Cách thức và kỹ năng dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 81 - 86)

4 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Kết cấu luận văn

3.1 Cách thức và kỹ năng dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự truyền hình

3.1 Cách thức và kỹ năng dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự truyền hình truyền hình

Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Mỗi một nghề nghiệp lại đòi hỏi một số nhóm kỹ năng khác nhau. Đối với phóng viên dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự truyền hình, một số kỹ năng cần đƣợc rèn luyện một cách thuẩn thục nhƣ thể hiện ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng xử lý tình huống,…Việc sử dụng thành thục các kỹ năng trên sẽ

giúp cho phóng viên tránh đƣợc những nhầm lẫn sai sót khơng đáng có, tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự.

Để thực hiện hoạt động dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự truyền hình, mỗi phóng viên cần đặt ra cho mình một vài câu hỏi mang tính chất quyết định có thể làm cho cục diện thay đổi nhƣ : Tại sao cần phải có dẫn trong câu chuyện này? Thơng tin mà mình muốn truyền tải đến khán giả trong phần dẫn này là gì? Có cần phải sử dụng đến cơng cụ gì hỗ trơ thêm cho phần dẫn khơng? Nên dẫn ở đâu và vào thời điểm nào? Phần dẫn hiện trƣờng cần thiết đến mức độ nhƣ thế nào để thể hiện đƣợc trọn vẹn nội dung trong câu chuyện mình muồn truyền tải đến khán giả?

Tìm cách dẫn cho phù hợp với câu chuyện luôn là một thách thức đối với những phóng viên mới. Sau đây là một số lƣu ý đối với phóng viên khi dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự truyền hình:

 Bắt đầu với một chi tiết trong câu chuyện mà không thể thay đổi chứ không phải là một trong tin có thể cịn cập nhật đƣợc.

 Tìm kiếm một chi tiết có liên quan trong câu chuyện có thể giúp phần dẫn thêm ấn tƣợng, hoặc một chi tiết quan trọng nhƣng khơng có hoặc thiếu hình ảnh.

 Do thời lƣợng phóng sự thời sự ngắn do đó phóng viên nên xuất hiện một lần trong mỗi phóng sự. Việc dẫn hiện trƣờng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi phóng viên xuất hiện ở giữa hoặc trong cuối phóng sự trong một vài trƣờng hợp, không nên xuất hiện ngay đầu phóng sự. Bởi một phóng sự đƣợc bắt đầu hay kết thúc với những hình ảnh và âm thanh sống động sẽ thu hút khán giả hơn

 Trong trƣờng hợp muốn nhấn mạnh một vấn đề nào đó, phóng viên có thể thực hiện dẫn hiện trƣờng ngay sau phần phỏng vấn nhân vật.

 Để thể hiện phong cách của bản thân, phóng viên cũng có thể dẫn hiện trƣờng trong phóng sự nhằm gây ấn tƣợng với khán giả. Tuy nhiên để đẩm bảo khán giả có thể nghe một cách rõ ràng và có cảm tình với phần dẫn hiện trƣờng của phóng viên thì phóng viên hiện trƣờng cần tn thủ theo một số nguyên tắc về cách phát âm, cách sử dụng tốc độ, cao độ, cƣờng độ, trƣờng độ, âm sắc,..Tốc độ nói vừa phải, không nhanh quá, không chậm quá, sắc giọng phù hợp với sắc thái của thông tin.

 Đi cùng với nguyên tắc dễ nghe, lời nói đảm bảo dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống. Ngƣởi xem truyền hình bao gồm tất cả các đối tƣợng, từ ngƣời già đến trẻ nhỏ, từ ngƣời có học vấn cao đến ngƣời khơng biết chữ. Do vậy, lời nói của phóng viên phải làm thế nào cho thích ứng đƣợc với mọi tầng lớp công chúng. Do vậy, trong q trình dẫn hiện trƣờng, phóng viên cần tránh lạm dụng thuật ngữ, từ nƣớc ngồi, tiếng lóng, từ địa phƣơng khơng thông dụng, từ tối nghĩa, không lạm dụng con số. Về câu, không nên sử dụng câu dài, câu nhiều tầng ý, những lối diễn đạt lủng củng, mơ hồ,..

 Đối với các phóng sự mà phóng viên có thể tiếp cận và có mặt tại bối cảnh thật đặc biệt, nơi mà khán giả ít ngƣời có thể tới thì việc phóng viên có mặt tại hiện trƣờng sẽ thực sự gây ấn tƣợng và để lại dấu ấn đối với khán giả. Chính vì vậy việc phát huy hoạt động dẫn hiện trƣờng trong các phóng sự tại các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, hay tại những khu vực bão, lũ, động đất, cháy rừng,… rất cần thiết.

 Cố gắng khởi động và luyện tập trƣớc khi phóng viên chính thức ghi hình là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc dẫn hiện trƣờng đạt hiệu quả cao. Muốn nhƣ vậy, trƣớc khi ghi hình, phóng viên cần gạch chân hoặc đánh dấu những từ muốn nhấn mạnh; cố gắng thể hiện phần dẫn thật ngắn gọn, súc tích nhƣng phải đầy đủ để diễn đạt trọn vẹn thông điệp cần truyền tải. Đặc biệt khi bắt đầu dẫn phóng viên nên nhìn thẳng vào máy quay, không nên so vai hay dịch chuyển tƣ thế và thể hiện bằng chất giọng rõ ràng, tròn vành rõ chữ.

 Trƣớc khi dẫn, mỗi phóng viên nên phác họa ra những ý chính về nhƣng thơng tin cần truyền tải, bình tĩnh diễn đạt theo dịng chảy của thơng tin, không nên dẫn một cách khiên cƣỡng, máy móc. Cố gắng để khán giả cảm nhận đƣợc sự có mặt và dẫn hiện trƣờng của phóng viên là hồn tồn thuyết phục và cần thiết.

 Cố gắng gắn kết diễn biến của câu chuyện và thể hiện mình là nhân vật của câu chuyện và cho khán giả thấy việc dẫn hiện trƣờng của mình khơng vo nghĩa

 Trong q trình dẫn hiện trƣờng, phóng viên nên sử dụng linh hoạt đôi bàn tay hoặc các cử chỉ của ảnh mắt, có thể di chuyển nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp phóng viên thêm tự nhiên hơn.

Những yếu tố quan trọng khác để phần dẫn hiện trƣờng hiệu quả hơn phải kết đến gồm:

 Phần hậu cảnh nơi phóng viên dẫn phải phù hợp với nội dung của câu chuyện hoặc phải giúp ngƣời xem dễ nhận biết hoặc dễ liên tƣởng

 Cố gằng thể hiện phần dẫn hiện trƣờng mà không cần cầm theo văn bản

 Để phần thể hiện tự tin và linh hoạt, phóng viên nên sử dụng mic có dây hoặc mic cài sẵn

 Trong khi dẫn hiện trƣờng, phóng viên nên phát huy việc sử dụng vật dụng nếu nó cần thiết cho nội dung của phóng sự. Nó giúp cho khán giả có

thể quan sát, hình dung dễ dàng hơn điều mà phóng viên muốn diễn giải về tâm quan trọng của việc đó.

 Dẫn hiện trƣờng sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm việc nhóm. Ngƣời phụ trách hình ảnh cần có càng nhiều thơng tin đầu vào càng tốt vì họ có thể tƣ vấn phóng viên lựa chọn hậu cảnh và vị trí thích hợp liên quan đến nội dung của câu chuyện.

Để chất lƣợng hoạt động dẫn hiện trƣờng đƣợc nâng cao, phóng viên cần tránh những lỗi sai sau đây khi dẫn hiện trƣờng:

 Dẫn hiện trƣờng lặp lại thơng tin hoặc giống nhƣ lời dẫn vào phóng sự ở trƣờng quay

 Ngƣời dẫn hiện trƣờng với ngƣời đọc phóng sự là hai ngƣời khác nhau, bởi khán giả sẽ không tin rằng ngƣời làm phóng sự chính là ngƣời có mặt tại hiện trƣờng

 Nhờ phát thanh viên hoặc đồng nghiệp có hình thức “khá” hơn dẫn hiện trƣờng (việc nhờ xuất hiện nhƣ vậy sẽ khó thật và khơng có sức thuyết phục)

 Phóng viên, biên tập viên đứng ở bối cảnh khơng nói lên điều gì (rặng cây, bức tƣờng, khoảng trống,…)

 Dẫn quá dài hoặc phải đọc giấy

 Không đeo đồ trang sức cầu kỳ và phát ra tiếng động trong khi xuất hiện. Phóng viên nên sử dụng đồ trang sức đơn giản hoặc không sử dụng. Trang phục phù hợp với hoàn cảnh và nội dung của phóng sự

 Thơng tin dẫn lặp lại với lời bình hoặc phỏng vấn trong phóng sự

 Thận trọng khi đằng sau có ngƣời đi lại, hoặc ngó vào khn hình

 Tránh lỗi phát âm nhƣ nói ngọng, nói nhịu; chất giọng khơng đƣợc đậm đặc tiếng địa phƣơng khiến ngƣời nghe khó hiểu

Đối với hình thức thể hiện của hoạt động dẫn hiện trƣờng trong phóng sự thời sự, cần làm tăng tính tƣơng tác giữa phóng viên với khán giả. Bởi, phóng viên không chỉ là ngƣời cung cấp thơng tin mà đặt mình ở vị trí là cầu nối, đƣa khán giả tiến gần hơn với kênh của các đài địa phƣơng. Thơng qua ánh mắt, ngơn ngữ, hình thể hay những nhấn nhá trong giọng nói cũng trở thành sợi dây vơ hình truyền cảm xúc đến cho ngƣời xem. Khán giả vừa tiếp nhận thông tin nhƣng cũng vừa đồng cảm với quan điểm, suy nghĩ của phóng viên dẫn hiện trƣờng. Một ngƣời dẫn hiện trƣờng tốt là ngƣời ghi dấu ấn trong lòng cơng chúng xem truyền hình bởi sự sáng tạo trong cách dẫn. Khơng phải lức nào cũng tuân thủ theo quy tác nhìn thẳng vào ống kính rồi nói, mà có thể linh hoạt thay đổi tƣ thế, thay đổi hình thức, vừa dẫn vừa phỏng vấn, trị chuyện với nhân vật. Phóng viên khơng nên chỉ biết đến riêng mình, lo cho phần lên hình của mình sao cho thật đẹp, thật tốt mà không quan tâm đến cảm nhận của khán giả, đó chính là tƣơng tác giữa ngƣời thực hiện và ngƣời theo dõi.

Mỗi phóng viên cần tạo cho mình màu sắc riêng trong phong cách dẫn để khẳng định thƣơng hiệu bản thân. Để làm đƣợc điều này, mỗi một ngƣời dẫn chƣơng trình cần phải tạo ra một hình tƣợng, phong cách riêng cho khán giả, đáp ứng yêu cầu mang tính công cộng của xã hội, đồng thời cũng cần phải mang tính đặc trƣng, riêng biệt. Có nhƣ vậy mới có thể tạo nên hiệu ứng tốt trong suốt quá trình dẫn chƣơng trình.

Cá tính của ngƣời dẫn hiện trƣờng trong phóng sự là tốt chất tổng hợp của tính cách và bản lĩnh cá nhân, nó quyết định đến chất lƣợng cũng nhƣ tạo một thƣơng hiệu riêng cho mỗi phóng viên. Do vây, ngƣời dẫn hiện trƣờng nên chú trọng khai thác tiềm năng của bản thân và rèn luyện tốt chất căn bản, nâng cao đặc điểm cá tính của bản thân. Đồng thời nên để cá tính của mình thể hiện trong suốt hoạt động dẫn hiện trƣờng. Bất luận là trong giai đoạn chuẩn bị ghi hình hay biên tập đều nên tự mình thực hiện, nhƣ thế cá tính mới

có dịp thể hiện và phát huy hết năng lực. Ngƣợc lại nếu chỉ tham gia dẫn hiện trƣờng không thôi mà không thực hiện nội dung, khơng biên tập thì sẽ khơng hiểu và nắm rõ vấn đề. Hiện nay, cũng nhƣ các kênh, đài truyền hình khác, ngƣời phóng viên kiêm nhiệm ln vai trị ngƣời dẫn hiện trƣờng, mỗi ngƣời có cách thể hiện phóng sự khác nhau, sẽ tạo cho mình một màu sắc riêng trong gam màu chung về hoạt động dẫn hiện trƣờng.

Phóng viên cần rèn luyện các kỹ năng để thể hiện sắc thái phù hợp khi dẫn hiện trƣờng ở những sự kiện, vấn đề khác nhau. Đây là điều tạo ra hƣớng phát triển lâu dài cho hoạt động dẫn hiện trƣờng, tập trung hơn về chiều sâu.

Trong sự truyền đạt của ngƣời dẫn, ngồi lƣợng thơng tin nằm trong vỏ ngơn từ thì cịn một lƣợng thơng tin nằm trong tiết tấu, ngữ điệu, sắc thái thể hiện. Ngƣời dẫn chƣơng trình tin tức phải chuyển tải phải chuyển tải đƣợc sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung của tin bài. Đó là sự xót thƣơng, đau đớn khi có một tai nạn thƣơng tâm xảy ra, sự vui mừng khi có một tín hiệu vui từ một hoạt động thực tiễn, sự nghiêm túc phê bình trƣớc những ứng xử thiếu trách nhiệm. Nhiệm vụ của ngƣời dẫn là nắm đƣợc từng tác phẩm để có đƣợc sự nhập cuộc với chúng khi dẫn dắt, thể hiện. Sự nhập cuộc ở đây chính là sự nhiệt tâm, thể hiện với tất cả sự quan tâm của mình và khán giả có thể cảm nhận nhƣ thể ngƣời dẫn đang nói chính câu chuyện của họ hoặc họ biết tƣờng tận, từ đó thuyết phục sự quan tâm của ngƣời nghe.

Điều tra ý kiến ngƣời xem để nhận đƣợc sự đóng góp, nhận xét, từ đó điều chỉnh hoạt động dẫn hiện trƣờng phù hợp với thị hiếu khán giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)