Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 54 - 57)

2.1. Chủ trƣơng và biện pháp phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện

2.1.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bước vào thời kì ổn đinh, tiếp tục đẩy mạnh CNH - HĐH, thực hiện mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006) đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế, vẫn tập trung vào CNH - HĐH đất nước. Tiếp tục: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp,

nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương” [45, tr.59].

Đại hội cũng tiếp tục khẳng định, nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn vẫn có tầm chiến lược quan trọng vì vậy Đảng vẫn tập trung chỉ đạo phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó Đại hội cũng xác định rõ vị trí vai trị quan trọng của các ngành kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ phù thuộc vào đặc điểm của từng vùng và địa phương.

Đối với tỉnhVĩnh Phúc được xác định là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ, thực hiện đường lối đổi mới có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phấn đấu trở thành một tỉnh có cơ cấu công nghiệp chiếm tỉ lệ chủ yếu.

Quán triệt đường lối chỉ đạo của Đại hội X của Đảng và tiếp tục đường lối phát triển kinh tế từ Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ Tỉnh, tại Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV đã tiếp tục nhấn mạnh: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế …. phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỉ XXI [57, tr 33]. Đại hội cũng nhấn mạnh đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp là nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn [57, tr.34].

Tại Đại hội cũng xác định về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tập trung đẩy mạnh CNH -HĐH, nông thôn coi phát triển nông nghiệp

và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, bảo đảm an ninh nông thôn, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển . Đồng thời phát triển nơng nghiệp theo hướng tồn diện, hiệu quả, bền vững [57, tr.34-35]. Đại hội cũng xác định đưa kinh tế dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung phát triển các ngành kinh tế theo thế mạnh từng khu vực, vùng trong tỉnh.

Để hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế toàn tỉnh, ngày 27 – 12 – 2006, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn

2006 – 2010, định hướng đến năm 2020”, có tác động to lớn và là cơ sở vững

chắc để Đảng bộ huyện Lập Thạch vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra.

Trên cơ sở đánh giá tình hình chung của tồn tỉnh về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trên quan điểm: Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời

sống nông dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triến

KT-XH của tỉnh. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, phát triển đồng bộ các lĩnh vực KT-XH, trong đó phải phát triển mạnh công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp là nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đồng thời tăng thu ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn [17, tr.28].

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực con người tạo mơi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện cho nông dân chủ động đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, bảo vệ mơi trường, phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng khó khăn, các xã nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống….

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân với phương châm: giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nơng thơn tồn diện.

Phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, hiệu quả, bền vững. Phát huy lợi thế từng vùng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng nơng nghiệp đơ thị có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng các thành khoa học – công nghệ tiên tiến và gắn với thị trường. Phát triển mạnh chăn ni, thuỷ sản gắn với an tồn dịch bệnh. Khai thác hiệu quả đất đai, trong đó chú trọng vùng đồi, vùng trũng. Quan tâm củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều thuỷ lợi.

Trên cơ sở đó Nghị quyết cũng đã chỉ ra các mục tiêu cụ thể về phát triển nông nghiệp nơng thơn tồn tỉnh. Cũng để hỗ trợ cho Nghị quyết này HĐND tỉnh Vĩnh phúc còn ban hành thêm một số nghị quyết để hỗ trợ như: Nghị quyết về cơ chế khuyến khích phát triển giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2007 – 2010; Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và xây dựng các khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2010; Nghị quyết về chương trình kiên cố hố kênh mương giai đoạn 2007 – 2010; Nghị quyết về việc hỗ trợ 100% thuỷ lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2011; Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2007 – 2010; Nghị quyết về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 – 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009 (Trang 54 - 57)