Quan điểm phát triển bền vững, kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 55 - 58)

trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển

Thứ nhất, về phát triển bền vững:

Đứng trước hàng loạt các vấn đề môi trường sinh thái bức bách, đe dọa sự tồn tại và phát triển của con người, các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt nam nói riêng đã và đang hướng đến một chiến lược phát triển mới - chiến lược phát triển bền vững. Phát triển bền vững, theo quan niệm của ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới, là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ con người hiện tại mà không làm hại đến các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ. Tương tự như vậy, trong chiến lược mới của Hiệp hội bảo tồn thế giới về "chăm sóc Trái đất", phát triển bền vững được coi là "sự cải thiện chất lượng cuộc sống con người đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ các hệ sinh thái" [34, tr. 2].

Phát triển bền vững thực chất là thực hiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách lành mạnh, dựa trên việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với bảo vệ mơi trường. Nói cách khác, cùng với việc khai thác, "chinh phục" tự nhiên để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người cần phải quan tâm ngày càng nhiều hơn đến sự tồn tại và phát triển của tự nhiên và đó cũng chính là bảo vệ sự sống của bản thân con người. Do vậy, có thể khẳng định rằng, việc con người tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên, tìm cách

chung sống thân thiện với tự nhiên..., suy cho cùng, cũng khơng nhằm mục đích nào khác là bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Theo quan niệm mới về sự phát triển thì tăng trưởng kinh tế khơng phải

và khơng thể là tiêu chí duy nhất để đánh giá sự phát triển theo chiều hướng tiến

bộ, tích cực của xã hội hiện đại. Chính vì chậm nhận ra sai lầm, coi tài nguyên thiên nhiên là vơ tận và có thể mặc sức khai thác, mà con người đã bóc lột, tàn phá thiên nhiên, để rồi phải đối mặt với những vấn đề môi trường sinh thái bức bách, trực tiếp đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bản thân mình cũng như của tồn xã hội. Sự "trả thù", phản tác động trở lại của tự nhiên khiến con người bừng tỉnh, suy nghĩ nghiêm túc hơn và thận trọng hơn trong hành động. Thực tế, con người đã nhận ra sự ấu trĩ của mình trong quá khứ và thấy rằng, sự phát triển kinh tế phải hướng đến sự phát triển của xã hội, thể hiện qua chất lượng sống và môi trường sống của con người. Mà để đạt được mục tiêu đó, sự tăng trưởng kinh tế chỉ là một điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Phát triển bền vững có nội dung khá rộng, bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và mơi trường. Do vậy, thay vì chỉ chú ý đến một chiều phát triển kinh tế như trước bảo vệ đây, cần phải gắn tăng trưởng kinh tế với khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đồng thời, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội, cụ thể là tất cả thành viên trong xã hội đều phải được hưởng thụ một cách công bằng những thành quả do việc khai thác, chế biến tài nguyên mang lại. Tăng trưởng kinh tế cịn nhằm mục đích tối cao là bảo đảm chất lượng cuộc sống của con người. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm thu nhập quốc dân tính theo đầu người, giáo dục - dân trí, sức khỏe - tuổi thọ… ngày nay trở thành mục tiêu cao nhất của sự phát triển xã hội.

So với mặt bằng chung của xã hội trên các phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, khu vực miền núi phía Bắc nước ta vẫn thấp kém hơn nhiều, mặc dù trong những năm qua khoảng cách có được thu hẹp. Điều đó có nghĩa là cuộc

sống của nhân dân nơi đây vẫn cịn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng nếu vì thế mà tiếp tục duy trì cách thức ứng xử, quan hệ, tác động cũ đối với giới tự nhiên thì con người sẽ khơng tránh khỏi nguy cơ nghèo hơn nữa. Thực tế, những cánh rừng giàu có đã bị khai thác cạn, những vùng đất đai thuận lợi cho canh tác nông nghiệp đã được sử dụng, những tài ngun khống sản có trữ lượng đáng kể và dễ khai thác đang ít dần... Cái kho của cải mà thiên nhiên ban tặng con người đang vơi dần đi nhanh chóng. Bởi vậy, chính vì còn nghèo, hơn nữa, lại trong hoàn cảnh phải đối mặt với những thách thức về mơi trường sinh thái, miền núi phía Bắc nước ta lại càng phải thực hiện sự phát triển bền vững, coi đó như một sự lựa chọn tối ưu nhất khơng chỉ vì ngày hơm nay mà cả ngày mai, không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả cho thế hệ tương lai.

Thứ hai, tầm quan trọng của phát triển bền vững vùng miền núi phía Bắc

đối với sự phát triển chung của cả nước.

Sự phân tích một cách khái quát ở chương 2 về các điều kiện tự nhiên,

kinh tế và xã hội của miền núi phía bắc cho thấy, đây là khu vực có sự đa dạng về các điều kiện sinh thái và văn hóa truyền thống. Điều này được xem như một lợi thế quan trọng cho việc phát triển kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, như vậy khơng có nghĩa là khơng có những khó khăn, hạn chế về điều kiện tự nhiên, môi trường. Hơn nữa, như phần trên đã trình bày, những vấn đề môi trường phức tạp do tác động của con người đã và đang nảy sinh; trong khi đó, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của nhân dân trong khu vực còn rất hạn chế. Tất cả những điều đó khiến cho việc giải quyết bài tốn phát triển miền núi phía Bắc trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn nhiều.

Xét về mặt tài nguyên, mơi trường, miền núi phía Bắc là một khu vực chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội của cả nước, trong đó đặc biệt phải kể đến diện tích tự nhiên khá lớn, nơi tập trung chủ yếu tài nguyên rừng và khống sản. Hồ chí Minh từng viết "Việt Bắc là nơi rừng vàng, núi bạc. Rừng vàng vì rừng Việt Bắc có rất nhiều gỗ và lâm sản có

thể đổi lấy nhiều máy móc, hàng hóa... Núi bạc vì núi non Việt Bắc có nhiều quặng có thể xây dựng cơng nghiệp để phát triển kinh tế" [21, tr. 456]. Vì thế, về phương diện kinh tế, miền núi phía Bắc là nguồn cung cấp tài nguyên rất quan trọng cho các hoạt động phát triển kinh tế của đất nước. Nếu các nguồn tài nguyên khơng hoặc ít có khả năng tái tạo như rừng, đai đai bị cạn kiệt, suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng... sẽ ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế tương ứng và do vậy, làm chậm hoặc giảm tốc độ phát triển kinh tế. Về phương diện môi trường sinh thái, miền núi là mái nhà của đất nước, đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế và dân sinh trên địa bàn, mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có Thủ đơ Hà Nội. Chẳng hạn, việc suy giảm độ che phủ của rừng không những làm đất đai của khu vực miền núi phía Bắc trực tiếp bị suy giảm chất lượng do bị rửa trơi, xói mịn..., mà cịn gây hạn hán về mùa khơ, lũ lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng đến các công trình kinh tế (thủy điện, thủy lợi, giao thơng...) cũng như các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các vùng hạ lưu. Tình trạng đó cũng sẽ làm giảm tính đa dạng sinh học, gây xói mịn những nguồn gen động, thực vật q hiếm, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái. Sự "che chở" bền vững của miền núi không chỉ dành riêng cho miền núi mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với các vùng lãnh thổ, kinh tế khác. Do vậy, có thể khẳng định rằng, phát triển bền vững ở vùng miền núi phía Bắc có tầm quan trọng to lớn, nhiều mặt và lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế ở nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nói cách khác, phát triển bền vững không chỉ là giải pháp phát triển có tính chiến lược của chính khu vực miền núi phía Bắc, mà hơn thế, cịn tạo cơ sở, điều kiện cho sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta ppt (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)