1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Vốn FDI thực hiện
3.3.6. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động phải được coi là một chương trình lớn quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động. Một việc đem lại nhiều lợi ích: lợi ích quốc gia, lợi tích cho người lao động.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thị trường lao động thế giới có nhiều biến đổi: lao động phải được qua đào tạo, đạt trình độ chun mơn nhất định (tùy theo u cầu của từng loại công việc), nhu cầu lao động thủ cơng có xu hướng ngày càng giảm. Có nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu lao động và ở nhiều nước họ cũng coi xuất khẩu lao động là chiến lược quan trọng, và họ có cơng nghệ, có quy trình xuất khẩu lao động một cách nghiêm túc.
Do vậy, trong xuất khẩu lao động hiện nay tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn xuất khẩu lao động được cần phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phải là người chiến thằng trong cạnh tranh.
Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới tồn diện, đồng bộ trong cơng tác xuất khẩu lao động. Trước tiên, cần phải nghiên cứu nắm vững nhu cầu của thị trường (thấy được yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng lao động, thời gian cung cấp, các thỏa thuận kèm theo,...) mặt khác cũng cần nắm vững các đối thủ cạnh tranh (khả năng, tiềm lực, các biện pháp xâm nhập thị trường,...). Qua đó dự đốn thị phần của chúng ta ở các thị trường, đồng thời xây dựng được chương trình chiến lược cạnh tranh, quảng bá lao động Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thứ hai, lựa chọn người lao động thích hợp với từng thị trường. Không thể làm
tùy tiện như trước đây.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo người lao động dành cho xuất khẩu. Trong vấn
đề này, cần xuất phát từ nhu cầu của từng thị trường, của từng loại công việc mà đào tạo người lao động cho phù hợp. Bên cạnh đào tạo chun mơn, nâng cao tay nghề, cịn phải đào tạo nâng cao ý thức tác phong của người lao động trong thời đại CNH, HĐH, đào tạo kiến thức xã hội cộng đồng cho người lao động (ngôn ngữ, phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc chủ nhà). Qua đó nâng cao uy tín, thương hiệu của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ tư, đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Cần phải mở rộng
thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống (mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông, Nhật, châu Âu...).
Tăng tỷ trọng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong các ngành, cac lĩnh vực công nghệ cao.