Nâng cao kĩ năng giải quyết mâu thuẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 96 - 129)

Tham số Lớp 11A Lớp 12D Trƣớc tập huấn Sau tập huấn Trƣớc tập huấn Sau tập huấn Có % Khơng % Có % Khơng % Có % Khơng % Có % Khơng % Chủ đề có ích khơng 57 43 90 10 60 40 96 4 Nhận thức 56 44 99 1 69 31 96 4 Thái độ 65 35 85 15 56 44 82 18 Nắm đƣợc cách hình thành để rèn luyện kỹ năng 45 65 86 14 54 46 80 20 Áp dụng trong cuộc sống 45 55 87 13 84 16 78 22

Tỉ lệ học sinh sau khi tham gia tập huấn thấy chủ đề này có ích rất cao. Trong đó lớp 11A 90% và 96% học sinh lớp 12D HS cho rằng chủ đề này rất có ích. Trƣớc khi tập huấn thì chỉ có 57% HS lớp 11A và 60% HS lớp 12D cho rằng chủ đề này có ích.

Sau khi tập huấn HS cũng đã nắm đƣợc cách hình thành, rèn luyện kỹ năng này một cách hiệu quả. 86% HS lớp 11A và 80% HS lớp 12D. Bƣớc đầu HS cũng hình thành cho mình kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, các em cũng đã biết áp dụng cách giải quyết các mâu thuẫn đã đƣợc học vào trong cuộc sống. Ý kiến giáo viên: "Nếu như trước khi chưa được học kỹ năng giải quyết mâu

thuẫn, HS thường lựa chọn cách giải quyết mâu thuẫn là đánh nhau. Sau khi được học xong kỹ năng này, HS biết cách giải quyết mâu thuẫn bằng nhiều cách khác nhau không phải dùng tới bạo lực" (GV chủ nhiệm lớp 12D trƣờng

THPT Kinh Môn).

Hầu hết các em biết cách vận dụng các kỹ năng này vào trong cuộc sống. Đây mục tiêu trƣớc khi tập huấn đề ra và sau khi tập huấn thu về kết quả khả quan.

3.2.2.2.So sánh đánh giá với nhóm đối chứng

Kết quả điều tra thu đƣợc, ở nhóm tập huấn HS đã có cách giả quyết cụ thể. Các em đã áp dụng các kỹ năng đã đƣợc tập huấn vào trong quá trình giải quyết tình huống.

Tình huống 1: Các em chọn cách giải quyết: Em sẽ nói to với bác chủ qn món đồ mình muốn mua, các bạn biết đƣợc mình đang ở đó và sẽ khơng nói xấu mình nữa.

Tình huống 2: Hà nhờ cơ giáo chủ nhiệm minh oan cho mình.

Tình huống 3: Quang sẽ im lặng khơng nói gì, đợi Đức bình tĩnh trở lại sẽ nói chuyện và xin lỗi Đức.

Ở nhóm đối chứng, do HS chƣa đƣợc học kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và kỹ năng lắng nghe vì thế HS thƣờng lựa chọn bạo lực để giải quyết tình huống.

Tình huống 1: Em sẽ lấy cốc nƣớc bạn ý đang uống, hắt vào ngƣời bạn ấy để cảnh cáo. Làm cho các bạn ấy sợ lần sau khơng nói xấu mình nữa.

Tình huống 2: Hà sẽ đi gặp trực tiếp Lan, hỏi tại sao Lan lại vu khống cho mình nhƣ vậy. Hà sẽ đánh cho Lan 1 trận nếu nhƣ Hà khơng chịu nói lí do. Tình huống 3: Quang sẽ lao vào đánh Đức.

Qua đây ta thấy đƣợc, ở nhóm HS tác động các em đã có cách giải quyết tình huống khơng sử dụng bạo lực. Các em biết vận dụng các kỹ năng đƣợc học vào trong cuộc sống. Điều này chính là mục tiêu ban đầu thực nghiệm đề ra.

Nhóm đối chứng, do HS chƣa biết cách giải quyết mâu thuẫn vì thế các em thƣờng chọn cách giải quyết vấn đề là sử dụng bạo lực. Để giảm thiểu BLHĐ nhà trƣờng cần đƣa chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống vào trong chƣơng trình học, hoặc có thể lồng ghép vào các mơn học khác nhƣ giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng.

Tiểu kết

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn BLHĐ của học sinh THPT Kinh Môn (Hải Dƣơng) về vấn đề bạo lực giữa các em học sinh với nhau, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Đa số học sinh đã có những hiểu biết, nhận thức nhất định về bạo lực giữa các học sinh với nhau, các em đã hiểu biết đầy đủ về khái niệm BLHĐ. Tuy nhiên, sự hiểu biết này còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Các em vẫn chƣa nhận thức đúng về hình thức của bạo lực, các em vẫn cho rằng hình thức gây tổn thƣơng tinh thần cho nạn nhân không phải là bạo lực.

Nguyên nhân phổ biến gây ra bạo lực là do các em thiếu khả năng kiểm soát hành vi bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống hoặc bị ảnh hƣởng bởi những tác động xấu ngoài xã hội, do thiếu sự quan tâm và giáo dục chƣa đúng đắn từ gia đình...

Phần lớn các em có phản ứng hành vi và xúc cảm tích cực trƣớc vấn đề bạo lực học đƣờng: Các em có thái độ lên án, phê phán những hành vi bạo lực giữa các học sinh và có những hành vi tích cực trong những tình huống cụ thể. Song vẫn còn một bộ phận nhỏ các em học sinh có thái độ thờ ơ, có những hành vi tiêu cực hoặc chƣa can thiệp một cách đúng mức khi có bạo lực xảy ra.

BLHĐ để lại hậu quả khơng chỉ làm tổn thƣơng về thể chất mà cịn gây tổn thƣơng tinh thần rất lớn. Hậu quả của BLHĐ liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tâm lí (trầm cảm, lo âu, căng thẳng...), đến mối quan hệ xã hội, môi trƣờng học đƣờng và an tồn xã hội.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới vấn đề BLHĐ. Trƣớc hết yếu tố rất ảnh hƣởng đó là sự phổ biến của các trò chơi bạo lực, tâm lí cá nhân, gia đình, mơi trƣờng học đƣờng...

Thơng qua tập huấn, các em đã hình thành cho mình một số kĩ năng cơ bản để ứng phó với một số tình huống mâu thuẫn các em gặp phải trong cuộc sống. Trƣớc khi chƣa tham gia tập huấn các em giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức đánh nhau, sau khi tham gia tập huấn các em đã biết cách giải quyết tình huống đó một cách thoải mái không để lại hậu quả nghiêm trọng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận cũng nhƣ nghiên cứu thực tiễn trong đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Bạo lực học đƣờng giữa các học sinh với nhau là cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trƣờng giữa các học sinh bằng bạo lực. Những hành vi ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của ngƣời bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của ngƣời bị hại. Do đó, thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực học đƣờng là những đánh giá, những phản ứng tích cực hay tiêu cực của các em học sinh đối với các hành vi biểu hiện của bạo lực giữa các em học sinh với nhau.

Những cảm xúc tiêu cực tức giận, thất vọng có liên quan rất lớn đến BLHĐ của HS THPT, khi những cảm xúc này xuất hiện thì xu hƣớng gây ra hành vi BLHĐ ở HS là rất lớn. Những tình huống học sinh sẽ xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng và gây lên hành vi bạo lực khi học sinh bị đánh giá, xúc phạm về danh dự, nhân phẩm. Hình thức đƣợc các em lựa chọn đáp trả là đánh nhau, nói xấu, im lặng...

Các yếu tố có liên quan đến hành vi BLHĐ của học sinh THPT: Các yếu tố thuộc về cá nhân nhận thức của học sinh về BLHĐ. Yếu tố cảm xúc có ảnh hƣởng đến hành vi bạo lực của học sinh. Kết quả điều tra cho thấy các em nhận thức sai về hình thức bạo lực tinh thần. Các em cho rằng những hành vi đƣợc coi là bạo lực khi các hành vi đó gây tổn hại về thể chất, tài sản cho nạn nhân. Còn hành vi bạo lực tinh thần lại ít đƣợc các em coi trọng và cho rằng đó là những hành vi bình thƣờng. Các em cho rằng gây ra hành vi bạo lực để khẳng định mình, thể hiện mình là kẻ mạnh. Đồng thời, các em không nghĩ đến hoặc không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi bạo lực mà mình gây ra, khơng sợ nhà trƣờng kỷ luật bởi theo các em hình thức kỷ luật cịn q nhẹ khơng đáng sợ.

Bên cạnh các yếu tố cá nhân, các yếu tố tâm lý xã hội (gia đình, nhà trƣờng) có mối liên quan chặt chẽ đến hành vi BLHĐ của HS THPT. Cụ thể: cách ứng xử bạo lực của phụ huynh có thể khiến học sinh cho rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề, bình thƣờng hóa hành vi bạo lực. Bên cạnh đó, cách ứng xử không công bằng của thầy cô khiến các em cảm thấy không sợ hãi khi tiến hành bạo lực với bạn của mình. Ngồi ra, trong mối quan hệ bạn bè, nhóm bạn trong lớp có tác động rất lớn đến hành vi BL của các em. Cuối cùng học sinh tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí khơng lành mạnh cũng làm cho các em có các hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, trong đó có hành vi bạo lực học đƣờng.

Kết quả tập huấn cho thấy các em đã biết cách giải quyết các tình huống các em sẽ gặp phải trong cuộc sống. Thông qua một số kỹ năng các em đã đƣợc trải nghiệm các em bƣớc đầu cũng đã có thay đổi trong nhận thức và hành vi.

Từ những vấn đề trên, đề tài cũng đƣa ra một số khuyến nghị trƣớc mắt nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đƣờng của HS THPT.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đƣờng, chúng tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với học sinh

Học sinh cần nâng cao nhận thức về khái niệm, hình thức, hậu quả, yếu tố ảnh hƣởng của hành vi BLHĐ. Đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết nhƣ: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn... và có cách ứng xử phù hợp với bản thân, bạn bè trƣớc những tình huống có thể gây ra bạo lực.

2.2. Đối với nhà trường

Trƣớc hết, sự gần gũi của thầy cô chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn với học trị, trị chuyện tâm tình với các em nhƣ những ngƣời bạn là một cách để

thầy cơ có thể hiểu đƣợc suy nghĩ của học sinh từ đó có cách ứng xử phù hợp, tránh áp đặt một chiều.

Nhà trƣờng cần chú ý, quan tâm hơn đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục về mặt kiến thức liên quan đến hành vi BLHĐ ngun nhân, hậu quả, hình thức... Đƣa mơn giáo dục kỹ năng sống vào trong giảng dạy và trƣờng học để trang bị cho các em các kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn...

Ngoài ra, nhà trƣờng cũng cần thay đổi điều chỉnh các chính sách nguyên tắc làm việc trong việc phát hiện xử lý các trƣờng hợp HS vi phạm kỷ luật nói chung, có hành vi BL nói riêng. Thật khó để giảm thiểu và loại bỏ BL khi nhà trƣờng cịn duy trì cách ứng xử bao che cho HS mỗi khi HS gây ra hành vi BL.

2.3. Đối với gia đình

Gia đình cần tạo bầu khơng khí lành mạnh, khơng bạo lực, sử dụng kỹ năng thƣơng thƣơng thuyết trong mọi trƣờng hợp để các em học tập đƣợc mẫu hành vi ứng xử tốt.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan tâm tới con cái, gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng con trở thành bạn đồng hành của con để có thể hiểu đƣợc suy nghĩ của con cái. Từ đó, bố mẹ có thể đƣa ra ứng xử cho phù hợp dựa trên sự hiểu biết tâm lý đời sống của con mình.

Bố mẹ cần có sự quan tâm sâu sắc hơn, thƣờng xuyên liên lạc trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm của con nhằm nắm bắt đƣợc tinh thần học tập của con những khó khăn ở trƣờng con đang gặp phải để từ đó phối hợp cùng nhà trƣờng có định hƣớng giáo dục phù hợp giúp con vƣợt qua khó khăn trong học tập, khó khăn trong mối quan hệ bạn bè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Lan Anh (2012), Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo

lực học đường của học sinh trung học phổ thông, Đại học khoa học xã hội

và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sỹ tâm lý.

2. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, giáo trình cao đẳng

sƣ phạm, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Báo cáo tổng kết đề tài "Giáo dục một số kĩ

năng sống cho học sinh trung học phổ thông", Mã số B. 2007-17-57

4. Vũ Dũng (2003), Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lí

học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Thị Minh Đức (chủ nhiệm đề tài) (2008-2010), "Hành vi gây hấn của

học sinh phổ thông trung học", Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu châu Á và

Quỹ cao học Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội .

7. Trần Thị Minh Đức (2009), Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Trần Thị Minh Đức (Chủ nhiệm), (2013),"Thanh thiếu niên với game bạo

lực - Thực trạng và giải pháp", Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

Quốc gia (Nafosted).

9. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lí học, Tập 1, NXB Giáo dục. 10. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lý học lứa

tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Dƣơng Diệu Hoa (chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Đỗ Thị Hạnh Phúc, Phan Trọng Ngọ (2011), Giáo trình tâm lí học phát triển,

NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

12. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB

13. Bùi Văn Huệ - Vũ Dũng (2003), Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Fischer (1992), Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội (Huyền

Giang dịch), NXB Thế Giới

15. Phan Mai Hƣơng (2009), “Thực trạng bạo lực học đƣờng hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội, tr 28-33.

16. Knud S.Larsen - Lê Văn Hảo (2010), Tâm lí học xã hội, NXB từ điển

bách khoa

17. Nguyễn Văn Lƣợt (11/2009), “Bạo lực học đường nguyên nhân và một số

biện pháp hạn chế”, Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trƣờng Việt Nam

trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9-20.

18. Nguyễn Văn Lƣợt (12/2009), Bạo lực học đƣờng: "Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế", Tạp chí Thế giới mới (864).

19. Đặng Hồng Minh và Trần Thành Nam (2011),"Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên - Con đƣờng hình thành và cách tiếp cận đánh giá", Tạp chí Tâm

lí học (12), tr22- 26.

20. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 21. Hồng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Viện ngơn ngữ học.

22. Lê Thị Ngọc Quý (2002), Quan niệm về biểu hiện tình bạn của học sinh

THPT hiện nay, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học.

23. Mã Ngọc Thể (1998), Ảnh hưởng của nhóm bạn khơng chính thức tới hành vi phạm pháp của trẻ, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học

24. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), Ảnh hưởng của một số yếu tố đến rối loạn

lo âu của trẻ nhỏ, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học

25. Hồng Bá Thịnh (2009), “Bạo lực học đường: Một vấn đề xã hội hiện

nay”, Hội thảo quốc tế: Nhu cầu, định hƣớng đào tạo tâm lý học đƣờng tại

26. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

27. UNICEF (2001), Tập huấn về giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội.

28. UNESCO - Viện Chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục (9/2003), Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống, Hội thảo quốc tế, Hà Nội.

29. Nguyễn Khắc Viện (1999), Từ điển tâm lí học, NXB Thế Giới, tr91-138. 30. Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thơng tin.

Website:

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Bạo lực học đường đang là vấn đề nóng bỏng và được tồn xã hội quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 96 - 129)