Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 77 - 81)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét, đánh giá

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Hạn chế

Như vậy, kinh tế cuả huyện Lập Thạch đã có sự phát triển tuy nhiên còn một số hạn chế, cần được khắc phục.

Tuy các chỉ số phát triển kinh tế của huyện có tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn ở mức thấp so với một số huyện trong tỉnh, chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc. Thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Kinh tế Lập Thạch vẫn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, điều này thể hiện rất rõ trong việc tỉ trọng công nghiệp vẫn chiếm trên 40% trong cơ cấu nền kinh tế. Đã có sự chuyển dịch kinh tế theo ngành và trong từng ngành nhưng chuyển dịch chưa nhanh và mạnh.

Trong nơng nghiệp, Lập Thạch có thế mạnh trong phát triển trồng các loại cây công nghiệp, ăn quả và kinh tế trang trại nhưng các mơ hình này trong giai đoạn này chưa được chú trọng phát triển, cũng như chưa đem lại hiệu quả cao. Sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, khơng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ cịn hạn chế; các sản phẩm nơng nghiệp làm ra thì giá trị, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu. Những mơ hình kinh tế mới chậm được nhân rộng, chưa phát huy được tiền năng đồng thời chưa nhận được sự hỗ trợ thỏa đáng. Một số xã của huyện có lợi thế phát triển một lúa, một cá nhưng cũng chưa đem lại hiệu quả cao. Các HTX hoạt động chưa mạnh chưa đem lại hiệu quả.

Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn nhìn chung quy mơ cịn nhỏ, cơng nghệ lạc hậu; chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm. Một ngành nghề thủ cơng của huyện có lợi thế so sánh nhưng đầu tư phát triển thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng. Sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Môi trường đầu tư thiếu hấp dẫn, năng lực cạnh tranh còn thấp. Các dự án đầu tư triển khai chậm, nhiều dự án đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh hiệu quả không cao. Một số doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhưng thực hiện đổi mới, sắp xếp còn chậm và gặp nhiều vướng mắc. Về cơ bản trên địa bàn huyện lúc này kinh tế tư nhân rất kém phát triển.

Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, điện... chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững; chưa tạo được nền tảng kinh tế vững chắc để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ở giai đoạn tiếp theo.

Văn hóa xã hội tuy có nhiều khởi sắc nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn: tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp ở khơng ít vùng nơng thơn trong huyện đang là vấn đề bức xúc, nhiều xã vẫn cịn nhiều khó khăn. Sự tác động của CNH - HĐH vào nông nghiệp và nơng thơn cịn hạn chế. Đời sống văn hóa một số nơi chậm được cải thiện; tệ nạn xã hội trộm cắp, ma túy có chiều hướng gia tăng ở nhiều vùng nơng thôn trong huyện.

Chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn nhiều hạn chế. Điểm đáng chú ý là phần lớn lao động nông thôn hiện nay là lao động chưa được đào tạo cơ bản. Trên địa bàn huyện hiện nay chỉ có duy nhất 1 Trung tâm dạy nghề do huyện quản lý và một số cơ sở dạy nghề tư nhân với năng lực đào tạo nghề rất hạn chế. Tại một số làng nghề truyền thống việc truyền nghề cho các lớp trẻ cũng gặp nhiều khó khăn.

Ở một nơi trong huyện nhiều người dân còn chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề vệ sinh và bảo vệ mơi trường sống của chính gia đình và cộng đồng. Tỷ lệ cơng trình hợp vệ sinh cịn thấp, giếng nước là 52,7%, hố xí 44,2%, nhà tắm 73,6%. Chưa hồn thành chương trình nước sạch với tỉ lệ dân sử dụng nước sạch

Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, giáo dục bên cạnh mặt tích cực thì cũng làm cho đời sống của bộ phận dân cư nơng thơn vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Việc chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, giá thuốc, chi phí khám, chữa bệnh cao trong khi đó thu nhập của nơng dân cịn q thấp. Khả năng tiếp cận với giáo dục, nhất là ở bậc đại học, trung học chuyên nghiệp của thanh niên nông thôn cịn rất khó khăn. Đến năm 2010, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn cao, số bác sĩ ở các tuyến còn thiếu, 5/20 trạm y tế chưa có bác sĩ, mục tiêu giường bện/ bệnh nhân thấp. Chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia tại các cấp học cũng chưa đạt kết quả cao. Do vậy các chính sách quan tâm đến phát triển duy trì các di tích văn hóa, các cơng trình lịch sử, hoạt động văn hóa thể thao cịn hạn chế.

Về công tác lãnh đạo: Vai trò lãnh đạo của một số chi bộ dưới cơ sở chưa được phát huy. Một số nơi cịn có cấp ủy chưa quan tâm đến cơng tác qui hoạch, định hướng phát triển địa phương, chậm đánh giá hạn chế và mở rộng các mơ hình điểm. Ở một số nơi cịn diễn ra tình trạng mất đồn kết, cán bộ cấp huyện và xã còn vi phạm các nguyên tắc quản lý về kinh tế và tổ chức Đảng. Trình độ của một số cán bộ cấp cơ sở còn chưa cập, chưa quan tâm đến cơng tác bồi dưỡng chun mơn. Cơng tác quản lí, kiểm tra, giám sát ở một số lĩnh vực và các cấp còn chưa đạt hiệu quả.

Những hạn chế, yếu kém trên chính là nguyên nhân ngăn phát triển KT - XH cũng như quá trình CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn ở Lập Thạch những năm qua.

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

Về phía khách quan: chịu sự tác động chung của tình hình kinh tế trong và ngồi nước; tính tất yếu của phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường và xu thế của quá trình hội nhập kinh tế tác động đến cả nước trong đó có huyện Lập Thạch. Những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến tư tưởng, hành động của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của địa phương.

Bên cạnh đó, Lập Thạch là huyện miền núi, địa hình phức tạp, có nhiều khó khăn trong giao lưu và hội nhập kinh tế. Sau khi tách tỉnh, điểm xuất phát của Vĩnh Phúc nói chung và Lập Thạch nói riêng cịn thấp, dân số đông, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn thiếu, trình độ khoa học cơng nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề người lao động thấp,… cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển KT - XH của huyện Lập Thạch.

Về phía chủ quan, nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân cịn hạn chế và chưa có sự thống nhất cao trong các chỉ tiêu phát triển cuả huyện. Trong các nhiệm kỳ, các cấp, các ngành chưa tập trung cao vào lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - du lịch nên chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế để tăng tốc độ phát triển các lĩnh vực KT - XH.

Cơ chế chính sách cịn thiếu đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong tổ chức thực hiện, chậm đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính chậm; chỉ đạo giải phóng mặt bằng thiếu kiên quyết, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền cịn yếu, cịn bng lỏng một số lĩnh vực như: quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai ...

Tổ chức bộ máy chính quyền ở các cấp địa phương cịn nhiều hạn chế. Sự quản lý nhà nước về KT - XH bằng pháp luật còn yếu. Một số cán bộ đảng viên các cấp, các ngành, các cơ quan còn kém cả về phẩm chất, trình độ và năng lực cơng tác, thiếu tinh thần trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu, có một số vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật Đảng. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm. Kỉ luật, kỉ cương chưa nghiêm. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra từ thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 77 - 81)