Những yêu cầu đối với ngôn ngữ của ngƣời dẫn hiện trƣờng trong phóng sự bản tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 88 - 94)

4 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Kết cấu luận văn

3.3 Những yêu cầu đối với ngôn ngữ của ngƣời dẫn hiện trƣờng trong phóng sự bản tin

trong phóng sự bản tin thời sự

Lời nói cả nhà báo truyền hình là sản phẩm ngơn ngữ tồn tại dƣớ dạng âm thanh của nhà báo đƣợc phát sóng nhằm mục đích trao đổi thơng tin giữa nhà báo- đại diện cho truyền hình với cơng chúng khán giả. Trong các chƣơng trình thời sự truyền hình hiện nay, lời nói phóng viên xuất hiện khá dày đặc. Họ trực tiếp viết tin, bài phản ảnh, phóng sự và dẫn tại hiện trƣờng. Cách đọc, cách nói thƣờng do học tập nhƣ hoặc do kinh nghiệm mà có nên nhiều giọng có thể cịn hơi thơ ráp, kỹ thuật vận dụng cao độ, cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ, âm sắc chƣa nhuân nhuyễn. Nhƣng, do thật sự hiểu và có tình cảm với sự kiện, con ngƣời thực tế nên phóng viên có thể trình bày một cách giàu cảm xúc, khiến tác phẩm trở nên thân mật, gần gũi với khán giả hơn.

Khác với nhiều nƣớc trên thế giới xem phát thanh viên là tất cả những ngƣời đọc, nói trên sóng bao gồm cả phóng viên, biên tập viên, ở Việt Nam hiện nay, phát thanh viên là chức danh dành riêng cho những ngƣời làm công tác đọc. Yêu cầu chung đối với lời nói của phát thanh viên là chất giọng đẹp, có nghệ thuật độc, nói diễn cảm. Nhờ chất giọng chuẩn, cách phát âm chuẩn, lời nói của học đã góp phần nâng đỡ tích cực cho nội dung của hàng triệu tác phẩm, trở thành mẫu mực cho cách phát âm của ngƣời dân trên khắp mọi miền đất nƣớc. Tuy nhiên hiên nay, do ngơn ngữ của truyền hình hiện đại nên ngơn ngữ trong các chƣơng trình thời sự là ngơn ngữ sinh động của đời sống,

ngƣời thể hiện các phóng sự hầu hết là chính phóng viên. Điều này cho thấy truyền hình hiện đại tiến gần hơn tới lối sống dung dị đời thƣờng, đề cao tính chân thực, gần gũi, thân mật hơn là đề cao những chuẩn mực trong ngơn ngữ hay chất giọng có phần hơi xa cách với công chúng của phát thanh viên.

Trong các chƣơng trình thời sự hiện nay, phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp đã ảnh hƣởng đến cách sử dụng ngôn ngữ cũng nhƣ ảnh hƣởng đến cách dẫn, cách nói của phóng viên tại hiện trƣờng. Thời gian sự kiện xảy ra hoặc thời gian sản xuất chƣơng trình đồng thời với phát sóng và tiếp nhận cùng dịng thơng tin nóng hổi cần đƣợc truyền đi nhanh chóng, tức thì, tạo cho ngƣời xem có cảm giác họ đang trực tiếp chứng kiến sự kiện. Do đó, phóng viên tại hiện trƣờng khơng thể sử dụng phong cách đọc chậm rãi, khoan thai, dìu dặt mà phải đặt mình trong tƣ thế của ngƣời truyền tin, đối thoại với khán giả. Vì thế họ thƣờng sử dụng câu từ thƣờng dễ vấp váp hơn, nhiều từ thừa, từ thiếu, nói vấp. Dịng lời nói cũng có thể khi nhanh, khi chậm, khi to, khi nhỏ tùy tình huống. Dạng ngơn ngữ này hiện lại hiệu quả hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, khuôn phép.

Sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho khán giả đƣợc tiếp cận với nhiều loại hình truyền thơng đại chúng. Khơng chỉ có truyền thơng trong nƣớc, mà cơng chúng cịn đƣợc tiếp cận với các kênh truyền thơng nƣớc ngồi. Phong cách nói tin, giảng tin, lối trò chuyện thân mật, gần gũi, giàu tính hội thoại trong những chƣơng trình truyền hình trực tiếp cùa nhà báo nƣớc ngoài đã ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu tiếp nhận lời nói truyền hình của khán giả Việt nam. Họ cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lời nói mang tính “đời hóa”, “thoại hóa”. Nhiều khán giả khơng cịn thích kiểu đọc văn bản trong các chƣơng trình tin tức thời sự mà thích nhà báo sử dụng phƣơng thức nói.

Cùng với nhu cầu tiếp nhận phƣơng thức nói, khán giả hiện đại cịn có nhu cầu tiếp nhận thơng tin ngắn gọn. Điều đó có nghĩa, lời nói truyền hình khơng chỉ phải đúng mà cịn phải trúng, khơng chỉ phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận mà cịn phải hấp dẫn, khơng chỉ phải đầy đủ mà cịn phải ngắn gọn, súc tích. Nhà báo khơng cịn là ngƣời áp đặt thông tin một chiều mà phải là ngƣời tƣơng tác, chia sẻ, khơng cịn là ngƣời thuyết giảng mà phải là ngƣời bạn đồng hành với thính giả. Bên cạnh đó, hiện nay, cịn tồn tại khoảng cách ngày càng lớn giữa một bên là nhóm khán giả “bác học”, có trình độ học vấn cao, với một bên là nhóm thính giả “bình dân”, trình độ học vấn thấp. Điều này tất yếu dẫn tới sự ra đời của của các sản phẩm ngơn ngữ mang tính bác học bên cạnh các sản phẩm ngơn ngữ mang tính bình dân.

Từ thực tế đến lý thuyết cho thấy ngơn ngữ truyền hình hiện nay cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất là phải đảm bảo tính dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Điều này có liên quan chặt chẽ tới việc vận dụng các yếu tố thuộc về ngữ âm nhƣ cách phát âm, chất giọng vùng miền, cách kết hợp giọng trong chƣơng trình, cách sử dụng tốc độ, cao độ, cƣờng độ, trƣờng độ, âm sắc…Có những hạn định cho việc nói năng trên sóng mà nhà báo truyền hình – đặc biệt là các phóng viên hiện trƣờng hoặc ngƣời đọc, nói tin, bài cần tuân thủ. Chẳng hạn: phát âm tròn vành rõ chữ, không ngọng, không nhịu; chất giọng không đƣợc đậm đặc tiếng địa phƣơng khiến ngƣời nghe khó hiểu; tốc độ vừa phải, khơng nhanh quá, không chậm quá; sắc giọng phù hợp với sắc thái thông tin...Đi cùng với nguyên tắc dễ nghe, lời nói truyền hình phải đảm bảo dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống. Ngƣời nghe tin tức thời sự truyền hình bao gồm tất cả các đối tƣợng, từ ngƣời già đến ngƣời trẻ, từ ngƣời có học vấn cao đến ngƣời khơng biết chữ. Do vậy, lời nói phải làm sao để thích ứng với mọi tầng lớp công chúng, sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không

cảm thấy chán và cơng nhân, nơng dân cũng khơng thấy khó hiểu. Để đảm bảo nguyên tắc này, tin tức thời sự truyền hình cố gắng khơng đƣợc lạm dụng thuật ngữ, từ tiếng nƣớc ngồi, tiếng lóng, từ địa phƣơng khơng thông dụng, từ tối nghĩa, không lạm dụng con số. Về câu cú, không sử dụng câu dài ”dây cà ra dây muống”, câu nhiều tầng ý, những lối diễn đạt lủng củng, mơ hồ... Lời dễ nghe, dễ hiểu thì sẽ đảm bảo dễ nhớ.

Thứ hai, ngơn ngữ đảm bảo tính chính xác, đúng đắn. Tính chính xác của lời nói nghĩa là lời nói phải phản ánh đƣợc thông tin thực tế một cách sát đúng nhất, đồng thời cũng phản ánh đƣợc ý đồ chủ quan của ngƣời nói một cách thích hợp nhất. Trong thời sự truyền hình, ngơn từ phải đƣợc dùng đúng nghĩa từ điển, không dùng từ sai, từ tối nghĩa, từ mơ hồ về nghĩa. Từ ngữ trong tin tức, phóng sự, bài phản ánh... cần biểu đạt chính xác nội dung thơng tin, diễn đạt đúng ý đồ của nhà báo, không để ngƣời nghe hiểu sai, hiểu nhầm.Tính đúng đắn của lời nói thƣờng đƣợc hiểu là sự tuân thủ chuẩn mực của ngôn ngữ tiếng Việt, tức là tuân theo quy tắc phát âm, viết chữ, dùng từ, đặt câu, kết cấu toàn bộ văn bản. Theo đó, lời nói thời sự truyền hình cũng cần tuân theo thói quen phát âm, viết chữ, dùng từ, đặt câu của ngƣời Việt Nam. Chẳng hạn, trong giao tiếp, ngƣời Việt Nam có thói quen dùng câu chủ động thay vì câu bị động; dùng câu có trật tự thuận: trạng ngữ- chủ ngữ- vị ngữ... Nhà báo truyền hình, nhất là nhà báo Đài THVN cũng cần phát âm theo cách phát âm chuẩn tiếng phổ thơng, đảm bảo lời nói trên sóng đƣợc khán giả lĩnh hội rõ ràng nhất.

Thứ ba, ngôn ngữ phải đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn. Sự sinh động, hấp dẫn của truyền hình đƣợc đánh giá cao ở góc độ hình ảnh. Tuy nhiên, điều đó khơng đồng nghĩa với tính giới hạn về sự sinh động, hấp dẫn của lời nói. Sự hấp dẫn của lời nói trƣớc hết nằm ở việc sử dụng ngơn từ. Ngôn từ

phải trong sáng, đƣợc chọn lọc, gọt giũa, giàu sức gợi. Trong các chƣơng trình sử dụng phƣơng thức nói ứng khẩu, ngơn từ phải mang tính khẩu ngữ văn hóa- vừa đơn giản, dễ hiểu, vừa gần gũi, thân mật. Những lối dùng từ, lối diễn đạt mới lạ, độc đáo, ấn tƣợng cần đƣợc phát huy. Bên cạnh ngôn từ, nhà báo phải triệt để vận dụng các phƣơng tiện ngữ âm để tạo nên ngữ điệu và âm sắc, làm cho giọng đọc, giọng nói đạt đến tính biểu cảm. Nhà báo nên sử dụng giọng nói nhƣ một thứ nhạc cụ - và trình tấu những bản nhạc ngôn từ du dƣơng, trầm bổng để thu hút tai nghe, bằng chất giọng mềm mại ấm áp, bằng một phong cách thân mật, nhiệt tình, hứng khởi. Đồng thời, khi nói năng trên sóng, nhà báo cố gắng ”cá tính hóa” lời nói bằng cách sử dụng những nét ”rƣờm” về ngữ âm, những từ đƣợc đánh dấu về phong cách, những lối diễn đạt tự tin, lƣu lốt, có thần thái... Về điều này, các biên tập viên thời sự 7h tối nhƣ Quang Minh, Vân Anh, Ngọc Anh... đều thực hiện khá ấn tƣợng. Giọng nói, giọng đọc của họ đều có bản sắc, để lại nhiều tình cảm tốt đẹp với khán giả.

Thứ tƣ, ngơn ngữ phải đảm bảo tính hàm súc, cơ đọng. Ngày nay, khán giả khơng có nhiều thời gian để nghe hết những bài viết có thời lƣợng dài. Mặt khác, do dịng thơng tin trong thời sự truyền hình đƣợc truyền đi liên tục, nên cũng không nhất thiết phải nhồi nhét quá nhiều chi tiết vào trong một tin hay một bài báo. Vì vậy, tính ngắn gọn của lời nói phải đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tối thiết. Để đạt đƣợc sự ngắn gọn, yêu cầu nhà báo phải có khả năng dùng từ hàm súc. Chẳng hạn, nhà báo có thể tăng cƣờng sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao; trong một số chƣơng trình chuyên đề, có thể sử dụng có chừng mực thuật ngữ khoa học, từ Hán-Việt dễ hiểu; viết câu ngắn, viết đoạn ngắn, bài ngắn...

Thứ năm, ngơn ngữ phải đảm bảo tính hiện đại, tiếp thu chọn lọc sản phẩm ngôn ngữ mới trong quá trình tiếp biến văn hóa ngơn ngữ. Là một

phƣơng tiện truyền thông sử dụng lời nói để giao tiếp, có nhiệm vụ phản ánh hiện thực khách quan mới nhất, nóng nhất, lời nói thời sự truyền hình cũng phải vận động, phát triển để theo kịp sự vận động của sinh ngữ. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tiếp biến văn hóa nói chung, tiếp biến văn hóa trong ngơn ngữ nói riêng trở thành xu thế chung của mọi nền văn hóa, thì lời nói truyền hình cũng phải vận động theo xu thế tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ mới do giao lƣu ngôn ngữ quốc tế đem lại. Nhà báo phải kịp thời nắm bắt, chọn lọc và sử dụng những từ ngữ mới, những lối nói mới, chẳng hạn, thuật ngữ khoa học, những lối dùng từ của ngƣời nƣớc ngoài, những từ ghép mới. Nhƣng việc tiếp thu yếu tố ngơn ngữ mới trong q trình tiếp biến văn hóa ngơn ngữ cũng cần chọn lọc cẩn thận, bởi cho dù ngơn ngữ truyền hình có hiện đại đến đâu, nhà báo cũng không thể quên sứ mệnh của mình là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Thứ sáu, đảm bảo kết hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Hiểu đơn giản, ngơn ngữ viết u cầu tính chuẩn mực về mặt từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm: chặt chẽ, ngọn gàng, khúc triết, thậm chí, mang sắc thái bác học… Trong khi đó, ngơn ngữ nói cho phép những lối diễn đạt phóng khống hơn, với ngơn từ ít trau chuốt, chọn lọc, gọt giũa hơn. Từ dƣ, từ lặp, từ thừa, từ thiếu, thậm chí từ sai, từ thiếu chính xác, lúc nói nhanh, lúc nói chậm, lúc ngừng lời… là những đặc tính cố hữu của ngơn ngữ nói. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, lời nói trên thời sự truyền hình thuộc phong cách khẩu ngữ văn hóa, có xu hƣớng đi gần với khẩu ngữ đời thƣờng ở chỗ nó mang nhiều yếu tố tự nhiên sống động, nhiều màu sắc biểu cảm, chủ quan, cụ thể. Thế nhƣng, truyền hình là hình thức giao tiếp có tính văn hóa, có ảnh hƣởng nhanh, trực tiếp và sâu rộng tới hàng triệu ngƣời, nên ngơn ngữ truyền hình phải là khẩu ngữ văn hóa, là khẩu ngữ ở trình độ phát triển cao. Nó đƣợc xếp vào ngơn ngữ gọt giũa, đƣợc chuẩn bị, chọn lọc và có tính chuẩn mực. Nhà

báo phải có năng lực hành ngơn nhất định, biết kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt ngôn ngữ văn hóa và ngơn ngữ đời thƣờng. Nếu sa đà vào văn viết, lời nói sẽ ”chuẩn” đến mức khơ cứng, thậm chí khó hiểu. Nhƣng nếu q phóng túng, tự nhiên theo văn nói, lời nói sẽ dễ dẫn tới tùy tiện, cẩu thả.

Thứ bảy, ngôn ngữ đảm bảo phù hợp với đối tƣợng giao tiếp. Mỗi chƣơng trình có một đối tƣợng đích – khán giả mục tiêu. Năng lực, sở thích, nhu cầu tiếp nhận thơng tin, phong tục tập qn, tuổi tác, trình độ văn hóa, tâm lý tiếp nhận, đặc điểm nghề nghiệp... của từng đối tƣợng khán giả quyết định cách viết, cách đọc, nói của nhà báo. Trong chƣơng trình thời sự, do đối tƣợng tổng hợp- đủ mọi thành phần, lứa tuổi, trình độ, tơn giáo..., nên cách nói năng vừa đảm bảo sự chân thành, gần gũi, đồng thời, vừa đảm bảo sự trang trọng, lịch sự cần thiết. Biểu hiện của tính gần gũi mà trang trọng bắt đầu đƣợc thể hiện từ những điều nhỏ nhặt nhất, chẳng hạn, là cách xƣng hô, câu chào mời, bởi xƣng hô không phải chỉ để gọi ngƣời tham thoại và gọi nhân vật đƣợc nhắc đến trong cuộc thoại mà cịn gợi đến một nền văn hóa coi trọng tơn ti, thứ bậc (5). Ví dụ, biên tập viên thời sự bao giờ cũng mở đầu

chƣơng trình bằng lời chào trang trọng, lịch sự: “Xin kính chào quý vị và các bạn”, và kết thúc bằng lời tạm biệt: “Xin kính chào và hẹn gặp lại”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)