập dự toán, giám sát chặt chẽ quá trình cấp phát và sử dụng, cơng tác quyết tốn theo đúng quy định, quản lý chi NSNN cấp huyện sẽ làm hạn chế cơ hội tham ô, tham nhũng của cán bộ, công chức. Hơn nữa, với việc thực hiện nguyên tắc

công khai, minh bạch trong quản lý chi NSNN sẽ làm cho quá trình chi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)