Mẫu khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 45 - 51)

Khối THPT Kinh Môn THPT Trần Quang Khải 10 50 50 11 50 50 12 50 50 Tổng 150 150

Nhƣ vậy, khách thể nghiên cứu điều tra đã đƣợc xác định với sự phân bố tƣơng đối đồng đều trên địa bàn 2 trƣờng. Nhờ vậy, đánh giá khách quan

hơn về thực trạng bạo lực học đƣờng học sinh trung học phổ thông huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu xác định đề tài

Giai đoạn này chúng tôi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu là thuộc phạm vi tâm lí học. Sau đó xác định tên đề tài cho phù hợp với lĩnh vực nhiên cứu đã chọn.

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu xây dựng đề cương

Sau khi tiến hành xác định đề tài, phục vụ cho việc nghiên cứu theo một trình tự logic, chúng tơi tiến hành xây dựng đề cƣơng theo từng bƣớc của đề tài.

2.2.3. Giai đoạn xây dựng cơ sở lý luận

Mục đích nghiên cứu lý luận

- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về những vấn đề liên quan tới bạo lực học đƣờng của học sinh THPT.

- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về bạo lực, bạo lực học đƣờng, hình thức, hậu quả, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng tới BLHĐ ở học sinh THPT.

- Từ khung lý luận và các khái niệm công cụ xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu những nội dung tâm lý của vấn đề BLHĐ ở HS THPT hiện nay.

Nội dung nghiên cứu lí luận: Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và

những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về BLHĐ, các nội dung liên quan tới vấn đề BLHĐ ở HS THPT hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa lý thuyết, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nƣớc về các vấn đề có liên quan đến tƣ vấn, giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT để làm giảm hiện tƣợng BLHĐ hiện nay.

2.2.4. Nghiên cứu thực tiễn

Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Khảo sát thực trạng nội dung bạo lực và BLHĐ, các vấn đề liên quan tới BLHĐ nhƣ: Hình thức, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hƣởng và hậu quả của BLHĐ và thực nghiệm dạy kỹ năng sống, dạy cho các em các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng giải quyết vấn đề.... Để giúp các em có thể giải quyết và ứng phó với căng thẳng khi gặp các tình huống nảy sinh mâu thuẫn giảm thiểu BL.

Nội dung của nghiên cứu thực tiễn

Đề tài tiến hành nghiên cứu định lƣợng bằng bảng hỏi đối với học sinh THPT ở hai trƣờng trong địa bàn nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 4 giai đoạn

- Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra - Giai đoạn khảo sát thử

- Giai đoạn khảo sát chính thức - Giai đoạn thực nghiệm tác động

Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra - Mục đích: Hình thành sơ bộ bảng hỏi

- Phương pháp: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và phƣơng pháp

phỏng vấn sâu.

- Khách thể: Học sinh và giáo viên

- Cách tiến hành: Để hình thành bảng hỏi, chúng tơi tiến hành nghiên

hƣớng dẫn. Đồng thời tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến thực trạng BL và BLHĐ hiện nay trên sách, báo, internet.

Kết hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu các chuyên gia chúng tôi xây dựng các mệnh đề (item) cho từng nhóm vấn đề nghiên cứu. Sau khi phác thảo phiếu hỏi với các item, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện phiếu hỏi.

Giai đoạn khảo sát thử

- Mục đích nghiên cứu: Hồn thiện nội dung của bảng hỏi để tiến hành giai đoạn khảo sát chính thức.

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo - Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp điều tra và phƣơng pháp thống kê toán học.

- Khách thể nghiên cứu: 50 học sinh

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 6 đến tháng 7 năm 2014

Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS 13. Chúng tơi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng phƣơng pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach và đo độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi.

Giai đoạn khảo sát chính thức

Tìm hiểu thực trạng BLHĐ HS THPT hiện nay.

Giai đoạn tập huấn tác động

- Mục đích: Giúp HS có các kỹ năng cơ bản ứng phó với các tình huống có vấn đề trong cuộc sống để giảm thiểu BLHĐ ở HS THPT hiện nay.

- Nội dung: tập huấn chƣơng trình dạy kỹ năng sống cho HS THPT. - Khách thể: Học sinh THPT Trần Quang Khải và THPT Kinh Môn. - Tiến trình thực hiện: Giai đoạn thực nghiệm chúng tôi tiến hành qua các bƣớc sau:

+ Chọn nghiệm thể, thời gian và địa bàn thực hiện + Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

+ Đánh giá sự thay đổi về nhận thức và hành vi của HS, qua đó khẳng định hiệu quả của các biện pháp tác động.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2014

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu

- Mục đích: Nhằm khái quát cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu trên

cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.

- Nội dung: Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Cách thức tiến hành: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát

hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài để xây dựng các khái niệm công cụ liên quan tới đề tài.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi cung cấp một lƣợng lớn thông tin từ khách thể nghiên cứu về những nội dung liên quan đến đề tài. Nội dung phiếu điều tra viết tập trung tìm hiểu về các nội dung BL và BLHĐ ở HS THPT, hình thức BL, các yếu tố ảnh hƣởng, hậu quả BLHĐ.

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi đƣợc tiến hành qua 3 bƣớc: Thiết kế bảng hỏi, điều tra thử và khảo sát chính thức.

Thiết kế bảng hỏi

Q trình thiết kế bảng hỏi đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn:

- Soạn thảo bảng hỏi và điều tra thăm dị để hình thành bộ câu hỏi: Từ khung lý thuyết của đề tài, chúng tôi thao tác hóa khái niệm để thiết kế các câu hỏi. Trên cơ sở góp ý của các nhà khoa học,chúng tôi xây dựng hệ thống các câu hỏi đóng và mở về các vấn đề liên quan đến đề tài. Thống kê các phƣơng án trả lời của khách thể nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các phƣơng án có tỷ lệ số ngƣời đƣa ra khoảng 30% trở lên làm cứ liệu để xây dựng bảng hỏi sơ bộ.

Giai đoạn điều tra thử

- Mục đích nghiên cứu: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi và độ giá trị của các bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu.

- Phƣơng pháp: Đề tài sử dụng các bảng hỏi cá nhân sơ bộ và phƣơng pháp thống kê toán học.

- Khách thể nghiên cứu: 50 học sinh của hai trƣờng THPT tiến hành nghiên cứu.

- Xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS 13. Ở giai đoạn này, chúng tơi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng phƣơng pháp tính hệ số Alpha của Cronbach và điểm trung bình để xác định độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố trong từng thang đo.

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của hệ thống bảng hỏi về BLHĐ HS THPT

+ Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của biểu hiện các nội dung trong bảng hỏi

Để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng mơ hình tƣơng quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha). Mơ hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính tốn phƣơng sai của từng item trong từng thang đo, tồn bộ phép đo và tính tƣơng quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng tiểu thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số nhỏ hơn 0,4. Độ tin cậy của cả thang đo đƣợc coi là cao đáng tin cậy nếu hệ số lớn hơn 0,6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)