Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn:

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện

Quản lý thu - chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu - chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

1.3.1. Nhân tố khách quan

Ở mỗi vùng, mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có cơ cấu chi, nội dung chi ngân sách khác nhau. Chẳng hạn, ở các địa phương vùng núi sẽ chú ý đầu tư cho hệ thống đường giao thông để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế cịn ở các địa phương có nhiều sơng thường xun gặp bão lũ sẽ đầu tư nhiều cho hệ thống đê kè để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra nhất là những năm có nhiều thiên tai chi ngân sách sẽ tăng so với các năm khác. Do đó điều kiện tự nhiên là một trong các nhân tố khách quan ảnh hương lớn đến quản lý chi ngân sách ở mỗi địa phương.

Thứ hai, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Việc quản lý thu - chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Ở những địa phương có kinh tế phát triển, ổn định, tăng trưởng bền vững thì nguồn thu ngân sách ln đạt và vượt dự tốn, từ đó đảm bảo đầy đủ cho các nhiệm vụ chi. Nhưng ngược lại, đối với các địa phương có kinh tế chưa phát triển, nguồn thu ngân sách không bền vững, bấp bênh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi ngân sách không ổn định, thường xuyên phải điều chỉnh theo khả năng thu ngân sách. Bên cạnh đó, với các địa phương có kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân ở mức cao, nhiệm vụ chi ngân sách cho an sinh xã hội bớt gánh nặng hơn so với các địa phương có kinh tế kém phát triển với thu nhập bình qn cịn thấp. Điều đó chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp huyện.

Thứ ba, nhân tố về chế độ, chính sách, phân cấp nhiệm vụ chi, định

mức chi và các quy định của Nhà nước trong cơng tác tài chính ngân sách. Chế độ, chính sách và các quy định của nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân sách là cơ sở, là căn cứ để các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách thực hiện việc chi và quản lý chi ngân sách. Do đó đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Từ đó địi hỏi phải ban hành những chế độ chính sách, định mức chi đúng đắn, phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc phân cấp nhiệm vụ chi cho cấp huyện cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Phân cấp phù hợp với khả năng thu ngân sách với trình độ phát triển của địa phương sẽ giúp cho chi ngân sách phát huy hiệu quả và ngược lại.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, nhân tố về tổ chức bộ máy và năng lực, trình độ, đạo đức của

đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện.

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy, trong đó gồm cán bộ quản lý chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này.

Bộ máy được tổ chức tinh gọn, hợp lý hoạt động hiệu quả sẽ góp phần giảm chi ngân sách cho chính hoạt động của bộ báy, đồng thời kiểm soát và nâng cao hiệu quả của các khâu trong chu trình chi ngân sách.

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách. Khi đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, đạo đức tốt sẽ giúp việc chi ngân sách được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Trường hợp đội ngũ tha hóa, tham nhũng sẽ gây thất thốt lãng phí ngân sách nhà nước.

Thứ hai, nhân tố về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công

tác quản lý chi NSNN cấp huyện

Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan quản lý ngân sách ở huyện cần phải có những thơng tin cơ bản cần thiết và sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN ở địa phương giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong xử lý công việc nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thống nhất dữ liệu và giảm rủi ro về yếu tố sai lệch thông tin, nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSNN cấp huyện; tạo tiền đề cho việc cải cách nghiệp vụ và cải cách hành chính một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)