Tại Thư viện Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 66 - 77)

2.2. Thực trạng việc thực thi chính sách về NNL trong hệ thống TVCC

2.2.1. Tại Thư viện Hà Nội

Chính sách về tiền lương

Thực hiện theo những quy định của nhà nước về chính sách tiền lương đối với cán bộ công nhân viên chức và người lao động. Thư viện Hà Nội trong những năm qua đã chi trả lương cho đội ngũ NNL theo quy định. Tại thư viện Hà Nội, tiền lương chi trả cho đội ngũ NNL tính theo nghạch chung,

thâm niên công tác của từng cán bộ công nhân viên và người lao động. Theo đặc điểm chung của NNL tại đây, việc chi trả lương được chia làm 3 nhóm.

- Cán bộ bộ lãnh đạo: 4 thành viên trong Ban giám đốc và 14 trưởng phó Phịng ngồi mức lương chung sẽ được hưởng thêm phụ cấp lãnh đạo như sau:

Ngoài mức lương cơ bản được tính theo quy định của Luật Viên chức, Luật Lao động thì các cán bộ lãnh đạo còn được thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các TVCC theo Thông tư số 67/TT-VBHTT đối mới thư viện hạng II.

STT Chức vụ Hệ số phụ cấp chức vụ Giám đốc thư viện 0.8

2 Phó Giám đốc 0.6

3 Trưởng Phòng 0.4

4 Phó Phịng 0.2

Bảng 2: Hệ số phụ cấp chức vụ tại Thư viện Hà Nội

Cán bộ viên chức: cán bộ viên chức được hưởng lương theo quy định của Luật Viên chức. Hệ số lương (tùy theo bằng cấp) x 1150 nghìn đồng x Bậc lương / tháng. Trong 45 cán bộ viên chức thì có hưởng lương 10 cán bộ viên chức hưởng lương Bậc 1; 20 cán bộ hưởng lương Bậc 2; 15 cán bộ hưởng lương bậc 3 trong đó có 7 cán bộ hưởng lương theo hệ số bằng thạc sĩ, còn lại là bằng Đại học (2.34). Khơng có viên chức hưởng lương theo hệ số bằng Cao đẳng và Trung cấp.

- Cán bộ lao động bao gồm cán bộ hợp đồng 68 và hợp đồng ngắn hạn. Các cán bộ hợp đồng 68 (khóan cơng việc) được hưởng lương theo hệ số 100% . Trong đó có 42 người lao động hưởng lương theo hệ số bằng Đại học, 2 cán bộ bằng cao đẳng và 24 cán bộ người lao động hưởng lương theo hệ số trung cấp.

Người lao động kí hợp đồng lao động ngắn hạn được hưởng 85% theo mức lương chung. Trong những năm từ 2013 trở về trước tại thư viện Hà Nội có kí hợp đồng lao động theo hình thức là sau khi thử việc 3 tháng kí hợp đồng 3 tháng rồi đến 6 tháng, 1 năm và 2 năm. Nhưng từ giữ năm 2014 trở lại đây theo quy định mới của Sở VH TT&DL Hà Nội, đối với những NLĐ kí kết hợp đồng đã có thời gian làm việc tại cơ quan từ 2 năm trở lên thì được hưởng 100% lương theo mức lương tối thiểu của nhà nước.

Tại Thư viện Hà Nội, ngoài mức lương cơ bản này ra, các cán bộ nhân viên và người lao động khơng có thêm lương mềm nào khác như một số đơn vị hành chính sự nghiệp khác, thu nhập của NNL tại đây quanh năm cũng chỉ có mức như thế này. Các cán bộ nhân viên đã vào biên chế thì theo quy định chung là 3 năm thì sẽ lên một bậc.

Việc trả lương cho các cán bộ và người lao động tại cơ quan được ban Giám đốc quan tâm thường xun, khơng có hiện tượng chậm lương đối với các cán bộ công nhân viên và người lao động.

Qua kết quả điều tra về mức độ hài lòng về tiền lương của NNL đã vào biên chế tại cơ quan cho thấy có đến 78,6% NNL cho rằng khơng cảm thấy phù hợp về mức lương của mình tại cơ quan. Họ cho rằng tổng thu nhập của mình như thế là thấp so với mặt bằng chung của nhiều cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Cịn lại 18,5 % thì cho rằng họ tạm hài lịng về mực lương của mình. Tuy lương thấp, nhưng bù lại cơng việc khơng q áp lực và họ có thể dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, con cái, cho bản thân.Số còn lại cảm thấy hài lòng về mức lương của mình.

Ở nhóm NNL là lao động hợp đồng ngắn hạn, có đến 93,4% người lao động khơng cảm thấy hài lịng với mức lương hiện tại. Với họ, mức lương như vậy là quá thấp và không đảm bảo được nguồn kinh tế để trang trải cuộc sống tại thủ đô. Đa số những người lao động ngắn hạn tại cơ quan có độ tuổi dưới 30, nhiều bạn cịn phải đi th nhà. Chính vì thế mà với tổng thu nhập

như trên thì họ khó có thể trang trải một cuộc sống bình thường. Các bạn cho rằng, với mức lương như vậy thì họ vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ gia đình hoạc tìm cơng việc khác làm thêm để có thêm thu nhập. Trong số người lao động hợp đồng có 6,6% cảm thấy hài lịng, bản thân họ cũng cho rằng lương như vậy là quá thấp, nhưng họ đi làm khơng phải vì mục đích kinh tế mà cảm thấy hài lịng về mơi trường làm việc.

Như vậy có thể thấy, đa số NNL tại Thư viện Hà Nội không cảm thấy hài lịng về mức lương của mình. Họ đều cho rằng mức thu nhập như thế là quá thấp, song họ vẫn ở lại vì nhiều lý do khác nhau. Có một phần họ cảm thấy yêu công việc, yêu nghề và họ muốn cống hiến cho công việc của mình.Phần lớn họ cảm thấy lương thấp nhưng cơng việc khơng q áp lực, họ có thể dành thời gian để chăm sóc gia đình. Một phần họ gắn bó với cơng việc vì khơng tìm được cơng việc ở nơi nào khác. Phần còn lại họ xác định ở lại và tìm thêm cơng việc để làm thêm, như bán hàng qua mạng, làm gia sư, kinh doanh…

Từ năm 2014 trở về trước, những NNL tham gia làm thêm vào thứ 7 sẽ được trả lức lương là 200% của một ngày công. Nhưng những người làm thứ 7 là tự nguyện, ai đăng kí thì làm; cịn đối với lao động hợp đồng thì sau 1 năm mới được đăng kí làm thêm vào ngày thứ 7. Nhưng từ tháng 2 năm 2015 do kinh phí hạn hẹp nên ban lãnh đạo cơ quan đã có sự thay đổi: đó là tất cả cán bộ, người lao động trong cơ quan đều phải đi làm thêm ngoài giờ vào thứ 7 và bù lại sẽ được nghỉ vào nửa ngày trong tuần nhưng không được trả lương. Điều này cũng dẫn đến thu nhập của một số cán bộ, người lao động có nhiều ảnh hưởng, Theo như trước đây thì có khoảng 10 đến 15 người đăng kí làm thêm vào ngày thứ 7 và như thế thì có thể có khoảng 5 người sẽ được làm khoảng 2 ngày thứ 7/ tháng. Như vậy thì mỗi cán bộ, người lao động cũng có thể có thêm khoảng 200 đến 400 nghìn đồng (đối với cán bộ lao động hợp đồng) hoặc từ 300 đến 800 nghìn đồng (đối với cán bộ đã vào biên chế). Việc

cắt giảm làm thêm thứ 7 có trả lương đã ảnh hưởng không nhỏ đối với một số cán bộ, đặc biệt là nhón cán bộ lao động hợp đồng.

Ngoài ra, tại Thư viện Hà Nội trong những năm từ 2010 trở lại đây, với sự hỗ trợ của quỹ SIF (Singapore Internationl Fund (Quỹ quốc tế Singapore) đã tổ chức hoạt động thư viện lưu động được thực hiện vào hàng tuần. Thư viện lưu động được thực hiện trong từ năm 2010 trở lại đây. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa sách đến với các em thiếu nhi ở vùng sâu vùng gia, giúp các em có thể tiếp cận với nền văn hóa đọc và góp phần thực hiện xã hội hóa cơng tác thư viện, xây dựng nông thông mới. Hoạt động này đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao lòng yêu nghề của NNL trong hệ thống TVCC ở Hà Nội và nâng cao vai trò của sự nghiệp thư viện trong thời đại mới. Hoạt động này đưỡ kí kết giữa qũy SIF và Thư viện Hà Nội. tại thư viện Hà Nội sẽ có khoảng 8 nhóm được chọn lựa và tình nguyện tham gia vào nhóm Thư viện lưu động luân phiên nhau, mỗi nhóm gồm 4 người và trừ những dịp lễ tết, một số kế hoạch đột xuất thì trung bình từ 2 tháng rưỡi đến 3 tháng các nhóm sẽ qũy vịng một lần tham gia lưu động. Với các nhón tham gia lưu động cũng được tính 200% lương/ ngày công.Mỗi lần đi thì cả nhóm phải tham gia phải phụ vụ 2 ngày tại một trường tiểu học ở các trường học thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện trong thành phố. Đối với các nhóm tham gia lưu động, thơng thường sẽ có 2 cán bộ trong đó có 1 cán bộ là trưởng nhóm là cán bộ đã thuộc cán bộ biên chế và 2 cán bộ là người lao động hợp đồng. Mỗi nhóm sẽ được hỗ trơ tiền xăng xe (tùy theo địa điểm mà nhóm đó đi phục vụ cùng với tiền nhà nghỉ đối với trường hợp nhóm phải đi ở vùng quá xa không thể về; nhưng tiền ăn thì phải tự túc) nên trên thực tế có nhóm đi thì mức tiền cơng có thể ít hơn so với mức quy định là 200% tiền lương mỗi ngày. Ngồi 4 thành viên trong nhóm lưu động của Thư viện Hà Nội, thì phải có 1 cán bộ thư viện cấp huyện tham gia hàng tuần vào hoạt

động thư viện lưu động này. Cán bộ thư viện Huyện sẽ hỗ trợ nhóm Thư viện lưu động của Thư viện Hà Nội làm công tác chọn địa điểm phục vụ lưu động và để các giáo viên, học sinh tại điểm đó hiểu hơn về cơng tác thư viện lưu động. Cơng việc này mang tính chất hỗ trợ cho thư viện cấp trên là thư viện Hà Nơi, cịn cán bộ thư viện cấp Huyện có thể tham gia phục vụ trực tiếp cùng nhóm thư viện lưu động hoặc không (không bắt buộc) nhưng hầu như tại điểm nào các cán bộ thư viện cấp huyện cũng nhiệt tình tham gia hoặc làm tốt cơng tác kết nối giữa thư viện Hà Nội và địa điểm đã được chọn. Song họ cũng không được nhận bất kỳ sự hỗ trợ về mặt kinh tế nào từ Thư viện Hà Nội, cơ quan chủ quản hay trường học mà đã được chọn làm địa điểm phục vụ thư viện lưu động.

Hoạt động thư viện lưu động chỉ kéo dài trong thời gian 3 năm và sắp kết thúc. Tuy rằng đây là cơng việc cực kì vất vả và có rất nhiều người khơng muốn tham gia. Song mặt khác cũng là hoạt động tạo thêm khoản lương chính đáng tuy rất ít ỏi đối với một số cán bộ, đặc biệt là cán bộ lao động hợp đồng.

Qua một số trao đổi với một số cán bộ tại thư viện Hà Nội, có ý kiến rất quan ngại trước sự việc làm thêm thứ 7 khơng cịn được trả lương và hoạt động thư viện lưu động sắp kết thúc. Cán bạn tỏ ra quá lo lắng vì cho rằng nếu khơng có thêm nguồn lương từ làm thêm thứ 7 thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức thu nhập của các bạn. Vì cơng việc làm thêm ngồi khơng có hoặc khơng ổn định nên họ vẫn thích được làm thêm thứ 7 có trả lương tại cơ quan.

Tiền lương chính là thu nhập được trả cho công sức lao động của mỗi cán bộ tại cơ quan. Việc lương q thấp và khơng có thêm bất kì nguồn thu nhập nào khác đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như cuộc sống của NNL tại thư viện Hà Nội. Tuy rằng, đại đa số cán bộ viên chức và người lao động làm việc tại Thư viện Hà Nội đều khơng hài lịng với mức lương hiện tại nên đa số cán bộ và người lao động tại Thư viện Hà Nội đã phải tự tìm cho mình cơng việc làm thêm để trang trải thêm cho cuộc sống.

Chính sách về chế độ phụ cấp độc hại

Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thơng tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ công chức, viên chức ngành Văn hóa - Thơng tin (sau đây gọi là Thơng tư số 26/2006/TT-BVHTT) trong đó quy định người làm cơng tác kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách, báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở mức 2: Hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.

Về cách tính và phương thức chi trả phụ cấp, tại khoản 1 Mục III Thông tư 26/2006/TTBVHTT quy định: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được

tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và khơng dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thực hiện theo đúng Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ cơng chức, viên chức ngành Văn hóa - Thơng tin (sau đây gọi là Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT). Thư viện Hà Nội thực hiện đúng quy định về nội dung của thông tư này. Tại đây, các cán bộ và người lao động là những người trực tiếp tiếp xúc với sách báo.

Như tại Phòng báo, cán bộ phải xử lý báo hàng ngày trung bình mỗi ngày cán bộ phải xử lý kỹ thuật và biên mục cho khoảng 40 tên báo và 10 Tạp chí. Trong các báo có chưa nhiều chì đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các cán bộ làm việc tại đây. Phòng Địa chí và thơng tin thư mục cũng là phịng chịu nhiều ảnh hưởng độc hại từ các loại tài liệu, với tính chất đặc thù của phịng, hàng ngày phịng cũng phải tiến hành trích bài cho khoảng 10 tên báo và tập

chữ hán, những tài liệu cổ được phục chế lại. Ngồi ra các phịng ban khác cũng thường xuyên tiếp xúc với sách báo, các loại tài liệu khác, các các bộ và người lao động phải vào kho để tổ chức và cung cấp tài liệu cho bạn đọc thường xuyên. Thực hiện việc bồi dưỡng phụ cấp độc hại cho NNL mà cụ thể là cán bộ công nhân viên biên chế theo hệ số 0,2 mức lương tối thiểu tức theo khung các ngành độc hại đã được quy định.

Chế độ thứ hai mà cán bộ cơng nhân viên được hưởng đó là phụ cấp chế độ độc hại, 4000 đồng/1 ngày được gọi là phụ cấp ngành bằng hiện vật.

Phụ cấp độc hại được áp dụng đối với cán bộ đã vào biên chế, còn các cán bộ trong diện lao động hợp đồng thì khơng được hưởng các chế độ phụ cấp này.

Chính sách về nâng cao trình độ, đào tạo, tham gia các tổ chức nghề nghiệp

- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn được coi là “thước đo” kiến thức

được tích lũy của một con người. Trình độ học vấn cũng như trình độ chun mơn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện nói chung và cơng tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện nói riêng.

Trình độ cán bộ TVHN

Sau Đại học Đại học Cao Đẳng

Dựa vào kết quả khảo sát được minh họa bằng biểu đồ đội ngũ cán bộ của Thư viện có trình độ học vấn đại học chiếm tỷ lệ đông đảo nhất (88.8,%), tiếp theo là trình độ sau đại học (8.6%) Cao đẳng là 3.7%. Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khơng nhỏ chứng tỏ sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo Thư viện và mong muốn nâng cao trình độ của bản thân cán bộ Thư viện góp phần vào sự nghiệp phát triển hoạt động thông tin - thư viện. Việc học lên bậc sau đại học để trở thành các thạc sĩ/tiến sĩ là điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện có thể tiếp thu thêm các phương pháp và nội dung chuyên môn sâu để áp dụng vào thực tiễn công tác. Tuy nhiên, qua khảo sát, chủ yếu trình độ học vấn cao nhất của các cán bộ tại Thư viện là thạc sĩ mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối với nguồn nhân lực thông tin thư viện ở việt nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (Trang 66 - 77)