Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 57 - 62)

2.1. Chủ trƣơng và biện pháp phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện

2.1.2. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Lập Thạch

Đối với huyện Lập Thạch, sau 20 năm đổi mới đã tạo được nhiều điều kiện, tiền đề thuận lợi cho thời kì mới. Nhiều dự án phát triển sinh thái, định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút vốn đầu tư xây dựng thị trấn thị tứ trên địa bàn huyện được xây dựng. Bên cạnh đó Đảng bộ huyện Lập Thạch cũng có một số thuận lợi như: Đảng bộ có truyền thống cách mạng; đội ngũ cán bộ đảng viên đoàn kết, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tạo được niềm tin trong nhân dân; chính trị của huyện ln ln ổn định … Trong suốt một thời gian dài thực hiện chính sách đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng, huyện Lập Thạch đã có nhiều bước tiến quan trọng: kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng liên tục được xây mới, đời sống nhân dân được nâng cao, sự đồng thuận và nhất trí cao trong quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì huyện Lập Thạch cũng phải đối mặt với một số khó khăn như: kinh tế của Lập Thạch chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các ngành kinh tế như công nghiệp, tiểu thủ cơng ngiệp chưa phát triển mạnh. Đồng thời với đó nguồn lao động của huyện tuy đơng nhưng trình độ chun môn thấp, nguồn thu ngân sách hàng năm của huyện cịn hạn chế, bình qn

thu nhập đầu người của huyện thấp,… Lập Thạch vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là những khó khăn và thách thức to lớn với Đảng bộ huyện Lập Thạch nhiệm kì 2005 – 2010.

Trong hai ngày 9 đến 10 – 11 – 2005 Đảng bộ huyện Lập Thạch tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XVIII nhiệm kì 2005 – 2010. Tại Đại hội đã kiểm điểm kết quả lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện Lập Thạch trong nhiệm kì 2000 – 2005 đồng thời rút ra những kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc lãnh đạo phát triển địa phương trong giai đoạn tiếp theo. Cũng trong Đại hội đã chỉ ra phương hướng, mục tiêu và một số biện pháp thực hiện phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn 2005 – 2010.

Dựa trên thực tế của địa phương Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định mục tiêu cho giai đoạn 2005 - 2010.

Mục tiêu tổng quát: Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,

xây dựng Đảng là then chốt, đồn kết là động lực, văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác qui hoạch, thu hút vốn đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, tịch cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tồn diện, hiệu quả, bền vững. Lấy chăn ni làm mũi nhọn, khâu đột phá, gắn chăn nuôi với phát triển kinh tế, vườn đồi, kinh tế trang trại đồng thời đẩy nhanh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hoá, giáo dục, y tế. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, đẩy mạnh cơng tác xố đói giảm nghèo. Khơng ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân dân ... Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Đại hội XVIII đề ra, tạo tiền đề đưa Lập Thạch cơ bản trở thành một huyện công nghiệp vào những năm hai mươi của thế kỉ XXI. [3, tr.52]

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát Đại hội cũng thông qua những mục tiêu cụ thể: Nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình qn hàng năm: 15%. Trong đó: nơng - lâm - thuỷ sản: 8%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 25%; dịch vụ, du lịch: 22,5%. Cơ cấu kinh tế có tỷ trọng: nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: 50%c, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng:

26%, dịch vụ, du lịch: 24%. Thu nhập bình quân đầu người 1 năm: 8 triệu đồng trở lên (trên 500USD). Tổng sản lượng cây có hạt: trên 70.000 tấn. Xây dựng trường chuẩn quốc gia: mầm non đạt: 50% trở lên, tiểu học đạt: 100%, trung học cơ sở đạt: 40%, trung học phổ thông đạt: 30%. Về giao thơng: Nhựa hố hoặc bê tơng hóa: 100% đường tỉnh lộ, huyện lộ, 30% đường liên thơn, liên xóm. Giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 0,83%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15%. Tổng thu ngân sách Nhà nước hang năm đạt trên 50 tỷ đồng. Trong đó thu trên địa bàn: 20 tỷ đồng 1 năm. Mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 2500 – 3000 người. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo, truyền nghề: 50%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% theo chuẩn mới, mỗi năm giảm khoảng 2%. Phấn đấu 65% thôn, làng; 85% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá. Tuyển quân hang năm đạt 100%. Hàng năm trên 80% chi, Đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh. Mỗi năm kết nạp mới từ 350 – 400 đảng viên, 80% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ.

Cũng trong Đại hội đã xác định một số chương trình có tính đột phá của huyện giai đoạn 2005 – 2010 cần tập trung thực hiện là:

- Chương trình đẩy mạnh cơng tác qui hoạch và phát triển đô thị huyện và các xã thị trấn.

- Chương trình thuỷ sản và phát triển chăn ni bị thịt. - Chương trình giải việc làm và giảm hộ nghèo.

- Chương trình phát triển cơng nghiệp. - Chương trình phát triển du lịch [3, tr.71].

Trong đó Đại hội cũng chỉ rõ phải thực hiện được nhiệm vụ phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu và giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện. Phát triển nơng nghiệp theo hướng tồn diện, hiệu quả trên cơ sở quy hoạch. Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất. Chú trọng sử dụng các loại giống có năng suất và chất lượng cao để nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Chuyển đổi một phần

diện tích lúa sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, trồng các loại cỏ để phát triển chăn ni bị. Khai thác tốt tiềm năng kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại một thế mạnh của kinh tế địa phương. Đồng thời phát triển chăn ni tồn diện, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm đặc biệt chú trọng phát triển đàn bò đến 2010 đạt trên 70.000 con. Cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ trồng trọt và tăng ngành chăn nuôi, cụ thể trồng trọt chiếm 40 – 45%, ngành chăn nuôi chiến 55 – 60%. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 70 nghìn tấn, năng suất lúa trung bình đạt 50 tạ/ ha, thu nhập bình quân trên 1 ha khoảng 30 triệu động/ năm. Xây dựng các mơ hình cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/1 ha/năm.

Về chăn ni: phát triển mạnh đàn bị thịt, phấn đấu mỗi gia đình ni khoảng 1,5 – 2 con bị trở lên trong đó tỉ lệ bị lai sind chiếm khoảng trên 40% tổng đàn. Đàn lợn chiến 95% tổng đàn là lợn lai. Phát triển đàn gia cầm. Làm tốt các cơng tác phịng dịch, chú trọng chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đầu tư cải tạo vùng chiêm trũng thành vùng sản xuất 1 lúa, 1 cá. Tận dụng các diện tích mặt nước để chăn ni thuỷ sản.

Bên cạnh đó Đại hội cũng chỉ rõ các mục tiêu trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ; đưa ra các biện pháp cụ thể:

- Qui hoạch và xây dựng khu công nghiệp phát huy lợi thế đoạn đường cao tốc chạy qua địa bàn huyện.

- Xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thị trấn Lập Thạch, hướng đầu tư: Chế biến lâm sản, mộc dân dụng, mây tre đan, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa ô tô, xe máy, các loại xe cơ giới,…

- Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Hải Lựu – Bạch Lưu: sản xuất đá xây dựng và mỹ nghệ.

- Xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp Thái Hồ – Bắc Bình: sản xuất ươm tơ, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng.

- Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Triệu Đề, Cao Phong phát triển làng nghề mây tre đan theo hướng nâng dần các sản phẩm xuất khẩu.

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gạch, ngói, khai thác vật liệu xây dựng. Khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, khuyến khích, tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Phấn đấu đến năm 2010 ở mỗi xã trong qui hoạch cụm kinh tế có từ 5 – 10 doanh nghiệp, thị trấn có trên 30 doanh nghiệp về kinh doanh, dịch vụ, vật liệu xây dựng, sửa chữa ô tô, xe máy,… Tạo điều kiện về đất đai cho mỗi doanh nghiệp từ 500 – 1000m2.

Về giao thơng: nhựa hố, bê tơng hố 100% các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và các đường nội thị trấn, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ 305, 305C, 306, 307, 307C và xây dựng các bến cảng như Phú Hậu, Cao Phong, Như Thuỵ, Hải Lựu, Đức Bác. Đề nghị UBND tỉnh cho xây dựng cầu Phú Hậu (xã Sơn Đơng). Hồn thiện hệ thống đường theo qui hoạch 6 cụm kinh tế: Triệu Đề, Tam Sơn – Nhạo Sơn, thị trấn Liễn Sơn, Nhân Đạo – Lãng Cơng, Bắc Bình – Hợp Lý. Qui hoạch tổng thể đường giao thông mở rộng thị trấn Lập Thạch theo hướng phát triển thị xã gồm các xã Xn Lơi, Tử Du, Xn Hồ, Tân Lập, Vân Trục. Tiếp tục thực hiện phát triển giao thông nông thôn theo nghị quyết số 02-NQ/HU của Huyện uỷ khoá XVII.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Thuỷ lợi: Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, phát triển các cơng trình đầu mối như các trạm bơm ven sông, hồ đập nội vùng, các cơng trình kiên cố hố kênh mương.

- Cơng trình điện: hồn thành chương trình REII (dự án năng lượng nông thôn II), đảm bảo 100% xã có hệ thống điện đạt tiêu chuẩn, phấn đấu 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Cơ sở vật chất cho giáo dục: 100% các trường có đủ phịng học 1 ca, trong đó 85% là phịng học tầng, số phịng còn lại đủ tiêu chuẩn cho các cấp học. Xây dựng xong trung tâm dạy nghề ở huyện.

- Cơng trình y tế: Phấn đấu 100% trạm y tế xã có nhà kiên cố. Xây dựng hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải và xử lí rác thải bện viện trung tâm huyện; 80% số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

- Mỗi xã ven sông xây dựng kế hoạch khả thi từ 1 – 3 khu sản xuất gạch lị cao theo cơng nghệ mới, xố lị gạch thủ cơng gây ơ nhiễm mỗi trường.

- Cơng trình văn hố: xây dựng thư viện trung tâm huyện, bể bơi, sân tenis và xây dựng sân vận động ở các xã, thị trấn. Phấn đấu 100% các xã và thơn có nhà xăn hố.

Ngồi ra, phát huy thế mạnh của huyện nằm trong khu qui hoạch tổng thể phát triển thương mại du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, bảo vệ tốt các tiềm năng du lịch sinh thái như: Thác Bay- núi Sáng Sơn, quần thể hồ Vân Trục, rừng cò Hải Lựu, đền thờ Trần Nguyên Hãn và những di tích lịch sử tháp Bình Sơn,… Tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư và khách tham quan di lịch. Xây dựng chợ Trung tâm thị trấn Lập Thạch và các chợ trung tâm các xã, tạo điều kiện cho thương mại du lịch có điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 57 - 62)