Nguyên nhân và kết quả của lối sống hòa hợp với thiên nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 38 - 40)

Suốt một thời gian dài trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tạo lập và duy trì được một lối sống "thân thiện", hài hịa với tự nhiên. Sở dĩ có được điều đó là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Trong đó, theo chúng tôi, bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, nền sản xuất xã hội của khu vực này còn kém phát triển. Trong lịch sử, nền sản xuất của cư dân khu vực miền núi phía Bắc chưa bao giờ được đánh giá là ngang bằng, lại càng không thể là vượt trội hơn hẳn về mặt trình độ so với các vùng miền khác (vùng đơ thị, đồng bằng) của cả nước. Có thể khẳng định rằng, cách đây chưa lâu, nền sản xuất của khu vực này vẫn hồn tồn mang tính chất tự cung, tự cấp. Thậm chí, cho đến nay, tính chất tự cung tự cấp vẫn là một đặc trưng nổi bật trong hoạt động kinh tế của một số dân tộc ít người, đặc biệt là những dân tộc sinh sống ở vùng sâu, núi cao... Trình độ sản xuất lạc hậu, các phương tiện sản xuất chủ yếu là thủ công như dao, cuốc, búa rìu...; các hoạt

động kinh doanh thương mại cũng kém phát triển do khơng có hệ thống giao thông thuận tiện. Trong điều kiện lực lượng sản xuất như vậy, sự tác động của con người đến tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất là rất hạn chế. Vì thế, tự nhiên chưa bị con người khai thác triệt để, cùng kiệt; môi trường sống chưa bị ô nhiễm, biến dạng hoặc bị phá vỡ. Thực tế cho thấy, sức công phá rừng (để phát nương làm rẫy...) của người dân bằng con dao, cái rìu, sức kéo trâu bị... khi đó là vơ cùng nhỏ so với năng lực của những phương tiện hiện đại ngày nay như cưa máy, ô tô... Mức độ rửa trôi đất đai trên những vùng đất dốc được canh tác bằng cày cuốc, chọc lỗ gieo hạt (hơn nữa thảm thực vật lại chưa bị thu hẹp) là không đáng kể so với cày máy. Những sản phẩm từ rừng đại ngàn như gỗ, cây thuốc quý, động vật... được khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt là chủ yếu, chứ khơng phải vì mục đích lợi nhuận. Tất cả những điều đó đã chứng minh rằng, nền sản xuất kém phát triển, mang tính tự cung tự cấp... là nguyên nhân quan trọng làm cho sự tác động của con người đến tự nhiên còn nằm trong một giới hạn nhất định và có thể kiểm soát được. Kết quả là việc khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất như rừng, đất đai, khoáng sản... chưa vượt quá khả năng chịu đựng, tái tạo của nó. Nhờ vậy, mơi trường vẫn được duy trì trong trạng thái cân bằng.

Hai là, trình độ dân trí cịn thấp và dân cư thưa thớt cũng là một lý do

quan trọng. Chính vì dân trí cịn thấp mà phần nào cuộc sống của con người chủ yếu lệ thuộc vào tự nhiên. Hoạt động sản xuất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc tập trung vào việc lợi dụng tự nhiên hoặc khai thác các sản phẩm sẵn có trong tự nhiên. Người ta chưa thể "sáng tạo" ra những công cụ, phương pháp, cách thức... có thể cho phép khai thác tự nhiên được nhanh nhất, nhiều nhất như sau này - khi trình độ sản xuất cũng như dân trí được nâng cao thêm một bước. Đương nhiên, dân trí thấp là một trong những cản trở sự phát triển xã hội theo chiều hướng tiến bộ, tích cực. Song, theo chúng tơi, ở một mức độ nhất định, lối sống hòa hợp theo kiểu "nương nhờ" tự nhiên trước đây của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc cịn được quy định bởi chính sự thấp kém của trình độ dân trí.

Bên cạnh đó, mật độ dân cư thưa thớt cũng là một tác nhân quan trọng giữ cho môi trường tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc trước đây chưa phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Nói cách khác, quan hệ giữa con người với tự nhiên chưa trở nên căng thẳng trước khi có sự bùng nổ dân số. Như chúng ta đã biết, diện tích tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc tuy khá rộng nhưng lại có đặc điểm cấu trúc địa chất, địa hình khác biệt với vùng đồng bằng. Diện tích đất đai thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp của cư dân trên địa bàn là rất hạn chế. Hơn nữa, chất lượng đất cũng rất thấp, nên năng suất kém. Vì vậy, các hoạt động sản xuất (nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp) và điều kiện sinh sống... ở khu vực này chỉ diễn ra bình thường khi lượng dân số phát triển đến một mức độ hợp lý. Cách đây khoảng 4, 5 thập kỷ, mật độ dân số trung bình của khu vực miền núi phía Bắc khá thấp, thậm chí cá biệt có nơi rất thấp. Trong điều kiện (tự nhiên, xã hội) như vậy, phương thức canh tác nương rẫy, du canh du cư của đồng bào các dân tộc ở đây được xem là phù hợp. Môi trường tự nhiên, khi đó, hồn tồn khơng phải hứng chịu sức ép nặng nề từ sự gia tăng, phát triển dân số.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 38 - 40)