Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 88 - 121)

CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2. Bài học kinh nghiệm

Nhìn lại chặng đường 17 năm (1997 - 2014) khôi phục và phát triển làng nghề thủ công, từ thành công cũng như những hạn chế, Đảng bộ tỉnh Hà Nam rút ra những kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, thường xuyên quán triệt và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ; lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đạt được trong công tác khôi phục và phát triển làng nghề suốt 17 năm qua là kết quả đúc kết của nhiều yếu tố. Trước hết, do có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối đó là sự tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào khu vực kinh tế nông thôn nhằm tạo ra sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nơng thơn bền vững. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Điều này được thể hiện rõ nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề qua các thời kỳ khác nhau. Trước năm 1986, chúng ta chỉ tập chung phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế cá thể, tư nhân nên các làng nghề theo nghĩa là là các đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các Hợp tác xã TTCN hoặc tổ hợp tác, đội ngành nghề trong các Hợp tác xã nơng nghiệp. Do trình độ quản lý của các HTX yếu kém đã kìm hãm sự phát triển của các làng nghề. Từ khi nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, các hộ gia đình được cơng nhận là chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phép hoạt động chính thức thì các làng nghề có điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển. Những năm gần đây, chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, mặt trái của cơ

chế mở cửa là hàng hố nước ngồi tràn ngập ồ ạt vào thị trường trong nước, làm cho sản phẩm của các làng nghề khó có thể cạnh tranh được. Có thể nói, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Do đó, để khơi phục và phát triển làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hà Nam luôn nhất quán khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đường lối của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động, là cơ sở pháp lý, là căn cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Hà Nam quán triệt, vận dụng và đề ra chủ trương khôi phục, phát triển làng nghề thủ công ở địa phương. Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh luôn bám sát chủ trương phát triển ngành nghề nông thôn của Đảng, căn cứ vào điều kiện cụ thể địa phương, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đề ra các nghị quyết với những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển làng nghề sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử; đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể, chính xác để thực hiện thành cơng các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền đã cụ thể hố thành các chương trình, kế hoạch phù hợp để phát triển các làng nghề thủ cơng, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tăng tổng thu nhập kinh tế cho địa phương, từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển ngày càng nhanh và mạnh.

Kinh nghiệm lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nam cho thấy cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, đánh giá khách quan những nhân tố thuận lợi, khó khăn tác động đến sự phát triển làng nghề; từ đó đề ra chủ trương đúng đắn là một trong những bài học kinh nghiệm thành công mà Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong những giai đoạn tiếp theo.

Hai là, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là nhận thức về vai trò của làng nghề cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời phát huy vai trò của các nghệ nhân.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi ở địa phương. Chính vì vậy, sự trưởng thành, phát triển của địa phương luôn gắn liền với sự trưởng thành mạnh mẽ của Đảng. Do đó, trong những năm 1997 - 2014, Đảng bộ tỉnh Hà Nam ln kiện tồn tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng bộ, chi bộ cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ khôi phục và phát triển làng nghề mà Đảng và Nhà nước đề ra. Tại các xã nghề, làng nghề, các tổ chức cơ sở đảng luôn là lực lượng tiên phong, tổ chức lãnh đạo trực tiếp nên việc phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong làng nghề, nâng cao trí tuệ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những việc làm được quan tâm hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Cán bộ là gốc của mọi công

việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nắm

vững tư tưởng đó, Đảng bộ phải coi trọng cơng tác cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt. Bởi vậy, tỉnh cần có kế hoạch tạo nguồn trước mắt cũng như lâu dài; lựa chọn, bồi dưỡng những cán bộ có phẩm chất chính trị và có năng lực, hiểu biết về nghề, có kiến thức kinh doanh theo sát tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất và các hộ kinh doanh tại các làng nghề; nắm bắt kịp thời với yêu cầu mới, phản ánh với các tổ chức Đảng để sớm đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất.

Thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến những thành quả của công tác khôi phục và phát triển làng nghề ở Hà Nam là nhờ một đội ngũ cán bộ luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, hết mình phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, gần gũi với quần chúng nhân dân, dám nghĩ dám làm. Trong 17 năm qua, họ có nhiều đóng góp tích cực trong việc qn triệt, tổ chức thực hiện mọi chủ trương của Đảng cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền các cấp để phát triển làng nghề. Tuy nhiên, năng lực

và trình độ của một số cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở vẫn chưa xứng đáng với với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bởi vậy, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng công tác rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo về kinh tế cho cán bộ cơ sở để họ có thể chủ động, tự tin trao đổi, hướng dẫn nhân dân cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển làng nghề. Hàng năm, tỉnh cần thực hiện tốt cơng tác rà sốt, bổ sung cán bộ quy hoạch; ưu tiên những người có trình độ đại học trở lên có chun ngành phù hợp; phải kịp thời phát hiện những nhân tố trẻ, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ những phong trào thi đua của địa phương để hình thành lớp cán bộ dự nguồn, bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo cấp cơ sở. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần có chính sách quan tâm cải thiện đời sống đối với đội ngũ cán bộ cơ sở phù hợp để họ n tâm gắn bó với cơng việc. Đặc biệt, các cấp uỷ Đảng cần chủ động lựa chọn những quần chúng ưu tú, các chủ doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất giỏi tham gia các khoá học bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Trong các làng nghề, nhất là ở các làng nghề thủ công truyền thống, nghệ nhân ln giữ vai trị “rường cột” của q trình sản xuất. Với đơi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, các nghệ nhân đã làm ra các sản phẩm có giá trị nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn hố dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề. Không chỉ tài hoa trong tay nghề, họ còn là người “giữ lửa” và trao truyền cho thế hệ trẻ nhiệt huyết, “sinh, tử” với nghề. Bởi vậy, Đảng bộ tỉnh cần quan tâm và có các chính sách ưu đãi đối với họ. Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hà Nam thường xuyên tổ chức xét và trao tặng danh hiệu cao quý cho những thợ giỏi, nghệ nhân và những cá nhân, tập thể đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của làng nghề. Kinh nghiệm này đã không ngừng khuyến khích, động viên các nghệ nhân sáng tác ra các sản phẩm độc đáo, truyền dạy bí quyết nghề cho các thế hệ sau.

Ba là, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, động viên, tổ chức quần chúng thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển làng nghề thủ công, chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong các làng nghề

Tiền nhân đã đúc kết: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, đến giữa thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặn: “Trên bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.”. Thấm nhuần tư tưởng đó, trong q trình

lãnh đạo khơi phục và phát triển làng nghề, Đảng bộ tỉnh Hà Nam luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân và coi dân là gốc rễ của sự phát triển. Từ đó, Đảng bộ ln động viên, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng. Mặt khác, các chủ trương của Đảng luôn được quần chúng ủng hộ tạo nên sức mạnh to lớn để hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra.

Qua 17 năm (1997 - 2014), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề thủ công đã chứng minh rằng, bao giờ Đảng gắn với dân, được dân tin tưởng và ủng hộ thì khi đó sẽ giành được thắng lợi, ngược lại, mọi nhiệm vụ phát triển làng nghề sẽ đi đến thất bại nếu xa rời dân. Vì vậy, trong quá trình hình thành đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung, và phát triển làng nghề nói riêng, Đảng bộ tỉnh ln xác định: Nhân dân trong các làng nghề thủ công vừa là người trực tiếp làm ra sản phẩm, vừa kinh doanh sản phẩm đó. Nhân dân cũng chính là người thực hiện chủ trương khơi phục và phát triển làng nghề, đồng thời là người kiểm chứng, đánh giá những chủ trương, chính sách đó có đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hay không. Và nhân dân cũng chính là người tham gia đóng góp ý kiến, bổ sung đường lối lãnh đạo của tỉnh. Bởi vậy, Đảng cũng phải lắng nghe ý kiến của quần chúng; mọi chủ trương, kế hoạch đều phải xuất phát từ lợi ích và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Để tận dụng và phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân, trong những năm 1997 - 2014, Đảng bộ tỉnh luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trị, vị trí của các làng nghề thủ cơng. Đặc biệt, nhằm tạo mọi điều kiện khuyến khích, động viên quần chúng nhân dân phát triển ngành nghề nông thơn, giải quyết những khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm… Đảng bộ tỉnh đã tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hiệp hội làng nghề. Thông qua tổ chức này, nhiều cơ sở sản xuất đã được trao đổi, cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, kinh tế, kỹ thuật… nhằm tạo ra sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất. Đồng thời, các tổ chức này cũng là nơi giải quyết mọi xung đột, bất hồ trong q trình làm nghề. Chính vì vậy, việc hình thành hiệp hội nghề thủ cơng là cần thiết.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh thường xuyên củng cố, phát triển Hội Phụ nữ. Hội góp nhiều cơng sức trong công tác vận động các chị em phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo nhiều việc làm cho Hội viên trong những lúc nông nhàn. Hội duy trì tổ tín chấp vay vốn ngân hàng chính sách xã hội cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn để mở rộng sản xuất; đồng thời du nhập thêm nghề mới; tích cực tuyên truyền, vận động chị em tham gia đào tạo nghề. Qua đó, khơng chỉ góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề ở nông thôn mà cịn mang lại lợi ích xã hội, là biện pháp hữu hiệu hạn chế tệ nạn xã hội.

Như vậy, với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, các nghị quyết mà Đảng bộ tỉnh Hà Nam đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn địa phương, từ lợi ích thiết thực của nhân dân nên luôn được nhân dân đồng thuận, hưởng ứng, trở thành động lực thúc đẩy các làng nghề thủ công phát triển.

Bốn là, xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ngành nghề thủ công thích hợp để phát huy nguồn nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên để khai thác mọi tiềm năng và lợi thế của địa phương.

Thực tiễn đã chứng minh, khơng ít địa phương có nhiều tiềm năng phát triển ngành nghề thủ cơng nhưng lại khơng được phát huy tốt. Vì vậy, muốn biến tiềm năng thành hiện thực thì vấn đề cốt yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo phải phát hiện đúng từng khâu, từng dạng và tìm ra hình thức, phương pháp tác động cho phù hợp. Để phát triển kinh tế làng nghề nhanh và bền vững cần nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả khai thác tối đa tiềm năng, phát huy nội lực của địa phương, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên.

Trong suốt chặng đường 17 năm khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đã tận dụng những thành tựu quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển kinh tế làng nghề cũng phải quan tâm chăm lo đến phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ mơi trường và cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng chú trọng cơng tác giáo dục và phát huy những giá trị văn hố truyền thống của làng nghề, để văn hóa vừa là động lực vừa là nền tảng tinh thần xã hội, phát huy ý chí tự lực, tự cường, tạo sức mạnh to lớn để vững bước tiến lên. Chính điều đó, sẽ giúp Hà Nam tiếp tục vững bước trên con đường phát triển cùng đất nước.

Năm là, cần có kế hoạch duy trì, phát triển làng nghề thủ công theo hướng Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước.

Khơi phục và phát triển làng nghề thủ công là một bộ phận của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Để các làng nghề thủ công phát triển bền vững, cần đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng; các chương trình, dự án phát triển làng nghề phải có tính khả thi trước mắt và lâu dài. Do vậy, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như:

Thường xuyên đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

Kinh nghiệm lãnh đạo phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nam cho thấy khoa học cơng nghệ phải đi trước một bước trong q trình khơi phục và phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH - HĐH. Trong 17 năm qua, Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 88 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)