Đảng bộ tỉnh Hà Nam vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 49)

7. Bố cục Luận văn

2.2. Lãnh đạo phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ

2.2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Nam vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng lãnh

Đảng lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ cơng

Trong giai đoạn 2005 - 2014, tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi mới. Trước hết là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó tạo nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngồi, song cũng đặt ra khơng ít những thách thức cho nền kinh tế nước nhà.

Trong bối cảnh đó, Hà Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và phát triển các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp nói riêng. Trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội XV và XVI, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn

kết cùng nhau thực hiện thắng lợi các chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề. Nhiều làng nghề hiện có được củng cố và mở rộng; một số làng nghề mới xuất hiện, phát triển ra địa bàn toàn tỉnh. Các sản phẩm làng nghề đã đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp của tỉnh. Trong đó, một số mặt hàng chủ lực: thêu ren, mây tre đan, nghề dệt có giá trị xuất khẩu lớn. Nhờ đó, các làng nghề đã tạo ra được nhiều việc làm tại chỗ cho nông dân, phát triển kinh tế địa phương, bước đầu làm thay đổi cơ cấu lao động nông thôn theo hướng: giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ. Có thể nói, bộ mặt làng nghề ngày càng thay đổi, người dân làng nghề hướng tới cuộc sống ấm no, giàu có.

Tuy nhiên, trên một số mặt vẫn còn tồn tại những điểm yếu kém. Các ngành nghề ở nơng thơn cịn phát triển tự phát, manh mún; sản phẩm, hàng hoá chưa có sức cạnh tranh cao. Cơ sở hạ tầng, vốn, nguồn nguyên liệu, mặt bằng sản xuất của các làng nghề còn thiếu nên cản trở việc sản xuất, kinh doanh. Lực lượng lao động có nhiều độ tuổi khác nhau nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu cơng nghệ, nâng cao trình độ tay nghề. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề chưa đồng bộ; nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, chưa trở thành động lực cho phát triển làng nghề.

Trước những khó khăn trên, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về phát triển ngành nghề nông thôn, đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình địa phương, làm nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển các thành phần kinh tế, phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.

Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đảng về tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần X, tháng 12/2005, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII đã diễn ra. Đại hội đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ trước, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ khái quát để đẩy mạnh sản

xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Đối với sản xuất công nghiệp, TTCN, Đại hội chủ trương: Khuyến khích mạnh các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế để thu hút thêm nhiều lao động; tăng cường công tác dạy nghề và dịch vụ việc làm. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hố kênh mương, giao thơng nơng thơn, các cơng trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động… Đồng thời, mở rộng phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ… [10]

Quán triệt tinh thần Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Hà Nam, tháng 11/2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Đề án “Phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010” với những mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006 - 2010) của làng nghề TTCN là 15,61%; giá trị xuất khẩu hàng TTCN trong các làng nghề đạt 15 triệu USD; giải quyết cho 15.000 lao động trên địa bàn có việc làm mới; đến năm 2010, mỗi xã có ít nhất một làng có nghề; Xây dựng hồn chỉnh 5 cụm TTCN - làng nghề. Đề án đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm là: Phải phát triển sản xuất với tốc độ cao, bền vững, đặc biệt là tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm TTCN, làng nghề; đồng thời xử lý tốt vấn đề môi trường tại các làng nghề để các làng nghề phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đề án vạch ra các giải pháp cụ thể để thực hiện đó là: Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun truyền, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ về phát triển CN - TTCN; Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển CN - TTCN cho đồng bộ; Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng ở các điểm cụm TTCN - làng nghề; Huy động vốn từ các nguồn khác nhau, thơng qua các chương trình, dự án, chính sách khuyến khích để dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh, huy động vốn tín dụng, nghiên cứu thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ và cơ

sở sản xuất của làng nghề vay vốn đầu tư. Đặc biệt, đề án mở ra một hướng đi mới cho các làng nghề thủ cơng là phát triển mơ hình du lịch - làng nghề, kết hợp điểm du lịch tại các làng nghề với các tua du lịch như: Điểm du lịch làng nghề thêu Thanh Hà; điểm du lịch làng nghề trống Đọi Tam kết hợp với du lịch Long Đọi Sơn; điểm du lịch làng nghề dệt Nha Xá với du lịch đến Lảnh Giang, đền Trần Thương; điểm du lịch làng nghề dệt Hoà Hậu với khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao; du lịch Ngũ Động Sơn - chùa Bà Đanh với làng gốm Quyết Thành…[76] Có thể nói, “Đề án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010” là một “cú huých” đáng kể nhất cho sự phát triển

làng nghề tỉnh Hà Nam. Ngày 13/12/2006, UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định số 1280/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trong Đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2006- 2010, UBND tỉnh ra Quyết định 418/QĐ-UBND ngày 13/4/2007 về tiêu chuẩn làng có nghề TTCN tỉnh Hà Nam và Quyết định 1421/QĐ- UBND ngày 16/11/2007 v/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm CN-TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015.

Tiếp đến ngày 12/4/2010, UBND tỉnh ra Quyết định số 09/2010/QĐ - UBND về việc ban hành quy chế xét công nhận làng nghề thay thế cho Quyết định 418 với các tiêu chí cụ thể sau:

1. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; các quy định của Tỉnh và địa phương;

2. Về kinh tế, có giá trị sản xuất TTCN chiếm tỷ trọng trên 20% so với tổng giá trị của làng;

3. Về sử dụng lao động, số lao động làm các nghề TTCN đạt trên 20% số lao động của làng;

4. Đảm bảo vệ sinh mơi trường và an tồn lao động theo các quy định hiện hành.

Những chủ trương trên đã có tác động tích cực đến sự phát triển của các làng nghề thủ công. Cùng với sự khôi phục của một số làng nghề thủ công truyền thống là sự xuất hiện của một số ngành nghề mới như khảm vở trứng, đan bèo, bẹ chuối, đính hạt cườm, ghép nứa sơn mài… Số lượng làng nghề tăng lên nhanh chóng, từ 51 làng nghề (năm 2005), tăng lên 163 làng nghề (năm 2010). Mục tiêu mỗi xã có ít nhất một làng nghề được thực hiện.

Tiếp tục quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng và đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cụ thể hố những vấn đề nơng nghiệp, phát triển nông thôn… Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII (tháng 10/2010) đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015: Giá trị sản xuất TTCN - làng nghề tăng bình quân 18,5%. Đến năm 2015, giá trị sản xuất TTCN - làng nghề đạt 3.746 tỷ đồng, chiếm 17% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội xác định: Khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề mới, tập trung đầu tư phát triển các làng nghề hiện đang có thị trường và lợi thế, đặc biệt quan tâm các làng nghề ở các địa phương thuần nông là một trong những phương hướng phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam, khuyến khích phát triển hộ nghề, xã nghề, cụm TTCN - làng nghề ở các xã gắn với việc hình thành các cụm TTCN - làng nghề ở cấp huyện, tổ chức liên kết với các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thương mại, đưa nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hố, gắn với việc tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Đại hội cũng đề ra một số giải pháp cơ bản đó là: Giải pháp về quy hoạch, giải pháp về thị trường, giải pháp về nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động, giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm

môi trường, giải pháp về tổ chức sản xuất và kinh doanh trong làng nghề, giải pháp về nguồn nguyên liệu, giải pháp về công tác quản lý nhà nước… [11]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục xây dựng đề án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015. Đề án đánh giá thực trạng phát triển làng nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: Những mặt hàng có nhiều ưu thế phát triển sản xuất như: mây tre đan, thêu ren, vải lụa ln chiếm vị trí cao về giá trị sản xuất và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Giá trị xuất khẩu của ba mặt hàng này chiếm 66% đến 73% so với tổng giá trị xuất khẩu; Những mặt hàng: vải dệt, gốm mỹ nghệ, gỗ, thực phẩm, đồ uống vẫn duy trì ổn định, đóng góp đáng kể cho giá trị sản xuất hàng TTCN, luôn đạt 39 - 40% giá trị sản xuất hàng TTCN. Trên cơ sở đó, Đề án vạch ra mục tiêu cho phát triển làng nghề giai đoạn 2011 - 2015 là: Giá trị sản xuất TTCN - làng nghề tăng bình quân 18,8%, đến năm 2015 đạt 3.700 tỷ, tăng 2 lần so với năm 2010; Giá trị xuất khẩu hàng TTCN tăng bình quân 10,3%/năm, đến năm 2015 đạt: 48 triệu USD, tăng 1,6 lần so với năm 2010; Đến năm 2015, đào tạo nghề cho 12.000 lao động; Củng cố và phát triển các ngành nghề TTCN, các làng nghề, phấn đấu đến năm 2015, có thêm 25 làng nghề được cơng nhận; Hoàn chỉnh 03 cụm TTCN-Làng nghề: Cụm Nha Xá - xã Mộc Nam - huyện Duy Tiên, cụm Bắc Lý - xã Bắc Lý - huyện Lý Nhân, cụm Nguyên Lý - xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân.

Đề án cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là: Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020; Thực hiện tốt Đề án phát triển doanh nghiệp làng nghề giai đoạn 2011 - 2015, trong đó tập trung vào các Dự án: tư vấn, hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đổi mới cơng nghệ, tìm hiểu thị trường cho làng nghề; Tập trung triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có mơi trường làng nghề.

Các giải pháp chủ yếu thực hiện: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác phát triển doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với làng nghề.[77]

Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015”, ngày 19/7/2013, Tỉnh uỷ Hà Nam ra Chỉ thị số 16-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với nhiệm vụ phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Chỉ thị đã nêu ra những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác lãnh đạo phát triển làng nghề trong những năm qua; đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân trong việc đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; Uỷ ban nhân dân các cấp tiến hành rà soát việc triển khai thực hiện quy hoạch làng nghề, đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ phát triển làng nghề trong giai đoạn tới; Tập trung chỉ đạo, củng cố, duy trì phát triển làng nghề hiện có theo cơ chế thị trường gắn với mục tiêu xây dựng nơng thơn mới; Khuyến khích thành lập các Doanh nghiệp, các Hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, Hiệp hội nghề trong các làng nghề để có đủ điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu sản phẩm làng nghề; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ để quảng bá sản phẩm truyền thống của địa phương… quan tâm xây dựng thương hiệu của các sản phẩm làng nghề...; Chú trọng phát triển làng đa nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các ngành nghề hướng đến khai thác lợi thế về lao động và nguyên liệu tại địa phương…[56]

Những nhiệm vụ được Chỉ thị 16-CT/TU đề ra nhằm củng cố và phát triển làng nghề, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho nhiều ngành nghề mới.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đưa ra kế hoạch 588/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh việc củng cố và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh ta có thêm 25 làng nghề được cơng nhận. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp - làng nghề bình qn 18,8%.

Để giải quyết khó khăn về thiếu nguồn lao động có chun mơn cho các làng nghề, ngày 20/5/2011, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra Quyết định số 584/QĐ-UBND về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Với quyết định này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho một lực lượng lớn lao động ở nông thôn tham gia học nghề nhằm giải quyết việc làm trong những lúc nông nhàn.

Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại được đẩy mạnh đã tạo cơ hội cho tỉnh Hà Nam mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế toàn diện, nhưng cũng đặt ra khơng ít thách thách khi các sản phẩm thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)