Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 63)

2.1. Những chính sách hiện hành của Nhà nước Việt Nam đốivới nguồn

2.1.4. Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc

Đảm bảo điều kiện làm việc đối với NNL thư viện chính là đảm bảo mơi trường làm việc và những điều kiện vật chất tinh thần cho đội ngũ NNL thư viện hoạt động trong hệ thống TVCC. Đồng thời giúp đội ngũ NNL phát huy được năng lực và sở trường của mình để nâng cao cơng tác.

Tại điều 21 Pháp lệnh thƣ viện nêu rõ:

Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư đối với thư viện như sau:

1. Đầu tư để đảm bảo cho các thư viện hưởng ngân sách Nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hoá, tự động hoá thư viện; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác thư viện;

2. Đầu tư tập trung cho một số thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng; ưu tiên đầu tư xây dựng thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam.

4. Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện của thư viện các tổ chức không hoạt động bằng ngân sách Nhà nước;

5. Ưu tiên giải quyết đất xây dựng thư viện;

6. Hỗ trợ, giúp đỡ việc bảo quản các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, khoa học của cá nhân, gia đình.

Tiếp đó, trong Chỉ thị 242-TTg ngày 13/06/19961 của Thủ tưởng Chính phủ “Về đẩy mạnh cơng tác văn hóa qn chúng trong các xí nghiệp, cơng trường, nông trường”, xác định nhiệm vụ củ thể của công tác thư viện đối với giai cấp công nhân, thư viện phải thật sự là trường học.

Bước sang thời kì đổi mới từ những năm 1986 trở về sau, hoạt động thư viện gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí đầu tư. Trước tình hình đó, Thơng tư liên Bộ số 97/TTLB/VHTTDL-TC ngày 16/9/1990 của Bộ VH-TT, TT&DL với Bộ Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với TVCC. Thơng tư này đã góp phần tháo gỡ khó khăn, đảm bảo ngân sách, điều kiện hoạt động và điều kiện làm việc cho nguồn nhân lực trong hệ thống TVCC. Đến năm 2002 Bộ VH-TT và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Liên Bộ số 4/2002/TTLT/BVHTT-BTC ngày 4/3/2002 sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 97 TTLB/VHTTDL-TC ngày 16/9/1990 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống TVCC trong cả nước. Trong hai năm 2013 và 2014 vừa qua Vụ Thư viện đã thực hiện chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong công tác thư viện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện chương trình nơng thơn mới ở nhiều TVCC cấp Tỉnh, Huyện như: Huyện Lý Sơn Tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Băc Cạn… Việc đầu tư đưa công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện đến hệ thống các TVCC trong cả nước tức là đầu tư về cơ sở vật chất và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này.

Nhưng vậy, trong quá trình đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến hoạt động thư viện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên hoạt động trong nghành thư viện nói chung và hệ thống TVCC nói riêng. Một trong số những kết quả đạt được đấy chính là mạng lưới thư viện cấp cở sở rộng khắp trong tồn thành phố Hà Nội.

2.1.5. Chính sách khen thưởng

Chính sách khen thưởng đối với NNL trong hệ thống TVCC Hà Nội áp dụng theo những quy định chung như nhiều lĩnh vực khác. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 thì các cơ quan đơn vị cần phải chú trọng những nội dung sau:

Điều 2. Nguyên tắc khen thƣởng

1. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, cơng tác.

2. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

3. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có q trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.

Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cũng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.

4. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.

Từ ngay 15-10/ 2014, cán bộ tham gia hoạt động cách mạng từ ngày 31/12/1944 trở về trước hoặc người được kết nạp Đảng trước ngày 19/08/1945; cán bộ tiền khởi nghĩa tham gia cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày 19/08/1945 và được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận; cán bộ hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ ngày

19/08/1945 đến ngày 30/04/1975 và cán bộ hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ... khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, đến tuổi nghỉ chế độ hoặc đã nghỉ chế độ mà chưa được khen thưởng (kể cả trường hợp đã hi sinh, từ trần) sẽ được xem xét khen thưởng quá trình cống hiến.

Thông tư cũng hướng dẫn về xét khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tồn quốc”. Thơng tư khẳng định, danh hiệu được xét tặng hàng năm cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số các cá nhân có 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, trong đó có 6 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Thông tư số 07/2014/TT- BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều Thi đua, khen thưởng năm 2013 hướng dẫn.

Ngồi ra, chính sách khen thưởng cịn tùy thuộc vào quyết định của các cơ quan chủ quản đối với cán bộ, NLĐ. Trong q trình thực thi về chính sách khen thưởng còn tùy thuộc vào quy định cụ thể hay cơ chế của nhiều cơ quan đơn vị khác nhau như TVHN cịn tùy thuộc vào chỉ tiêu và chính sách của Sở VHTT&DL Hà Nội, các cán bộ cấp huyện và cơ sở còn thủy thuộc vào từng đơn vị chủ quản. Chính sách khen thưởng có thể thay đổi hàng năm, như việc khen thưởng thường xuyên sẽ được duy trì và việc khen thưởng đột xuất thì cịn tùy thuộc vào những thành tích của các cá nhân tập thể trong trong năm.

2.2. Thực trạng việc thực thi chính sách về NNL trong hệ thống TVCC Hà Nội Hà Nội

2.2.1. Tại Thư viện Hà Nội Chính sách về tiền lương Chính sách về tiền lương

Thực hiện theo những quy định của nhà nước về chính sách tiền lương đối với cán bộ công nhân viên chức và người lao động. Thư viện Hà Nội trong những năm qua đã chi trả lương cho đội ngũ NNL theo quy định. Tại thư viện Hà Nội, tiền lương chi trả cho đội ngũ NNL tính theo nghạch chung,

thâm niên công tác của từng cán bộ công nhân viên và người lao động. Theo đặc điểm chung của NNL tại đây, việc chi trả lương được chia làm 3 nhóm.

- Cán bộ bộ lãnh đạo: 4 thành viên trong Ban giám đốc và 14 trưởng phó Phịng ngồi mức lương chung sẽ được hưởng thêm phụ cấp lãnh đạo như sau:

Ngoài mức lương cơ bản được tính theo quy định của Luật Viên chức, Luật Lao động thì các cán bộ lãnh đạo cịn được thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các TVCC theo Thông tư số 67/TT-VBHTT đối mới thư viện hạng II.

STT Chức vụ Hệ số phụ cấp chức vụ Giám đốc thư viện 0.8

2 Phó Giám đốc 0.6

3 Trưởng Phịng 0.4

4 Phó Phịng 0.2

Bảng 2: Hệ số phụ cấp chức vụ tại Thư viện Hà Nội

Cán bộ viên chức: cán bộ viên chức được hưởng lương theo quy định của Luật Viên chức. Hệ số lương (tùy theo bằng cấp) x 1150 nghìn đồng x Bậc lương / tháng. Trong 45 cán bộ viên chức thì có hưởng lương 10 cán bộ viên chức hưởng lương Bậc 1; 20 cán bộ hưởng lương Bậc 2; 15 cán bộ hưởng lương bậc 3 trong đó có 7 cán bộ hưởng lương theo hệ số bằng thạc sĩ, còn lại là bằng Đại học (2.34). Khơng có viên chức hưởng lương theo hệ số bằng Cao đẳng và Trung cấp.

- Cán bộ lao động bao gồm cán bộ hợp đồng 68 và hợp đồng ngắn hạn. Các cán bộ hợp đồng 68 (khóan cơng việc) được hưởng lương theo hệ số 100% . Trong đó có 42 người lao động hưởng lương theo hệ số bằng Đại học, 2 cán bộ bằng cao đẳng và 24 cán bộ người lao động hưởng lương theo hệ số trung cấp.

Người lao động kí hợp đồng lao động ngắn hạn được hưởng 85% theo mức lương chung. Trong những năm từ 2013 trở về trước tại thư viện Hà Nội có kí hợp đồng lao động theo hình thức là sau khi thử việc 3 tháng kí hợp đồng 3 tháng rồi đến 6 tháng, 1 năm và 2 năm. Nhưng từ giữ năm 2014 trở lại đây theo quy định mới của Sở VH TT&DL Hà Nội, đối với những NLĐ kí kết hợp đồng đã có thời gian làm việc tại cơ quan từ 2 năm trở lên thì được hưởng 100% lương theo mức lương tối thiểu của nhà nước.

Tại Thư viện Hà Nội, ngoài mức lương cơ bản này ra, các cán bộ nhân viên và người lao động khơng có thêm lương mềm nào khác như một số đơn vị hành chính sự nghiệp khác, thu nhập của NNL tại đây quanh năm cũng chỉ có mức như thế này. Các cán bộ nhân viên đã vào biên chế thì theo quy định chung là 3 năm thì sẽ lên một bậc.

Việc trả lương cho các cán bộ và người lao động tại cơ quan được ban Giám đốc quan tâm thường xun, khơng có hiện tượng chậm lương đối với các cán bộ công nhân viên và người lao động.

Qua kết quả điều tra về mức độ hài lòng về tiền lương của NNL đã vào biên chế tại cơ quan cho thấy có đến 78,6% NNL cho rằng khơng cảm thấy phù hợp về mức lương của mình tại cơ quan. Họ cho rằng tổng thu nhập của mình như thế là thấp so với mặt bằng chung của nhiều cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Cịn lại 18,5 % thì cho rằng họ tạm hài lịng về mực lương của mình. Tuy lương thấp, nhưng bù lại công việc không quá áp lực và họ có thể dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, con cái, cho bản thân.Số cịn lại cảm thấy hài lịng về mức lương của mình.

Ở nhóm NNL là lao động hợp đồng ngắn hạn, có đến 93,4% người lao động không cảm thấy hài lòng với mức lương hiện tại. Với họ, mức lương như vậy là quá thấp và không đảm bảo được nguồn kinh tế để trang trải cuộc sống tại thủ đô. Đa số những người lao động ngắn hạn tại cơ quan có độ tuổi dưới 30, nhiều bạn cịn phải đi th nhà. Chính vì thế mà với tổng thu nhập

như trên thì họ khó có thể trang trải một cuộc sống bình thường. Các bạn cho rằng, với mức lương như vậy thì họ vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ gia đình hoạc tìm cơng việc khác làm thêm để có thêm thu nhập. Trong số người lao động hợp đồng có 6,6% cảm thấy hài lòng, bản thân họ cũng cho rằng lương như vậy là quá thấp, nhưng họ đi làm khơng phải vì mục đích kinh tế mà cảm thấy hài lịng về mơi trường làm việc.

Như vậy có thể thấy, đa số NNL tại Thư viện Hà Nội không cảm thấy hài lịng về mức lương của mình. Họ đều cho rằng mức thu nhập như thế là quá thấp, song họ vẫn ở lại vì nhiều lý do khác nhau. Có một phần họ cảm thấy yêu công việc, yêu nghề và họ muốn cống hiến cho cơng việc của mình.Phần lớn họ cảm thấy lương thấp nhưng công việc không quá áp lực, họ có thể dành thời gian để chăm sóc gia đình. Một phần họ gắn bó với cơng việc vì khơng tìm được cơng việc ở nơi nào khác. Phần còn lại họ xác định ở lại và tìm thêm cơng việc để làm thêm, như bán hàng qua mạng, làm gia sư, kinh doanh…

Từ năm 2014 trở về trước, những NNL tham gia làm thêm vào thứ 7 sẽ được trả lức lương là 200% của một ngày công. Nhưng những người làm thứ 7 là tự nguyện, ai đăng kí thì làm; cịn đối với lao động hợp đồng thì sau 1 năm mới được đăng kí làm thêm vào ngày thứ 7. Nhưng từ tháng 2 năm 2015 do kinh phí hạn hẹp nên ban lãnh đạo cơ quan đã có sự thay đổi: đó là tất cả cán bộ, người lao động trong cơ quan đều phải đi làm thêm ngoài giờ vào thứ 7 và bù lại sẽ được nghỉ vào nửa ngày trong tuần nhưng không được trả lương. Điều này cũng dẫn đến thu nhập của một số cán bộ, người lao động có nhiều ảnh hưởng, Theo như trước đây thì có khoảng 10 đến 15 người đăng kí làm thêm vào ngày thứ 7 và như thế thì có thể có khoảng 5 người sẽ được làm khoảng 2 ngày thứ 7/ tháng. Như vậy thì mỗi cán bộ, người lao động cũng có thể có thêm khoảng 200 đến 400 nghìn đồng (đối với cán bộ lao động hợp đồng) hoặc từ 300 đến 800 nghìn đồng (đối với cán bộ đã vào biên chế). Việc

cắt giảm làm thêm thứ 7 có trả lương đã ảnh hưởng khơng nhỏ đối với một số cán bộ, đặc biệt là nhón cán bộ lao động hợp đồng.

Ngoài ra, tại Thư viện Hà Nội trong những năm từ 2010 trở lại đây, với sự hỗ trợ của quỹ SIF (Singapore Internationl Fund (Quỹ quốc tế Singapore) đã tổ chức hoạt động thư viện lưu động được thực hiện vào hàng tuần. Thư viện lưu động được thực hiện trong từ năm 2010 trở lại đây. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa sách đến với các em thiếu nhi ở vùng sâu vùng gia, giúp các em có thể tiếp cận với nền văn hóa đọc và góp phần thực hiện xã hội hóa cơng tác thư viện, xây dựng nơng thơng mới. Hoạt động này đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao lòng yêu nghề của NNL trong hệ thống TVCC ở Hà Nội và nâng cao vai trò của sự nghiệp thư viện trong thời đại mới. Hoạt động này đưỡ kí kết giữa qũy SIF và Thư viện Hà Nội. tại thư viện Hà Nội sẽ có khoảng 8 nhóm được chọn lựa và tình nguyện tham gia vào nhóm Thư viện lưu động luân phiên nhau, mỗi nhóm gồm 4 người và trừ những dịp lễ tết, một số kế hoạch đột xuất thì trung bình từ 2 tháng rưỡi đến 3 tháng các nhóm sẽ qũy vòng một lần tham gia lưu động. Với các nhón tham gia lưu động cũng được tính 200% lương/ ngày cơng.Mỗi lần đi thì cả nhóm phải tham gia phải phụ vụ 2 ngày tại một trường tiểu học ở các trường học thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện trong thành phố. Đối với các nhóm tham gia lưu động, thơng thường sẽ có 2 cán bộ trong đó có 1 cán bộ là trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)