Phƣơng pháp xử lí số liệu và thang đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát thực trạng

Phương pháp xử lý số liệu từ điều tra bằng bảng hỏi

Số liệu thu đƣợc sau khảo sát thực tiễn đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences). Các thông số và phép thống kê đƣợc dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mơ tả và phân tích thống kê suy luận.

+ Phân tích thống kê mơ tả: Các chỉ số đƣợc dùng trong phân tích thống kê mơ tả gồm:

- Điểm trung bình cộng đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng

mệnh đề và của từng nhóm nội dung của vấn đề liên quan tới BLHĐ ở HSTHPT.

- Độ lệch chuẩn đƣợc dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của

các câu trả lời đƣợc lựa chọn.

2.4.2. Thang đo và cách tính tốn

- Thang đo và cách tính tốn cho kết quả khảo sát thực trạng đối với

bảng hỏi

Thang đo đƣợc thiết kế trên cơ sở những biểu hiện cơ bản của nội dung BL và BLHĐ học sinh THPT. Hình thức thể hiện của thang đo là hệ thống các mệnh đề có tính chất nhận định. Thang đo từng nội dung nghiên cứu đƣợc thiết kế gồm 5 mức độ trả lời tƣơng ứng với 5 mức điểm là 1,2,3,4,5. (Chƣa bao giờ: 1 điểm, hiếm khi: 2 điểm, thỉnh thoảng: 3 điểm, thƣờng xuyên: 4 điểm, khá thƣờng xuyên: 5 điểm). Đối với thang đo này, mỗi mệnh đề khách thể chỉ đƣợc phép lựa chọn 1 trong 5 phƣơng án đó. Điểm trung bình từng nội dung nghiên cứu đƣợc chia thành 5 mức:

Mức 1: -3SD ≤ ĐTB ≤ -2SD: Chƣa bao giờ Mức 2: -2SD ≤ ĐTB ≤ -1SD: Hiếm khi

Mức 3: -1SD ≤ ĐTB ≤ +1SD: Thỉnh thoảng (khoảng chuẩn) Mức 4: +1SD ≤ ĐTB ≤ +2SD: Thƣờng xuyên

Mức 5: +2SD ≤ĐTB ≤ +3SD: Rất thƣờng xuyên

Nhƣ vậy, thang đo 5 bậc theo sự phân bố điểm số sẽ định mức các chỉ tiêu đánh giá. Về mức độ diễn ra của tình trạng bạo lực học đƣờng học sinh trung học phổ thông đƣợc mô tả cụ thể nhƣ sau:

Mức 1: Nội dung chƣa bao giờ tham gia vào bất cứ hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Mức 2: Nội dung hiếm khi tham gia vào hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng.

Mức 3: Nội dung thỉnh thoảng tham gia vào hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Mức 4: Nội dung thƣờng xuyên tham gia vào hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Mức 5: Nội dung rất thƣờng xuyên tham gia vào bất cứ hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Cũng nhƣ vậy, đánh giá về mức độ ảnh hƣởng tới tình trạng bạo lực học đƣờng học sinh trung học phổ thông là:

Mức 1: Không ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 2: Ít ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 3: Ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 4: Khá ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 5: Rất ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh

Tiểu kết

Quá trình nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành trực tiếp tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

Vấn đề BLHĐ của học sinh THPT đƣợc thực hiện theo một qui trình tổ chức chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều phƣơng pháp khác nhau: Phƣơng pháp phân tích văn bản, tài liệu; phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp phỏng vấn; phƣơng pháp thống kê toán học.

Các số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. Kết quả xử lý thống kê các số liệu nghiên cứu đƣợc khắc sâu và làm rõ hơn bởi các phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn sâu BLHĐ hiện nay ở HS THPT trên địa bàn huyện Kinh Mơn tỉnh Hải Dƣơng. Đây là cơ sở để có kết quả nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tập trung phân tích một số nội dung chính dựa trên kết quả khảo sát sau:

- Thực trạng bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông

+ Hiểu biết về bạo lực học đƣờng và hình thức bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông.

+ Tự đánh giá của học sinh về nguyên nhân và hậu quả bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông.

+ Các yếu tố ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông.

- Tập huấn kỹ năng sống giúp học sinh phòng tránh bạo lực học đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)