Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, nương nhờ và thuận theo thiên nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 34 - 38)

bào các dân tộc miền núi phía Bắc

2.2.1. Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, nương nhờ và thuận theo thiên nhiên thiên nhiên

Chúng ta đều biết rằng, trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với mơi trường tự nhiên, con người có vai trị, khả năng rất to lớn đối với việc khai thác, sử dụng tự nhiên vì mục đích tồn tại, phát triển của mình. Những hoạt động sản xuất cũng như dân sinh của con người hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hay ngược lại, tàn phá tài nguyên và hủy diệt môi trường... phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, phong tục, tập quán và những yếu tố khác, tức là phụ thuộc

vào văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Nói cách khác, điều quan trọng nhất ở đây thuộc về thái độ, hành động của từng con người, từng cộng đồng dân cư trước môi trường thiên nhiên. Thái độ, hành động của con người đối với môi trường tự nhiên có tính chất "thân thiện", "hòa hợp" hay "thống trị", "tước đoạt" được quy định bởi chính lối sống, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán vốn có.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã xây dựng nên những lối sống, phong tục, tập quán thích ứng với điều kiện tự nhiên như làm nhà sàn, canh tác nương rẫy... mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nhiều yếu tố tích cực. Các quy ước, quan hệ luật tục trong cách ứng xử của đồng bào đã trở thành cơ sở điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong cộng đồng. Trong các quy ước, luật tục đó quy định khá rõ ràng những điều khoản cần thiết để điều tiết hoạt động của các thành viên như, xây dựng nhà vệ sinh, nơi chăn nuôi, khu vực sản xuất, thu nhặt rác thải... Ngày nay, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội vẫn được đồng bào bảo lưu, gìn giữ, phát huy và tạo nên cái mà nhiều nhà khoa học gọi là "văn hóa mơi trường". Thí dụ, trong ngày hội đầu xuân, người H’mông đề ra nhiều quy ước, trong đó có quy ước bảo vệ rừng và đất đai của bản. Người Khơ Mú ở bản Co Chai (Sơn La), trong những năm gần đây, có quy ước giữ gìn và bảo vệ hai loại rừng cơ bản là rừng đầu nguồn và rừng "ma". Nhờ vậy, 1 ha rừng "ma" và 5 ha rừng đầu nguồn ở ngay kề cạnh bản vẫn được bảo tồn và phát triển. Tại một số vùng, người Dao, người Cơ Tu vẫn duy trì tục lệ trồng cây quế mừng ngày sinh của các cháu nhỏ. Hoặc dân tộc Dao ở vùng quế Văn Yên (Yên Bái) có một tập quán lâu đời và cũng là nét văn hóa đáng trân trọng: khi con gái, con trai đến tuổi trưởng thành, được gia đình "dựng vợ, gả chồng", theo lệ, phải trồng cho làng (bản) 10 cây quế.

Lối sống hịa hợp, thân thiện với mơi trường tự nhiên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc thể hiện qua các quy ước có tính luật tục trong việc khai thác sử dụng từng yếu tố của tự nhiên. Chẳng hạn, từ lâu, người H’mơng đã

có phương thức khai phá rừng theo tập quán được hình thành trên cơ sở của ý thức sống chung, hịa mình với rừng. Nhờ lối sống ấy, họ đã trụ vững trên những dải núi cao trong suốt hàng trăm năm. Trong lễ "ăn thề" - nào sùng được tổ chức thường xuyên hàng năm, người H’mông đưa ra những quy định hết sức chi tiết về vấn đề khai phá, đốt rừng làm nương rẫy. Họ thống nhất với nhau về những khu rừng chưa được phép khai thác, rừng đầu nguồn... Đồng thời, họ cũng đưa ra những những hình phạt rất cụ thể để nghiêm trị những kẻ cố tình vi phạm. Nhờ những luật tục rất nghiêm khắc và ý thức của từng cá nhân trước lợi ích của bản thân, của cộng đồng, rừng và đất rừng đã được đồng bào khai thác, sử dụng khá hợp lý. Có ý kiến cho rằng, "phương thức khai thác rừng truyền thống của người H’mông đã thể hiện rõ hành vi đốt phá rừng của họ không phải là một hành động tự do hồn tồn vượt ngồi ý thức, mà đó là một động thái tự do trong khuôn khổ tập tục của cả cộng đồng" [26, tr. 310]. Trong nhiều dân tộc thiểu số phía Bắc, đồng bào có những quy định khá chặt chẽ - dù rằng đó chỉ là sự thỏa thuận có tính quy ước của cộng đồng, như không được chặt cây hay đốt phá rừng vào mùa khô, không được tát cạn một khúc sơng, dịng suối hay đầm hồ để bắt cá... Thậm chí, có nơi người ta cấm xâm phạm vào những khu rừng phòng hộ, đoạn suối đầu nguồn vốn được niềm tin có tính chất tín ngưỡng của đồng bào coi là "linh thiêng", là của "Giàng". Có thể nói, chính "một thứ "luật" bảo vệ môi trường kiểu dân gian như vậy được tuân thủ lâu đời trở thành lối sống đạo đức, một nét ứng xử của người dân trước thiên nhiên, để giữ cho sự cân bằng giữa các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái" [35, tr. 39].

Trải qua hàng ngàn năm, lối sống nương nhờ vào tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên trở thành một giá trị truyền thống quý báu của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, được các thế hệ kế thừa, nối tiếp và phát huy. Từ bao đời nay, để duy trì cuộc sống và hoạt động sản xuất, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã xây dựng nên một lối sống khá phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên. Điều này thể hiện khá rõ qua tập quán sinh hoạt và lao động của nhân dân. Trong việc khai thác, sử dụng đất đai, nguồn nước và khí hậu vào mục đích sản

xuất nơng nghiệp, tùy theo địa vực cư trú và đặc điểm tự nhiên, người dân đã lựa chọn những phương thức khai thác tài nguyên thích hợp. Chẳng hạn, ở các vùng thấp, đồng bào dân tộc Tày, Thái, Mường... khai thác đất thành ruộng; ở vùng cao, đồng bào H’mông, Lô Lô... làm nương hay nương thổ canh hốc đá... Nhìn chung, trong canh tác nơng nghiệp theo hình thức nương rẫy, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đều thực hiện các biện pháp luân canh, bỏ hóa nhằm sử dụng, khai thác đi đôi với bảo vệ, phục hồi tài nguyên đất... Người dân cũng đã sớm biết lợi dụng dòng chảy để đưa nước vào ruộng (vùng thấp), ruộng bậc thang (vùng giữa và vùng cao). Đặc biệt, "để thích ứng với đặc điểm khí hậu, đồng bào các dân tộc đã đúc kết được nông lịch tương đối chuẩn xác và khoa học cho từng vùng và tộc người, so sánh các công việc trong sản xuất nông nghiệp của các dân tộc với các chỉ số khí hậu, thời tiết địa phương thì thấy giữa chúng có mối quan hệ tương thích với nhau. Đó chính là những tri thức địa phương đảm bảo cho các dân tộc lợi dụng được khí hậu, thời tiết thuận lợi và hạn chế bớt thiên tai" [3, tr. 225].

Canh tác nương rẫy là một hình thức sản xuất đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, ở miền núi phía Bắc nói riêng. Nó cho phép đồng bào các dân tộc có thể khai thác, tận dụng những vùng đất nhỏ hẹp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm... Theo sự đánh giá của một số nhà khoa học, canh tác nương rẫy là một phương thức có hiệu quả nhất đối với khu vực miền núi của các nước nhiệt đới ẩm. Một đơn vị năng lượng bỏ ra có thể cho phép thu được từ 5 đến 15 đơn vị năng lượng sản phẩm. Thậm chí có ý kiến cịn khẳng định, khả năng tăng năng suất trong canh tác nương rẫy là thực tế và sự phát triển nơng nghiệp vùng cao có thể lấy canh tác nương rẫy làm điểm xuất phát và sử dụng khoa học nông nghiệp hiện đại để tăng năng suất. "Thực tế, canh tác nương rẫy đang được duy trì như một hệ nơng nghiệp chủ yếu ở vùng nhiệt đới và đóng vai trị quan trọng, bởi vì nó bao trùm một vùng rộng lớn, chứa đựng sự đa dạng về truyền thống, văn hóa và con người và đang trở thành tiêu chuẩn thực tiễn, nơi mà các nhóm văn hóa, truyền

thống đã bị phá vỡ bởi những hoạt động khai thác của một nền văn hóa xa lạ" [8, tr. 232]. Đặc biệt, phương thức canh tác ruộng bậc thang, ngăn suối dẫn nước tưới ruộng... của đồng bào các dân tộc không chỉ được đánh giá như một nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất; hơn thế, xét theo quan điểm tự nhiên và sinh thái học, nó cịn là sự biểu hiện một lối sống "nương nhờ" và văn hóa ứng xử "thân thiện", "ơ hịa hợp" với mơi trường tự nhiên. Hiện nay, chính quyền ở một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La... đã triển khai thực hiện chương trình định canh định cư cho đồng bào các dân tộc ít người (dân tộc H’mông, Dao...) trên địa bàn, thông qua các dự án xây dựng ruộng bậc thang, nương có bờ... đạt hiệu quả khá tốt. Đây là một biểu hiện của sự kế thừa, vận dụng sáng tạo và nâng lên một trình độ mới những giá trị truyền thống tích cực trong lối sống và tập quán sản xuất của nhân dân miền núi phía Bắc, nhằm khôi phục và tiếp tục phát triển mối quan hệ gắn bó vốn có giữa con người và tự nhiên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)