Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 105)

3.2.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước, UBND các cấp

3.2.1.1 Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp quả lý nhà nước về hoạt động TT-TV

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung đang chuyển từ nên kinh tế công nghiệp sang nên kinh tế tri thức. Trong thời đại kinh tế mới, vai trị của thơng tin của trí thức là khơng thể phủ nhận; những vấn đề về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo vẫn luôn được xem là

quốc sách hàng đầu để phát triển quốc gia. Hoạt động TT-TV là hoạt động cung cấp nguồn thơng tin, tri thức khổng lồ, có chất lượng, nhanh chóng và chính xác đến với mọi người. Những thơng tin có được qua hoạt động TT-TV thường là những thông tin đã được kiểm chứng và có độ chính xác cao để phục vụ nhân dân, phục vụ hoạt động phát triển kinh tế xã hội lại chưa được đánh giá cao.

Hoạt động TT-TV của nước ta đã và đang nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước.Song thực tế sự quan tâm vẫn chưa thật sự đúng mức và tương xứng với vai trò của hoạt động TT-TV trong xã hội Việt Nam. So với nhiều ngành nghề khác thì ngành TT-TV ở Việt Nam là một nghề ít được các bạn trẻ lựa chọn bời đây là nghề chưa được đánh giá cao, bị cho là nhàm chán và thu nhập thấp trong xã hội Việt Nam. Trong khi trên thế giới, nghề TT-TV lại là một trong những nghề được yêu thích và đem lại thu nhập ổn định ở mức khá cao cho nhân viên. Nếu so với những ngành nghề, lĩnh vực khác, thì nguồn ngân sách nhận được hàng năm của các ngành TT-TV là quá thấp so với các ngành khác, chính vì thế đã đến lúc cần đánh giá một cách khách quan và đúng đắn hơn về vai trò và những cống hiến của ngành TT-TV nói chung và những thành tích của hệ thống TVCC trên địa bàn Hà Nội nói riêng để có sự quan tâm đúng mức từ những chính sách đến chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực làm việc trong hệ thống TVCC tại đây.

Trong các hoạt động của hệ thống TVCC trên địa bàn Hà Nội, nguồn kinh phí từ trước tới nay vẫn ln được Nhà nước bao cấp, những chính sách ưu đãi, chính sách phát triển ln luôn phụ thuộc vào những định hướng thơng qua các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Nguồn nhân sách cho Thư viện Hà Nội nhận được từ Sở VHTT&DL Tp. Hà Nội; còn hệ thống các thư viện Quận, Huyện, Xã Phường thì được nhận thơng qua UBND các cấp tương đương; riêng các tủ sách cơ sở thì hầu như ít nhận được nguồn ngân sách của Nhà nước, thậm chí có nhiều tủ sách hoạt động theo đúng tính

chất là những thư viện, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng. Ngân sách hoạt động của các thư viện ấy chủ yếu do chính những người phụ trách hay gia đình, dịng họ bỏ ra. Trong các hoạt động của các Nhà văn hóa hay Trung tâm Văn hóa của một số Quận, Huyện thì hoạt động TT-TV là hoạt động chưa được chú trọng, luôn luôn bị đặt sau các hoạt động khác. Thực tế cho thấy hoạt động TT-TV là hoạt động khơng có thu mà chỉ có chi, chính vì thế mà vẫn có một số nhà lãnh đạo chưa chú trọng hoặc cho rằng ngân sách hạn chế, nên phải tiết kiệm, cắt giảm và trong số các hạng mục đưa vào cắt giảm đó thì hoạt động TT-TV luôn luôn được đánh dấu đầu tiên.

Hiện nay, trong hệ thống TVCC trên địa bàn Hà Nội chỉ có Thư viện Hà Nội là có phí làm thẻ cho bạn đọc (40 000 đồng/ 1 năm đối với người lớn và 20 000 đồng/ 1 năm đối với thiếu nhi). Còn hệ thống các thư viện Quận, Huyện; Xã/ phường và các tủ sách cơ sở thì đều khơng thu phí. Điiều này dễ dẫn đến một tâm lý chung của người đọc là ỷ lại cho cán bộ thư viện đồng thời khó tạo ra cơ hội để các thư viện có thể phát triển vì khơng có sự cạnh tranh so với các ngành khác nói chung và các hoạt động trong ngành văn hóa nói riêng. Chính vì thế, lãnh đạo quản lý các cơ quan TT-TV nên kiến nghị với cấp trên nên khuyến khích cho các Thư viện nên hoạt động theo mơ hình có thu đối với các sản phẩm dịch vụ thông tin. Như tại Thư viện Hà Nội nên có quy định có thu đối với các dịch vụ cung cấp thơng tin mang tính chun sâu đối với bạn đọc khi có yêu cầu. Hay đối với bạn đọc trả sách muộn, hiện nay thư viện có quy định sau thời gian được gia hạn, nếu bạn đọc trả sách muộn thì mỗi ngày sẽ bị phạt 1000 đồng. Nếu làm mất sách thì phải đền sách bằng cách mua lại đúng quyển sách như thế cho thư viện. Tuy nhiên trên thực tế, các bạn đọc trả sách muộn thư viện ít khi phạt, hoặc nếu có thu phí phạt cũng chỉ thu rất ít so với ngày tra muộn do cán bộ vẫn còn tâm lý “sân siu, nhân nhượng”. Điều này cũng là điểm khác so với thư viện của một số trường Đại học, như tại

trường Trung tâm TT-TV Trường Đại học Y tế công cộng, khi bạn đọc trả muộn sẽ bị phạt theo đúng quy định đã đề ra, đối với trường hợp làm mất sách ngoài việc phải trả lại cuốn sách đó thì bạn đọc phải nộp thêm 20.000 đồng/ 1 cuốn sách gọi là phí xứ lý cuốn sách đó. Khinh phí từ nguồn thu này, có thể được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, góp vào quỹ chung cho các cán bộ làm việc tại thư viện. Nếu có văn bản về thương mại hóa các sản phẩm dịch vụ thơng tin sẽ góp phần nâng cao tính năng động sáng tạo trong các cơ quan thư viện đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin. Giúp cán bộ tại các TVCC chuyên tâm hơn vào nghiệp vụ của mình để giảm bớt hiện tượng một lúc kiêm nhiệm nhiều việc để đảm bảo đời sống hay tranh thủ làm thêm để tăng thêm thu nhập.

UNND và Sở VHTT&DL thành phố Hà Nội nên có chính sách riêng cho NNL thư viện cơng cộng.

- Có hỗ trợ tiền làm thêm thứ 7, luân chuyển, hay hỗ trợ về điều kiện ăn ở cho cán bộ thư viện.

- Có lương cho cán bộ thư viện, đào tạo bậc nào thì hưởng lương bậc đó. Việc cấp lương cho cán bộ thư viện cấp cơ sở như một số tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ đã thực hiện nhiều năm nay.

- Tiếp tục đầu tư cho hoạt động thư viện lưu động.

- Có nguồn ngân sách cho việc xây dựng trụ sở thư viện, trang thiết bị thư viện cấp huyện, thư viện cơ sở. Đầu tư cho thư viện xã mỗi năm khoảng từ 50 đến 100 triệu đồng, thư viện huyện khoảng 300 đến 500 triệu đồng để bổ sung vốn tài liệu và phục vụ các hoạt động khác.

Các cấp lãnh đạo trực tiếp nên có sự xem xét lại ở khâu tuyển dụng nhân sự. Bởi ngành TT- TV là ngành có nghiệp vụ riêng, bài bản phải được đào tạo thì mới có thể đáp ứng tốt cơng việc của mình.Việc tuyển dụng nhân sự khơng có chun mơn vào làm tại các Thư viện hay luân chuyển những cán bộ không làm việc được ở các bộ phận khác về phụ trách công tác thư viện

tại các Quận, Huyện là điều khơng nên bởi như thế vơ hình chung đã tạo ra lối tư duy cho rằng ai cũng có thể làm được thư viện, coi thường nghiệp vụ thư viện. Hay việc tuyển dụng những cán bộ khơng có chun mơn về TT- TV về rồi lại cho đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thì xem như là đầu tư lại từ đầu như thế thì vừa tốn kém vừa chất lượng đầu ra cũng không cao. Việc những cán bộ kiêm nhiệm, khơng có chun mơn chỉ nên chấp nhận đối với các thư viện Xã, phường và tủ sách cơ sở còn đối với thư viện Thành phố, Quận Huyện, Thị xã thì u cầu phải có chun mơn về TT-TV từ Cao đẳng trở lên. Nguồn nhân lực có chun mơn, thì sẽ hiểu kĩ hơn về cơng việc mình làm, mới có thể đam mê và u thích cơng việc của mình. Có như thế thì chất lượng hoạt động của hệ thống TVCC trên địa bàn Hà Nội mới được nâng cao.

3.2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện các VBQPPL về chính sách đối với cán bộ, hoạt động TT-TV phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với nhà nước: Đảng vả các bộ ngành có liên quan phối hợp với nhau để ban hành các văn bản có liên quan về thư viện phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Phối hợp với Bộ VHTT&DL để ban hành các quy định có liên quan đến tổ chức, hoạt động của thư viện. Theo dõi sát sao việc thực hiện những nội dung trong văn bản đã ban hành.

Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác TT-TV, coi việc đầu tư cho phát triển Thư viện là đầu tư co giáo dục, văn hóa, là đầu tư cho nguồn nhân lực. Trong các chương trình mục tiêu phát triển Quốc gia giành cho phát triển văn hóa giáo dục nên chú trọng nhiều hơn đến công tác thư viện, đẩy mạnh viêc ứng dụng CN-TT, nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực thư viện.

Bộ VHTT&DL phối hợp với các Bộ, ngành khác thanh mưu cho Chính phủ để nghiên cứu và hồn thiện các chính sách về thư viện phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Đề nghị Vụ Thư viện phối hợp với các ban ngành sớm có thơng tư liên Bộ liên quan đến thư viện cấp huyện và cơ sở, trong đó bao gồm những vấn đề cần quan tâm như:

- Kinh phí dành cho hoạt động thư viện huyện nên được bổ sung thêm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

- Vấn đề tiền lương và các chế độ khác (kể cả với cán bộ thư viện cơ sở) cần được xem xét nghiên cứu thoả đáng để động viên cán bộ yên tâm cơng tác, gắn bó với cơng việc.

- Tách thư viện ra khỏi cơ cấu của Phịng Văn hố hoặc Nhà Văn hoá để trở thành một đơn vị hành chính sự nghiệp độc lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện với ba biên chế trở lên để hoạt động hiệu quả và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đối với các Bộ, cơ quan liên quan đến công tác thư viện phải có sự điều chỉnh, phối hợp với nhau để ban hành những văn bản vừa hợp pháp vừa hợp lí, tránh có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, phù hợp với tình hình, yêu cầu mới của xã hội.

Nhanh chóng xây dựng và ban hành luật thư viện, giải quyết những vấn đề cịn tồn tại gây cản trợ cho cơng tác thư viện. Khi xây dựng luật thư viện cần chú ý đến một số vấn đề cụ thể:

Quy định về tài chính, phải có sự kết hợp của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, các bộ nghành trong việc đầu tư cho thư viện. Nguồn kinh phí cấp cho thư viện phải dựa trên sự kết hợp giữa thu nhâp bình quân của người dân và cấp theo đầu người, diện tích phải phụ vụ của thư viện.

Trong luật thư viện cần quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên thư viện. Cần có thêm yêu cầu cụ thể về cán bộ thư viện, không

kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp. Phải quy định rõ số lượng và trình độ chun mơn nhân viên đối với các loại hình thư viện cụ thể. Chế độ đại ngỗ nhân viên thư viện cũng cần được quan tâm nhiều hơn, bởi đây là một trong những điều kiện quan trọng để thu hút nguồn lao động chất lượng và cơ sở để học làm việc và gắn bó lâu dài với thư viện.

Luật thư viện cũng phải quy định quyền cơng dân trong thư viện. Trong đó quan tâm đến nhóm đối tượng đặc biệt (người già, người khuyết tât, các tù nhân, bệnh nhân…) đảm bảo cho mọi ngườ đều có quyền tiếp cận thơng tin, đều được sự dụng, được phục vụ, được tham gia các hoạt động thư viện công bằng như ngững người khác. Và cũng nêu rõ trách nhiệm nghĩa vụ của họ, có như vậy thư viện mới có thể phản ánh được những thành tựu mới nhất của xã hội của nghành, thực hiện tốt nhất “thiên chức” và tiến hành “xã hội hóa” trong sự nghiệp của mình.

Ngồi ra, trước khi ban hành luật thư viện cũng nên tiến hành nghiên cứu, tham khảo một số luật của các nước trên thế giới như Luật thư viện Hoa kì, Trung Quốc, Liên bang Nga…để có những điều chỉnh, có các chính sách nhằm “đi tắt đón đầu” góp phần hồn thiện pháp lí và phát triển sự nghiệp thư viện ở nước ta.

Đối với các bộ, nghành, cơ quan liên quan phải có sự điều chỉnh, phối hợp với nhau để ban hành những văn bản vừa hợp pháp vừa hợp lí, tránh có sự chồng chéo, mâu thuẫnn với nhau, phù hợp với tình hình, yêu cầu mới của xã hội.

- Cần có quy định cụ thể về văn bằng chứng chỉ, những quy định về thi chuyển nghạch cho cán bộ thư viện.

- Cần có những quy định cụ thể và một số điều chình về phụ cấp lãnh đạo để khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý về thư viện.

3.2.1.3 Nâng cao đời sống, thu nhập, phụ cấp độc hại cho cán bộ TVCC

- Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất cho thư viện. Đặc biệt, thư viện cần phải được trang bị các phương tiện hiện đại như máy vi tính với phần mềm quản trị dữ liệu thống nhất (trước mắt là phần mềm miễn phí CDS/ISIS do UNESCO cung cấp), máy in, máy photocopy... để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý nghiệp vụ thư viện và phục vụ bạn đọc. - Tích cực tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương xã hội hoá nhằm

tăng cường nguồn lực cho hoạt động thư viện từ các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội... đồng thời phát huy vai trò tự quản, tự phục vụ ở mỗi cộng đồng dân cư.

- Tập trung xây dựng điển hình tiên tiến có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa, sau đó nhân rộng điển hình trên địa bàn.

- Nắm vững tình hình thực tế của địa phương, áp dụng đúng quy chuẩn nghiệp vụ theo hướng dẫn của Thư viện Hà Nội, đồng thời phải kiểm tra, đánh giá, tổng kết kịp thời tình hình hoạt động thư viện của địa phương để đề đạt với các cấp có thẩm quyền quan tâm, đầu tư thích đáng.

3.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (sở VHTT&DL HN), các TVCC

3.2.2.1 Đẩy mạnh việc tuyên truyền, triển khai và áp dụng nghiêm túc các chính sách đối với cán bộ thư viện đã được bạn hành.

Sở VHTT&DL Hà Nội, các UBND và các thư viện trong hệ thống TVCC trên địa bàn Hà Nội hướng dẫn các thư viện, các cơ quan trực thuộc thực hiện nghiêm túc những quy định có liên quan đến hoạt động thư viện, đặc biệt là chính sách đối với NNL.

Nghiêm túc thực hiên những VBQPPL về thư viện và có liên quan đến công tác thư viện. Đặc biệt là vấn đề chính sách đối với NNL trong thư viện. Các cơ quan thư viện phải cập nhật thường xuyên những quy định. pháp quy,

nghị định, nghị quyết, các văn kiện, các tin tức thời sự, …..để mọi cơ quan thư viện có thể cập nhật nhanh chóng, thực hiện nghiêm túc và nâng cao hiểu quả trong quá trình hoạt động.

3.2.2.2 Cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ thư viện

Lãnh đạo Sở VHTT&DL Hà Nội, lãnh đạo UBND các cấp thuộc Tp Hà Nội và lãnh đạo các cơ quan Thư viện nên tạo cho các cán bộ trong cơ quan một môi trường làm việc thuận lợi về vật chất, bên cạnh đó cũng cuần có những động viên khích lệ tinh thần nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi để cán bộ có thể gắn bó với công việc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)