Một số nhóm giải pháp nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 60 - 79)

cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc

Một là, nhóm giải pháp kinh tế - xã hội

Quan niệm duy vật về lịch sử cho rằng, tồn tại xã hội là yếu tố đóng vai trị quyết định đối với ý thức xã hội và ý thức xã hội chỉ thay đổi khi cơ sở của

nó, tức tồn tại xã hội đã có sự thay đổi. Nói cách khác, ý thức xã hội mới chỉ hình thành và phát triển khi nó dựa trên những điều kiện vật chất mới. Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc, một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu được là con người phải có ý thức trong việc khai thác, sử dụng tài ngun mơi trường, nghĩa là phải có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng muốn làm được như vậy, điều căn bản phải giải quyết trước tiên là cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên cơ sở khai thác, sử dụng những tiềm năng thế mạnh về con người và tài nguyên thiên nhiên nhưng

Việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, như nhận định của đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh:

... Bên cạnh những thành tựu đó, cần phải thừa nhận rằng cịn những việc chưa làm được hoặc làm chưa có hiệu quả. Thế mạnh, tiềm năng kinh tế, văn hóa ở miền núi chưa được khai thác tốt. Chúng ta chưa tạo ra được những điều kiện cần thiết cho miền núi phát triển toàn diện và đồng bộ. Sản xuất ở miền núi vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động dịch vụ về văn hóa, giáo dục, y tế, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở miền núi còn nhiều bất cập [25, tr. 7].

Để phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, cụ thể hóa chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng địa bàn dân cư, tộc người cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội nơi họ sinh sống. Đặc biệt, Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng nơng thơn miền núi, vùng dân tộc thiểu số; rà sốt lại các chương trình, dự án phát triển miền núi để bảo đảm tính hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như mặt môi trường sinh thái. Hoạt động của con người đều nhằm đến những lợi ích nhất định, vì vậy, cần phải sử dụng cơ chế lợi ích để điều chỉnh các hoạt động của con người. Cần phải thể hiện bằng thực tiễn cho đồng bào các dân tộc thấy được quyền lợi của họ từ việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài

ngun mơi trường. Có vậy mới phát huy được mặt trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

Hoạt động nông nghiệp (trồng lúa, khai thác rừng, chăn nuôi...) là hoạt động kinh tế căn bản của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Do đó, bên cạnh vận động thực hiện chương trình định canh định cư, chấm dứt tình

trạng di dân tự do, việc chấn chỉnh lại công tác quy hoạch và quản lý đất đai trên từng địa phương và phân phối lại ruộng đất canh tác cho đồng bào là rất cần thiết. Đây là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, bởi ở một số dân tộc, đồng bào vẫn quan niệm rằng, từ bao đời nay, đất đai là của họ. Vì thế, việc giải quyết vấn đề này, đặc biệt là tình trạng tranh chấp đất đai, cần phải hợp tình hợp lý.

Ngồi việc nắm lại dân số và lao động, nắm lại hiện trạng đất đai trong ranh giới từng xã, thực hiện kế hoạch hóa dân số, phân bố lại lao động cân đối với nhu cầu lương thực, dựa trên nguyên tắc sở hữu đất đai của Nhà nước, chúng ta cần hết sức lưu ý tới những hạn chế lịch sử trong quan niệm của đồng bào về mối quan hệ sở hữu truyền thống về đất đai canh tác... [26, tr. 307].

Một vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm phát triển kinh tế miền núi phía Bắc là đa dạng hóa hoạt động kinh tế với những biện pháp có thể. Cho đến nay, kinh tế nương rẫy vẫn là một hình thức tổ chức sản xuất quan trọng của nhiều cộng đồng dân cư ở đây. Kinh tế nương rẫy cần được cải tạo biến đổi dần dần trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm, kiến thức, tập quán địa phương với tiến bộ của khoa học cơng nghệ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và ứng dụng các tập đoàn cây con phù hợp với đặc điểm tự nhiên, sinh thái từng vừng; thực hiện phương thức canh tác nông lâm kết hợp, cải tiến kỹ thuật canh tác trên đất dốc, thâm canh lúa nước ở các thung lũng; khuyến khích đồng bào các dân tộc trồng rừng, phát triển vườn rừng; khôi phục và mở mang thêm những ngành nghề mới để có thể làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của họ. Tính chất quan trọng của sự đa dạng hóa các hoạt động, lĩnh vực kinh tế được quy định bởi: 1- Quan trọng ở mức độ hộ gia đình, bảo đảm sự tồn tại của họ cả trong những điều kiện có biến động, rủi ro trong sản xuất, 2- Quan trọng ở mức độ hệ sinh thái nông nghiệp, 3- Quan trọng ở tất cả các mức độ từ hộ gia đình đến tồn vùng [xem: 8, tr. 238].

Tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách xóa đói giảm nghèo, bảo đảm cơng bằng và tiến bộ xã hội là một biện pháp quan trọng để

thu hẹp dần, tiến tới san bằng khoảng cách chênh lệch về các mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, phải xác định rằng cái gốc để giải quyết triệt để vấn đề đó là phát triển sản xuất, tạo việc làm nhằm ổn định và cải thiện đời sống của họ. Một trong những khó khăn nhất, nhưng khơng thể không vượt qua khi thực hiện nhiệm vụ này là phải xóa bỏ được tập quán canh tác lạc hậu của họ. Tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm và hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thơng qua các mơ hình trình diễn, theo phương thức "cầm tay chỉ việc" là những biện pháp thiết thực có thể giúp đỡ người nghèo làm quen với phương thức canh tác mới.

Để vùng cao nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng có thể phát triển một cách hợp lý và bền vững, một biện pháp không thể xem nhẹ là cần phải đẩy mạnh chương trình chuyển giao và ứng dụng những tiến khoa học - công nghệ phù hợp. Để thực sự đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội, quá trình ứng dụng và phổ cập các tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực này không thể tiến hành theo một phương thức, mơ hình chung mà địi hỏi phải có hình thức tổ chức, cơ chế chính sách phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể từng vùng cũng như văn hóa truyền thống của từng nhóm dân tộc. Ví dụ, tỉnh Thái Ngun đã áp dụng mơ hình chuyển giao cơng nghệ sản xuất giống chè mới bằng phương pháp giâm cành cho nông dân. Kỹ thuật trồng giâm cành không phải là mới ở nước ta nhưng phương pháp trồng chè bằng giâm cành là phương pháp mới lần đầu tiên được ứng dụng ở xã Bá Xuyên (thị xã Sông Cơng) và được nhân rộng ra tồn tỉnh. Việc áp dụng mơ hình chuyển giao cơng nghệ này có kết quả khá tốt. Ưu thế của mơ hình đó là có thể trồng xen canh các loại rau màu theo phương châm "lấy ngắn ni dài", góp phần làm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; đồng thời, sử dụng hợp lý các tài nguyên đất đai, nước... Nhờ vậy, nó đã bước đầu tạo ra thói quen canh tác có kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu trước đây bằng những cách làm có khoa học kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn ở Cao Bằng, mơ hình xưởng chế biến chè đắng đã thu hút được sự chú ý của người dân. Thành cơng của mơ hình sản xuất

chè đắng đã góp phần giải quyết việc làm cho công nhân, nâng cao thu nhập của người dân trong vùng, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến của địa phương phát triển, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Đặc biệt, việc phát triển các vùng chè nguyên liệu, ngoài giá trị kinh tế, đã góp phần phủ xanh đất rừng đầu nguồn. Thực chất, những mơ hình này là hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học - cơng nghệ một cách có hệ thống. Những kết quả do các mơ hình đó đem lại khơng đơn thuần là những giá trị vật chất, mặc dù nó có ý nghĩa vơ cùng to lớn, nhưng có lẽ điều quan trọng và căn bản hơn, còn là sự hiểu biết của

đồng bào các dân tộc miền núi - một trong những điều kiện tiên quyết cho sự xác

lập thói quen sản xuất dựa vào tri thức khoa học.

Có thể khẳng định rằng, một trong những tiền đề, điều kiện căn bản để xác lập, phát huy vai trò của ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái chính là tạo nên những biến đổi trong đời sống, trước hết là đời sống kinh tế của người dân địa phương theo chiều hướng tích cực.

Hai là, nhóm giải pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường

Nhiệm vụ bảo vệ mơi trường chỉ có thể được thực hiện thành cơng khi có sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các cá nhân trong cộng đồng, của mọi thành viên trong xã hội. Nhưng để có hành động đúng trong việc bảo vệ, giải quyết các vấn đề môi trường, trước hết con người cần phải có nhận thức đúng đắn, từ đó, họ mới có thái độ ứng xử phù hợp, có ý thức bảo vệ mơi trường và tích cực, tự giác trong các hoạt động bảo vệ mơi trường.

Sự hình thành ý thức bảo vệ môi trường của người dân phụ thuộc rất lớn vào công tác giáo dục và việc nâng cao nhận thức của họ về môi trường. Giáo dục môi trường được coi là một quá trình thường xuyên để tạo cho con người ý thức về môi trường, những tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng... cho phép họ nhận thức và giải quyết các vấn đề môi trường. Mục tiêu cơ bản của công tác này, như Hội nghị quốc tế về mục tiêu cơ bản của Giáo dục môi trường tổ chức tại Tbilisi năm 1977 đã nêu ra, đó là:

Làm cho từng người và cộng đồng hiểu được bản chất của môi trường tự nhiên và nhân tạo, hiểu được quan hệ tương tác của các mặt sinh học, vật lý, hóa học, xã hội kinh tế và văn hóa, có được tri thức, thái độ và kỹ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vào việc tiên đoán và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng của môi trường [24, tr. 157].

Nhiệm vụ căn bản, đầu tiên của công tác giáo dục môi trường là phải làm cho mọi người dân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thấy được tầm quan trọng khơng thể thay thế của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển trong hiện tại và tương lai của họ. Thơng qua các hình thức, phương tiện giáo dục mơi trường (ví dụ qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài truyền thanh, ti vi và giáo dục trong nhà trường...) cần làm cho mọi người dân có được những tri thức, sự hiểu biết cần thiết về môi trường thiên nhiên, về mối liên hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường cũng như giữa tự nhiên, con người và xã hội. Người dân phải có và hiểu được những tri thức cơ bản về hệ thống tự nhiên - con người - xã hội; hiểu được sự gắn bó, liên hồn của các yếu tố trong tự nhiên. Ví dụ, họ phải thấy là mất rừng sẽ gây xói mịn đất đai ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp; khơng có khả năng giữ nước dẫn đến hạn hán hoặc khan hiếm nước; khơng có khả năng điều hịa khí hậu... Những tri thức, hiểu biết như vậy làm cho con người có sự tính tốn, cân nhắc thận trọng và lựa chọn giữa cái lợi trước mắt với những hậu quả lâu dài hoặc tức thời có thể xảy ra về mặt mơi trường sinh thái. Nói cách khác, đó là cơ sở để con người tự giác điều chỉnh hành vi tác động vào tự nhiên của mình.

Hiện tại, phần lớn người dân miền núi phía Bắc, kể cả số học sinh đang theo học tại các trường học, còn chưa được cung cấp những tri thức căn bản, thiếu thông tin về môi trường... Trong điều kiện như vậy, họ không thể nhận thấy những tác hại về mặt môi trường do tác động quá đáng của con người, càng không thể tham gia đóng góp ý kiến cũng như giải quyết các vấn đề môi trường với tư cách như một chủ thể quản lý. Vì vậy, trước mắt, việc giáo dục và nâng

cao nhận thức về môi trường cần tập trung trang bị cho con người những tri thức; cung cấp cho họ những thông tin dưới dạng phổ biến, dễ hiểu và thường xuyên về mơi trường để họ có thể vận dụng giải quyết những vấn đề môi trường ngay tại địa phương. Khi đó, họ sẽ có ý thức hơn trong việc tự giác hạn chế, loại bỏ dần các thói quen, tập tục cũ, đấu tranh ngăn chặn các hành vi có hại cho môi trường.

Nhà trường và gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục mơi trường. Vì vậy, cần đưa các nội dung giáo dục môi trường vào trường học. Học sinh không chỉ được coi như một bộ phận của đối tượng cần được giáo dục, truyền đạt tri thức về môi trường mà phải thấy ở lực lượng đó cái vai trị "khuếch tán", "lan tỏa" và quảng bá những tri thức tiếp nhận được từ trong trường học vào đời sống xã hội ngay tại nơi sinh sống. Đó là một trong những con đường xã hội hóa, phổ biến rộng rãi các tri thức về mơi trường - cơ sở cho sự hình thành ý thức bảo vệ mơi trường, hình thành những phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường giáo dục.

Giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân không chỉ giới hạn ở việc cung cấp, phổ cập, truyền bá các tri thức về tự nhiên, về quan hệ giữa con người với tự nhiên, mặc dù đây là nội dung quan trọng để hình thành ý thức sinh thái. Nó cịn bao hàm cả việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật bảo

vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường đã khẳng định quyền con người được

sống trong môi trường trong lành, nhưng trên thực tế, việc bảo đảm thực hiện quyền đó lại phụ thuộc đáng kể vào chính thái độ tơn trọng và thực thi Luật bảo vệ môi trường của mỗi người dân.

ở đây, điều có tầm quan trọng là ý thức pháp luật của công dân. ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của công dân và thái độ của họ đối với các quy định của pháp luật. Cho nên ý thức càng được nâng cao thì thái độ tôn trọng pháp luật, tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật càng được bảo đảm. Vì vậy, để cho pháp luật về bảo vệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mơi trường được thực hiện nghiêm chỉnh cần có những biện pháp bồi dưỡng và giáo dục những kiến thức về bảo vệ mơi trường nói chung và pháp luật về bảo vệ mơi trường nói riêng [11, tr. 855].

Nói tóm lại, đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường là biện pháp cơ bản để xây dựng và phát huy ý thức quan tâm thường xuyên tới môi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 60 - 79)