vực miền núi phía Bắc
Miền núi phía Bắc Việt Nam là một khu vực rộng lớn, bao gồm lãnh thổ của 14 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái và Quảng Ninh (có tài liệu tính cả tỉnh Phú Thọ); nằm trong vùng tọa độ 23 độ 22' vĩ độ Bắc và 102 độ kinh Đơng. Với vị trí địa lý như vậy, khu vực miền núi phía Bắc nước ta nằm hồn tồn trong vịng đai nội chí tuyến bắc bán cầu.
Miền núi phía Bắc được xem là nóc nhà của Việt Nam (đỉnh núi cao nhất là Phanxipăng nằm trên dãy Hồng Liên Sơn có độ cao 3.143 m). Do cấu tạo địa chất, địa hình của phần lớn khu vực này bị chia cắt mạnh với độ dốc tương đối lớn. Theo ước tính, hiện có khoảng trên 50% diện tích miền núi phía Bắc có các sườn dốc trên 20 độ.
Khí hậu ở vùng miền núi phía Bắc mang tính chất nhiệt đới, biểu hiện ở chỗ lượng bức xạ mặt trời hàng năm khá lớn (khoảng 12,5 - 13,5 tỷ kcal/ha/năm) và lượng mưa tương đối cao (khoảng từ 1.300 - 7.270 mm/năm). Sự phân mùa khí hậu (mùa nóng và mùa lạnh) ở khu vực này rất rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Mùa này cũng là thời kỳ có mưa nhiều nhất trong năm, thường gây ra lũ lụt, sạt lở... ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngược lại, do tác động của gió mùa Đông - Bắc, mùa lạnh ở khu vực miền núi phía Bắc xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này, nhiệt độ ở đây
xuống thấp, nhất là ở vùng Đông Bắc. Đây là thời kỳ hanh khơ và ít mưa, do đó, thường dẫn đến tình trạng cạn kiệt nước ở các sông, suối và hồ chứa.
Đất đai ở miền núi phía Bắc khá đa dạng về chủng loại, trong đó phổ biến là loại đất feralít đỏ - vàng. Một số nơi có những vùng đất tương đối bằng phẳng, rộng lớn, màu mỡ, hàm lượng mùn cao thích hợp cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp (trồng lúa) và chăn nuôi như ở Mường Thanh... Tuy nhiên, phần lớn đất đai ở vùng núi phía Bắc bị phong hóa mạnh, nghèo chất dinh dưỡng và suy thối nhanh do bị xói mịn, rửa trơi. Sự hạn chế của các chất vi lượng trong đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, mà còn tác động xấu đến sức khỏe của đồng bào thuộc cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc (gây nên bệnh bướu cổ do thiếu iốt...).
Có thể nói, các yếu tố tự nhiên khí hậu, thời tiết, đất đai... trên đây đã tác động, ảnh hưởng một cách khá toàn diện đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, trong đó có việc tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn đối với các hoạt động dân sinh và sản xuất của họ. Tính đa dạng của các điều kiện tự nhiên: tính chất khí hậu nhiệt đới, theo mùa, sự phong phú của các tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên... đã tạo cho đồng bào các dân tộc ở đây những tiềm năng kinh tế to lớn và khá tồn diện. Đó là khả năng phát triển nền kinh tế tự nhiên (săn bắn, hái lượm, đánh cá) trước kia và nghề rừng hiện nay; khả năng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, bao gồm trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và thủy sản... Ngoài ra, các nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản, lâm sản phong phú là những điều kiện quan trọng cho phép phát triển nhiều ngành cơng nghiệp. Song, dẫu sao thì đó cũng mới chỉ là những ưu thế đang ở dạng tiềm năng và lộ trình để "đánh thức" chúng phục vụ cuộc sống của con người không phải là đơn giản, cũng khơng thể nhanh chóng trong "một sớm, một chiều".
Những khó khăn do chính đặc điểm tự nhiên của miền núi phía Bắc tạo nên cũng khơng phải là nhỏ. Thiên tai, dịch bệnh, nạn rửa trơi và xói mịn đất đai,
lũ lụt xảy ra bất thường với cường độ và tần suất cao (chưa tính đến những hậu quả khác do hoạt động của con người gây ra) đang thực sự là những thánh thức to lớn đối với đồng bào các dân tộc. Mặt khác, địa hình phức tạp (bị cắt xẻ mạnh, độ dốc cao...) là những trở ngại không nhỏ đối với việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông thủy bộ, tiếp nhận thông tin và tiến bộ khoa học công nghệ, dẫn đến hạn chế khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng thuộc nội bộ khu vực, giữa khu vực miền núi phía Bắc với các vùng khác của cả nước. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, so với các vùng, miền khác trong cả nước, miền núi phía Bắc vẫn là khu vực kém phát triển về mọi phương diện.
Về mặt xã hội, khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là điểm hội tụ của ba luồng dân cư: luồng phía Bắc (gồm các dân tộc như Thái, Nùng, H’mông, Dao, Giáy, Hoa...), luồng phía Tây (gồm các dân tộc Khơ Mú, Lào, Lự...) và luồng phía Nam (gồm các đợt di cư của người Kinh). Vì thế, cơ cấu dân tộc ở đây khá phức tạp. Hiện tại, khu vực miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bào thuộc 31 nhóm dân tộc, chiếm 57,4% số dân tộc của cả nước. Trong đó, có 27 dân tộc có số dân chiếm trên 50% dân số của dân tộc đó trên cả nước, 20 dân tộc có số dân chiếm 90% dân số thuộc dân tộc mình. Các dân tộc có số dân nhỏ nhất (so với dân số của dân tộc đó trên cả nước) là dân tộc Thổ (1,44%), dân tộc Kinh (4,57%), dân tộc Hoa (29,88%) [3, tr. 218]. Một đặc điểm xã hội khác của khu vực miền núi phía Bắc là tính chất cư trú theo tầng (tầng thấp - chân núi, tầng trung bình - sườn núi, tầng cao - đỉnh núi) của đồng bào các dân tộc biểu hiện khá rõ nét. Chẳng hạn, ở tầng thấp (có độ cao dưới 500 m) thường là vùng sinh cư của các dân tộc có số dân đơng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối khá như dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng...; tầng trung bình (có độ cao từ 500 - 800 m) là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Dao, Giáy, Khơ Mú...; thành phần tộc người chủ yếu sống ở tầng cao (800m trở lên) là các dân tộc H’mơng, Hà Nhì, La Chí, Pà Thẻn...
Sự phân bố dân cư ở vùng miền núi phía Bắc khơng đồng đều. Nhiều nơi, mật độ dân số cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng. Có những vùng, do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, mật độ dân số rất thấp, chẳng hạn như Mường Tè (Sơn La) chỉ có khoảng 16 người/km2. Trong thời gian qua, mức sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vẫn cịn khá cao, trung bình là 3,8 con. Bên cạnh đó, do thực hiện chương trình phân bổ dân cư nhằm phân phối lại lực lượng lao động, bắt đầu từ năm 1960, hàng chục vạn người đã được chuyển từ các tỉnh đồng bằng lên miền núi phía Bắc để phát triển những vùng kinh tế mới. Ngoài ra, trong những năm gần đây, luồng di cư tự do cũng là một nguyên nhân khiến cho dân số vùng núi phía Bắc tăng nhanh. Cùng với tốc độ gia tăng tự nhiên ở mức độ cao, các luồng di dân có kế hoạch và tự phát (gia tăng cơ học) đã đưa tốc độ tăng trưởng dân số vùng núi phía Bắc lên hơn 300%. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện nay dân cư sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc là khá đơng và mật độ trung bình đạt 75 người/km2 là quá cao đối với một khu vực mà diện tích đất trồng có hạn [xem: 8, tr. 231]. Chính vì thế, áp lực của sự gia tăng dân số đối với môi trường tự nhiên ở đây đã và sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải. Trên thực tế, một số nơi đã xảy ra tình trạng cạnh tranh đất đai, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số bị đẩy lùi sâu vào rừng, khiến rừng tiếp tục bị tàn phá...