Một số đặc điểm tâm sinh lí đặc trƣng của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 41)

1.3.1. Khái niệm học sinh THPT

Học sinh THPT là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15,16 tuổi đến 17, 18 tuổi). Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi mới lớn. Tuổi thanh niênlà thời kỳ từ 14,15 tuổi đến 25 tuổi, trong đó đƣợc chia ra làm 2 thời kỳ:

Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giai đoạn học sinh THPT)

Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: Giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn thanh niên sinh viên).

1.3.2. Những thay đổi về mặt tâm sinh lý xã hội

1.3.2.1. Đặc điểm phát triển thể lực của học sinh THPT

Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ thể tuy cịn kém so với ngƣời lớn. Thời kì này chấm dứt sự phát triển dữ dội mất cân đối của lứa tuổi học sinh và chuyển sang thời kì phát triển tƣơng đối êm ả, cân đối về mặt thể chất. Việc thay đổi hoocmon và các điều kiện bên ngoài khác dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể.

Giới tính: Đa số các em đã kết thúc tuổi dậy thì, những dấu hiệu của giới tính đƣợc phát triển làm cho bề ngồi của nam và nữ thay đổi một cách rõ rệt. Có trƣờng hợp dậy thì đến muộn nhƣng lại diễn ra nhanh, cịn cũng có những trƣờng hợp khác lại kéo dài làm cho các em trông giống với thiếu niên (thƣờng ở các em nam nhiều hơn).

1.3.2.2. Nảy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân

những nét tâm lý đặc trƣng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Thực tiễn cho thấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa thầy cô và học sinh, làm cho tần số giao tiếp giữa thầy cô và học sinh giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.

Các em ở lứa tuổi này ở giai đoạn cuối tuổi vị thành niên và các em phải đối mặt với khủng hoảng lứa tuổi. Lúc này hầu hết các em đều có ý muốn và hành động phân biệt mình với ngƣời khác đặc biệt không muốn ngƣời lớn can thiệp vào hành động của mình. Mong muốn làm ngƣời lớn, đƣợc độc lập là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của các em, đồng thời cũng làm xuất hiện sự xuất hiện bƣớng bỉnh, ích kỉ và chống đối. Các em thƣờng thích làm trái lại với yêu cầu của ngƣời khác.

Trong quan hệ với học sinh nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa, thanh niên có xu hƣớng cố gắng thể hiện mình nhƣ những ngƣời đã lớn.

Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của q trình phát triển các đặc điểm sinh lý của giới, sự cảm nhận về tính chất ngƣời lớn của bản thân mình ở thanh niên khơng phải là một cảm nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một giới nhất định. Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hƣớng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trƣng cho mỗi gia đình.

1.3.2.3. Sự phát triển tự ý thức

Bƣớc sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lí của con ngƣời cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ hay khả năng tƣ duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tƣ duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập, tƣ duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ƣa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tƣ duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái

quát, thanh niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào đƣợc giải quyết.

Trên cơ sở các điều kiện khách quan và chủ quan nêu trên tự ý thức của thanh niên đƣợc phát triển.

Các em ở lứa tuổi thiếu niên cảm nhận đƣợc các rung động của bản thân và hiểu rằng đó là trạng thái "cái tơi" của mình. Song nhờ tƣ duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung mang tính phƣơng pháp luận, thanh niên ý thức đƣợc các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo đƣợc một hình ảnh “cái tơi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với ngƣời khác và với chính mình.

Biểu tƣợng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thƣờng chƣa thật rõ nét. Do đó, tự đánh giá về bản thân khơng ổn định và có tính mâu thuẫn. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thơng qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tƣợng mà họ quan tâm.

Một hiện tƣợng rất thƣờng gặp là học sinh trung học phổ thông bắt chƣớc thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một ngƣời mẫu lý tƣởng nào đó mà họ chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhân cách nhƣ ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống... ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh "cái tơi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn.

Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả năng lựa chọn, học sinh đƣờng tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống chung.

Bạo lực học đƣờng đang là vấn đề nóng bỏng trong thời gian gần đây. Có thể hiểu bạo lực học đƣờng là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thƣờng gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trƣờng. Và nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đƣờng là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với ngƣời bên ngoài nhà trƣờng, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngƣợc lại… Bạo lực học đƣờng xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của ngƣời bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của ngƣời bị hại.

Bạo lực giữa các học sinh với nhau nói riêng là cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trƣờng giữa các học sinh bằng bạo lực.

Bạo lực học đƣờng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhƣ: nhận thức còn thấp kém, thiếu kỹ năng sống,… của các em học sinh; do gia đình thiếu sự quan tâm, dạy dỗ; do nhà trƣờng chƣa chú trọng vào giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong đó ngun nhân từ chính bản thân các em chiếm một phần quan trọng. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới thái độ của học sinh tới vấn đề bạo lực học đƣờng nhƣ yếu tố gia đình, sự học tập, mơi trƣờng xã hội,…

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trƣờng THPT Kinh Môn và trƣờng THPT Trần Quang Khải là hai trƣờng trƣờng nằm ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng. Học sinh của trƣờng tập trung chủ yếu là con em các gia đình nơng thơn, làm nghề nông hoặc bán nông nghiệp. Tỷ lệ học sinh thuộc gia đình trí thức khá nhỏ.

Bạo lực học đƣờng đang là vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay, nó xảy ra với tốc độ ngày một gia tăng không phân biệt một trƣờng nào hay một quốc gia nào. Vấn đề này ở trƣờng THPT Kinh Môn và THPT Trần Quang Khải cũng không nằm ngoại lệ. Trong trƣờng cũng xảy ra một số hành vi bạo lực giữa các học sinh nhƣ: Đánh nhau, mắng chửi nhau, cƣớp giật đồ của bạn,… Mức độ của các hành vi đó rất nghiêm trọng, vào tháng 2/2014 tại trƣờng THPT Trần Quang Khải đã có vụ bạo lực làm cho một bạn học sinh lớp 11 ra đi vĩnh viễn. Ban giám hiệu nhà trƣờng cũng nhƣ các thầy cơ giáo đã rất nỗ lực trong cơng tác phịng chống bạo lực học đƣờng với nhiều biện pháp khác nhau. Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực học đƣờng trong trƣờng đã đƣợc giảm đáng kể.

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên các em học sinh trong hai trƣờng, từ lớp 10 -12.

Bảng 2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu

Khối THPT Kinh Môn THPT Trần Quang Khải 10 50 50 11 50 50 12 50 50 Tổng 150 150

Nhƣ vậy, khách thể nghiên cứu điều tra đã đƣợc xác định với sự phân bố tƣơng đối đồng đều trên địa bàn 2 trƣờng. Nhờ vậy, đánh giá khách quan

hơn về thực trạng bạo lực học đƣờng học sinh trung học phổ thông huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu xác định đề tài

Giai đoạn này chúng tôi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu là thuộc phạm vi tâm lí học. Sau đó xác định tên đề tài cho phù hợp với lĩnh vực nhiên cứu đã chọn.

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu xây dựng đề cương

Sau khi tiến hành xác định đề tài, phục vụ cho việc nghiên cứu theo một trình tự logic, chúng tơi tiến hành xây dựng đề cƣơng theo từng bƣớc của đề tài.

2.2.3. Giai đoạn xây dựng cơ sở lý luận

Mục đích nghiên cứu lý luận

- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về những vấn đề liên quan tới bạo lực học đƣờng của học sinh THPT.

- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về bạo lực, bạo lực học đƣờng, hình thức, hậu quả, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng tới BLHĐ ở học sinh THPT.

- Từ khung lý luận và các khái niệm công cụ xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu những nội dung tâm lý của vấn đề BLHĐ ở HS THPT hiện nay.

Nội dung nghiên cứu lí luận: Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và

những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về BLHĐ, các nội dung liên quan tới vấn đề BLHĐ ở HS THPT hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa lý thuyết, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề có liên quan đến tƣ vấn, giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT để làm giảm hiện tƣợng BLHĐ hiện nay.

2.2.4. Nghiên cứu thực tiễn

Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Khảo sát thực trạng nội dung bạo lực và BLHĐ, các vấn đề liên quan tới BLHĐ nhƣ: Hình thức, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hƣởng và hậu quả của BLHĐ và thực nghiệm dạy kỹ năng sống, dạy cho các em các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng giải quyết vấn đề.... Để giúp các em có thể giải quyết và ứng phó với căng thẳng khi gặp các tình huống nảy sinh mâu thuẫn giảm thiểu BL.

Nội dung của nghiên cứu thực tiễn

Đề tài tiến hành nghiên cứu định lƣợng bằng bảng hỏi đối với học sinh THPT ở hai trƣờng trong địa bàn nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 4 giai đoạn

- Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra - Giai đoạn khảo sát thử

- Giai đoạn khảo sát chính thức - Giai đoạn thực nghiệm tác động

Giai đoạn thiết kế cơng cụ điều tra - Mục đích: Hình thành sơ bộ bảng hỏi

- Phương pháp: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và phƣơng pháp

phỏng vấn sâu.

- Khách thể: Học sinh và giáo viên

- Cách tiến hành: Để hình thành bảng hỏi, chúng tơi tiến hành nghiên

hƣớng dẫn. Đồng thời tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến thực trạng BL và BLHĐ hiện nay trên sách, báo, internet.

Kết hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu các chuyên gia chúng tôi xây dựng các mệnh đề (item) cho từng nhóm vấn đề nghiên cứu. Sau khi phác thảo phiếu hỏi với các item, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện phiếu hỏi.

Giai đoạn khảo sát thử

- Mục đích nghiên cứu: Hồn thiện nội dung của bảng hỏi để tiến hành giai đoạn khảo sát chính thức.

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo - Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp điều tra và phƣơng pháp thống kê toán học.

- Khách thể nghiên cứu: 50 học sinh

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 6 đến tháng 7 năm 2014

Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS 13. Chúng tơi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng phƣơng pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach và đo độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi.

Giai đoạn khảo sát chính thức

Tìm hiểu thực trạng BLHĐ HS THPT hiện nay.

Giai đoạn tập huấn tác động

- Mục đích: Giúp HS có các kỹ năng cơ bản ứng phó với các tình huống có vấn đề trong cuộc sống để giảm thiểu BLHĐ ở HS THPT hiện nay.

- Nội dung: tập huấn chƣơng trình dạy kỹ năng sống cho HS THPT. - Khách thể: Học sinh THPT Trần Quang Khải và THPT Kinh Mơn. - Tiến trình thực hiện: Giai đoạn thực nghiệm chúng tôi tiến hành qua các bƣớc sau:

+ Chọn nghiệm thể, thời gian và địa bàn thực hiện + Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

+ Đánh giá sự thay đổi về nhận thức và hành vi của HS, qua đó khẳng định hiệu quả của các biện pháp tác động.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2014

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu

- Mục đích: Nhằm khái quát cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu trên

cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.

- Nội dung: Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Cách thức tiến hành: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát

hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài để xây dựng các khái niệm công cụ liên quan tới đề tài.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi cung cấp một lƣợng lớn thông tin từ khách thể nghiên cứu về những nội dung liên quan đến đề tài. Nội dung phiếu điều tra viết tập trung tìm hiểu về các nội dung BL và BLHĐ ở HS THPT, hình thức BL, các yếu tố ảnh hƣởng, hậu quả BLHĐ.

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi đƣợc tiến hành qua 3 bƣớc: Thiết kế bảng hỏi, điều tra thử và khảo sát chính thức.

Thiết kế bảng hỏi

Quá trình thiết kế bảng hỏi đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn:

- Soạn thảo bảng hỏi và điều tra thăm dị để hình thành bộ câu hỏi: Từ khung lý thuyết của đề tài, chúng tôi thao tác hóa khái niệm để thiết kế các câu hỏi. Trên cơ sở góp ý của các nhà khoa học,chúng tơi xây dựng hệ thống các câu hỏi đóng và mở về các vấn đề liên quan đến đề tài. Thống kê các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 41)