Thực trạng phát triển làng nghề thủ công ở Hà Nam trước năm 1997

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 28 - 35)

7. Bố cục Luận văn

1.2. Tỉnh Hà Nam và thực trạng làng nghề thủ công trƣớc năm 1997

1.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề thủ công ở Hà Nam trước năm 1997

Hà Nam có nhiều làng nghề nổi tiếng được hình thành từ rất sớm, trong đó có những nghề xuất hiện cách đây hàng nghìn, hàng trăm năm như: nghề làm trống làng Đọi Tam (xã Đọi Sơn - huyện Duy Tiên) được hình thành từ đầu thế kỷ X, làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam - huyện Duy Tiên) xuất hiện từ thế kỷ XIII, hay làng gốm Quyết Thành có cách đây 400 năm; làng thêu ren Thanh Hà cũng có cách đây hơn một thế kỷ (1893)… Trải qua những

thăng trầm của lịch sử, các làng nghề thủ cơng có nhiều biến động, lúc hưng thịnh, lúc suy thối, thậm chí có những làng nghề bị mai một.

Dưới thời phong kiến, các làng nghề thủ công ở Hà Nam đã xuất hiện nhưng chưa phát triển mạnh, người thợ thủ công đồng thời cũng là người nông dân, họ vẫn thực hiện cơng việc chính yếu của nhà nơng và vẫn chịu sưu dịch như nông dân làng xã.

Thời Pháp thuộc, mặc dù thực dân Pháp thi hành một loạt các chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa nhưng các ngành nghề thủ công ở Hà Nam vẫn phát triển, có xu hướng mở rộng. Bên cạnh đó, một số ngành nghề mới xuất hiện như: thêu ren, khai thác đá... Bởi vậy, số người hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng tăng. Cho đến những năm 1930, tỷ lệ người làm nghề thủ công trong dân cư của một số tổng ở huyện Duy Tiên như sau: tổng Hồng Đạo có 13% dân số làm nghề hàng xáo, dệt vải, đăng ten; tổng Tiên Xá có 16% dân số làm nghề thợ may, thợ mộc; tổng Trác Bút có 11% dân số làm các nghề thợ mộc, thợ nề; tổng Mộc Hoà có 27% dân số làm nghề dệt vải, hàng xáo, làm đậu phụ. Các tổng ở huyện Lý Nhân cũng gần giống như vậy: tổng Cơng Xá có 15% dân số làm các nghề thợ mộc, dệt vải, đan lát; tổng Vũ Điện có 13% dân số làm các nghề dệt vải, hàng xáo, may mặc; tổng Ngu Nhuế có 25% dân số làm các nghề thợ mộc, đan lát, làm bánh; tổng Cao Đà có 40% dân số làm thợ mộc [51]. Tuy nhiên, đến những năm 1946 - 1954, các làng nghề thủ công cũng như các cơ sở sản xuất TTCN bị đình đốn do chiến tranh phá hoại. Đặc biệt, trong những năm 1952 - 1953, các ngành nghề TTCN của tỉnh bị giảm sút ghê gớm: trên 1.000 khung dệt vải, hàng chục lị gốm, lị rèn, đúc gang, cơ khí, làm gạch ngói… ngừng sản xuất.

Hồ bình lập lại ở miền Bắc cho đến trước ngày đất nước thống nhất (1954 - 1975), đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc được hồn tồn giải phóng, có điều kiện hịa bình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn ở miền Nam, tạm thời nằm dưới

quyền kiểm soát của đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai. Để tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến, năm 1956, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sát nhập lại thành tỉnh Nam Hà. Thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đề ra (tháng 9/1954) là: Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế một cách có kế hoạch, từng bước mở rộng giao lưu kinh tế giữa thành thị và nông thôn... các ngành nghề tiểu thủ công của tỉnh dần được phục hồi và bước vào thời kỳ phát triển mới cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Nam Hà. Tính đến cuối năm 1954, trên địa bàn tỉnh có 16.000 khung dệt vải khổ hẹp và 80 khung dệt khổ rộng hoạt động, sản xuất được 196.616m2 vải bán ra thị trường. Nghề gốm sản xuất được hơn 82.980 sản phẩm các loại. Các cơ sở sản xuất nông cụ cũng sản xuất được trên 40.000 lưỡi cày, diệp cày và nhiều công cụ khác phục vụ cho sản xuất… Tuy nhiên, số người tham gia hoạt động thủ cơng nghiệp vẫn cịn hạn chế. Năm 1957, cả tỉnh có trên 13,9 nghìn người làm các ngành nghề thủ cơng nghiệp (chiếm gần 3% dân số của tỉnh lúc bấy giờ), trong đó có khoảng 9.000 người làm các ngành nghề chuyên nghiệp dưới các hình thức cá thể, hộ gia đình.

Kết thúc giai đoạn khơi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Trung ương Đảng chủ trương tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN. Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (tháng 11/1958) đã chỉ ra nhiệm vụ với miền Bắc lúc này là đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện về kinh tế và xã hội đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu thủ và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh. Quán triệt chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nam Hà đã tập trung lãnh đạo nhân dân tiến hành hành cuộc cách mạng quan hệ sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông dân cá thể nói chung, và đối với các hộ sản xuất thủ cơng, tiểu thương nói riêng. Cuối năm 1958, phong trào hợp tác hoá được đẩy mạnh và nhanh chóng trở thành cao trào. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những HTX

TTCN đầu tiên, bước sang năm 1959, số thợ thủ công tham gia HTX ngày càng nhiều. Đến giữa năm 1960, phần lớn các HTX TTCN được chuyển lên bậc cao, nhiều HTX có quy mơ từ 300 - 500 xã viên. Có những HTX có quy mơ lên đến hàng nghìn hộ, tiêu biểu như HTX dệt Hoàng Tân (xã Hoà Hậu - huyện Lý Nhân) có 1.200 hộ, sử dụng 2.000 lao động, đảm bảo đời sống cho 4.000 nhân khẩu và đạt sản lượng tới 20 triệu mét vải. Tính đến năm 1961, tồn tỉnh có 91,5% thợ thủ cơng tham gia HTX TTCN, trong đó có 22,4% tham gia HTX bậc cao; quy mơ HTX được mở rộng, 53% số HTX có từ 30 - 100 xã viên, 7% số HTX có quy mơ từ 100 - 300 xã viên. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của các làng nghề thủ công Hà Nam, nhiều sản phẩm được xuất sang nước ngoài như năm 1955, HTX mây tre Ngọc Động được thành lập và ký được hợp đồng xuất khẩu sang các nước Đông Âu thông qua công ty xuất nhập khẩu. Hay nghề dũa ở Đại Phu (xã An Đổ - huyện Bình Lục) trong những năm 1960 - 1964, đã tạo được niềm tin đối với khách gần, xa, mỗi năm làm ra hàng triệu sản phẩm, xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Lào, Campuchia… Sau hợp tác hố, thủ cơng nghiệp dần dần kết hợp với công nghiệp quốc doanh địa phương, phát huy tác dụng hỗ trợ cho công nghiệp quốc doanh Trung ương phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và xuất khẩu. Như vậy, thời kỳ này, phương thức sản xuất tập thể thống trị, các làng nghề thủ công với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các HTX TTCN hay các tổ hợp nghề hoặc các đội ngành nghề trong HTX Nông nghiệp, những người thợ thủ công trở thành xã viên của HTX, họ hoạt động sản xuất theo kế hoạch được giao và xã viên được Nhà nước bán gạo, thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng theo tiêu chuẩn tem phiếu.

Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hơn 30% cơ sở, xí nghiệp cơng nghiệp của tỉnh bị địch bắn phá; việc cung ứng nguyên vật liệu khó khăn, song sản xuất cơng nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển khá mạnh nhằm cung cấp tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp kháng chiến và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Năm 1975, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước cùng tiến lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1976, tỉnh Nam Hà sát nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đây là nguồn cổ vũ lớn lao để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đoàn kết, bắt tay vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980). Từ năm 1981 đến năm 1985, là thời kỳ đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp của Hà Nam Ninh nói riêng cũng như trên cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn do trình độ quản lý trong các HTX TTCN yếu kém, dẫn đến các yếu tố tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp duy trì quá lâu đã hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Thêm vào đó, nguồn nguyên vật liệu thiếu thốn làm cho sản xuất bị giảm sút, nhiều làng nghề bị mai một, suy tàn…

Nhằm khắc phục những sai lầm và tháo gỡ khó khăn trong quản lý kinh tế - xã hội, năm 1986, Đảng khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mọi hoạt động kinh tế sang hạch tốn xã hội chủ nghĩa. Theo đó, các hợp tác xã TTCN lần lượt được giải thể, sức lao động được giải phóng, các làng nghề thủ cơng có điều kiện phục hồi và phát triển. Ở làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên), các hộ gia đình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi gia đình trong làng có từ 1 đến 2 máy dệt trở lên … Trong giai đoạn 1986 - 1990, sản phẩm trống của làng nghề Đọi Tam được làm ra khá nhiều với trên 8000 chiếc/năm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ được mở rộng ra khắp cả nước, mà còn được xuất sang cả nước ngồi chủ yếu là Liên Xơ và các nước Đông Âu như hàng thêu ren An Hoà (xã Thanh Hà - huyện Thanh Liêm) được xuất khẩu sang Liên Xô cũ, Pháp, Ý, Ba Lan. Một số mặt hàng mây tre, đồ gỗ, sơn mài … cũng được xuất sang nhiều nước Châu Âu.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hoạt động của các làng nghề có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi Liên Xơ và các nước

Đông Âu là thị trường truyền thống của Việt Nam bị sụp đổ. Dẫu vậy, nhiều làng nghề trong tỉnh đã nhanh chóng thích ứng và bắt kịp thời đại, mở rộng sản xuất và phát triển thị trường, đưa sản phẩm tới các thị trường Châu Âu, Mỹ và các nước trong khu vực. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề phát triển đa dang. Chẳng hạn như tại làng nghề thủ công sừng mỹ nghệ Đô Hai (xã An Lão - huyện Bình Lục), các hộ sản xuất trong làng thành lập các tổ, nhóm để sản xuất nhằm tăng cường lực lượng sản xuất và trang thiết bị máy móc. Nhờ đó, mối quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất chặt chẽ hơn, các làng nghề dần khắc phục được những khó khăn về nguồn nguyên vật liệu và đầu ra cho sản phẩm.

Đặc biệt, bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, phát triển làng nghề được hoạch định. Chủ trương “Hiện đại hố cơng nghệ truyền thống và truyền thống hố cơng nghệ hiện đại” của Đảng cũng như việc thể chế hoá hàng loạt pháp lệnh, luật như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư… chương trình cho vay vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng… đã tạo môi trường pháp lý cho các làng nghề phát triển và nhiều làng nghề mới được hình thành. Vì vậy, các làng nghề trong tỉnh chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; người thợ thủ công không ngừng học hỏi, cải tiến mẫu mã; hàng loạt sản phẩm mới phong phú, đa dạng được khách trong và ngoài nước ưa chuộng, ký hợp đồng tiêu thụ. Nhiều làng nghề được khách hàng trong và ngoài nước về tận làng ký hợp đồng mua bán, trong đó có những hợp đồng lớn người dân trong làng không làm hết được, họ phải phân công cho các công ty, tổ hợp trong tỉnh, ngoài tỉnh làm gia cơng. Nhờ đó, hoạt động sản xuất của các làng nghề vẫn phát triển cho đến ngày nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, Hà Nam có điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội mang nét đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Đó là những yếu tố có tính chất quyết định chi phối tới đời sống kinh tế, văn hố, xã hội của cư dân vùng đồng bằng sơng nước. Để duy trì được cuộc sống tại vùng chiêm trũng, người dân Hà Nam đã sớm thích nghi với vùng sinh thái này. Ở đây, họ đã xác lập cho mình một hệ thống nông nghiệp lúa nước hồn chỉnh bao gồm trồng trọt, chăn ni. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu trao đổi hàng hoá, các ngành nghề thương mại, dịch vụ cũng phát triển.

Mặc khác, với những giá trị lịch sử và tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, tài ngun thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động… Hà Nam là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như khai thác thế mạnh thúc đẩy sự hình thành và phát triển các làng nghề nói riêng. Thực tiễn cho thấy, các làng nghề thủ công ở Hà Nam khá đa dạng và phong phú, có nhiều làng nghề được hình thành và tồn tại hàng trăm năm. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hố, đồng thời vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua những thăng trầm lịch sử, các làng nghề ở Hà Nam có nhiều biến động, lúc phát triển rực rỡ, lúc suy thối, thậm chí có nghề bị thất truyền. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển làng nghề trong giai đoạn tiếp theo.

CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

THỦ CÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)